Thư viện sách nơi cửa Phật
Thư viện sách tại chùa Sàng, xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam) mỗi ngày thu hút nhiều bạn trẻ và các em học sinh trong làng, ngoài xã đến đọc và mượn sách, góp phần đáng kể vào việc phát triển văn hóa đọc ở nông thôn.
Trò chuyện với chúng tôi, sư thầy Thích Đàm Nam – người trụ trì chùa Sàng cho biết: “Ý tưởng thành lập thư viện này là của anh Trần Văn Thuấn và các bạn trong thôn Sàng. Nhận thấy việc các em nhỏ hiếu học luôn phải đi lên tận huyện để có thể mua hoặc đọc được những cuốn sách hay trong khi hoàn cảnh gia đình các em lại khó khăn nên các bạn trẻ đã nảy ra ý tưởng mở một thư viện nhỏ trong làng để phục vụ nhu cầu của các em học sinh và giữ gìn văn hóa đọc cho người dân địa phương…”.
Thấy đây là một ý tưởng hay và thật sự có ý nghĩa, sư thầy Thích Đàm Nam đã đồng ý cho mượn 3 gian nhà nhỏ trong khuôn viên chùa Sàng để làm địa điểm mở một thư viện sách nhỏ. Và như thế là một thư viện nhỏ nơi làng quê nghèo đã được hình thành ngay trong đất Phật.
Sư thầy Thích Đàm Nam đang giới thiệu các đầu sách quý trong thư viện chùa Sàng.
Trò chuyện với chúng tôi, sư thầy tâm sự: “Ban đầu khi nhận được lời đề nghị của Thuấn với các bạn trẻ trong làng, thầy cũng cảm thấy rất băn khoăn vì không biết mở thư viện ra rồi có thu hút được các cháu nhỏ và mọi người đến đọc không, hay lại chỉ để như vậy cho đẹp thôi thì không hiệu quả. Nhưng thật sự chỉ sau một tháng mở cửa thì thư viện đã thu hút được khá nhiều người đến đọc, nhất là các em học sinh trong và ngoài làng…”.
Lúc đầu số lượng sách trong thư viện của chùa rất hạn chế, chỉ khoảng trên dưới 100 cuốn sách, chủ yếu là các cuốn do các bạn trẻ trong làng quyên góp và một số sách Phật học của nhà chùa đem ra phục vụ nhu cầu bạn đọc. Tuy nhiên đến nay, số lượng đầu sách đã tăng lên một cách đáng kể do được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
Sư thầy cho biết: “Đại đa số các đầu sách đều được Thuấn và các bạn đem từ Hà Nội về thông qua việc vận động người thân và kêu gọi qua Internet… Mặt khác, các cháu nhỏ trong làng sau một vài lần đến thư viện đọc sách đã lên lớp giới thiệu cho nhiều bạn trong làng, ngoài xã biết để đến chùa đọc sách. Đến nay, thư viện chùa Sàng đã có khoảng trên 2.000 đầu sách khác nhau về nhiều lĩnh vực, nguồn tri thức quý báu từ sách được đến gần với các em học sinh và người dân trong thôn hơn”.
Video đang HOT
Thư viện có nhiều đầu sách khác nhau phục vụ các tầng lớp độc giả.
Được biết, sách trong thư viện hiện nay gồm 6 loại chính: Sách tham khảo từ cấp tiểu học đến cấp THPT; sách tham khảo đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học; sách nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt; sách y tế; truyện giải trí cho các em học sinh, đặc biệt là những bộ sách về kỹ năng sống. Ngoài ra, không thể thiếu các cuốn sách Phật học quý giá hướng con người ta đến lòng hướng thiện và sự thanh thản trong tâm hồn. Chính vì sự phong phú và đa dạng đó mà thư viện hiện thu hút rất nhiều người đến đọc và mượn sách. Có lúc cao điểm, thư viện đón tới hàng trăm lượt người mỗi ngày. Đây có thể xem là một điều rất đáng mừng cho việc giữ gìn và phát triển văn hóa đọc cho người dân địa phương. Tuy nhiên, khi chia sẻ với chúng tôi, sư thầy Thích Đàm Nam cũng mong muốn nhận được sự ủng hộ và quan tâm của tất cả mọi người cũng như chính quyền địa phương để thư viện được khang trang và sạch đẹp hơn nữa, góp phần vào việc phát triển văn hóa đọc cho người dân trong thôn, ngoài xã.
Gia Đông
Theo dân trí
Cổ tích cải biên: Vết dằm nhức nhối
Bộ truyện tranh cổ tích Việt Nam cải biên đã để lại những hệ lụy không nhỏ cho thị trường sách và cả sự lệch lạc trong nhận thức của thế hệ trẻ nhưng không được cơ quan chức năng ngăn chặn.
Việc truyện cổ tích được làm mới với ngôn ngữ hiện đại, nhí nhố, nhân vật hài hước, "xì-teen", cách ăn nói ứng xử lệch lạc, đi ngược với những giá trị truyền thống... một dạo đã rộ lên làn sóng lên án, phản đối của độc giả và trên các phương tiện truyền thông. Nhưng mới đây, dư luận râm ran trở lại khi trên các trang mạng xuất hiện nhiều hình ảnh, lời thoại vô cùng đáng lo ngại từ truyện cổ tích cải biên này.
Đừng tưởng ngưng phát hành là xong
"Tấm! Tao cấm mày xào nấm với giấm rồi cơ mà? Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm", "Tấm! Mày hâm à? Mày câm à? Sao mày đâm thủng cái mâm?", "Kể từ ngày đó, sau mỗi bữa ăn Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng...". Đây là một trong những lời thoại ít phản cảm nhất kèm minh họa "gây choáng" của truyện cổ tích cải biên Tấm Cám đang "phát tán" mạnh mẽ trở lại trên các trang mạng. Kéo theo đó, dư luận cũng điểm lại, chỉ trích những chi tiết làm mới biến dạng cổ tích trong bộ truyện đã từng được xuất bản trước đó.
Ông Vương Quốc Thịnh, Giám đốc Công ty Artsign - đơn vị đã sáng tạo, làm mới và cho phát hành bộ truyện tranh cổ tích cải biên này (phần 1 gồm 20 tập truyện), khẳng định truyện tranh Tấm Cám vừa được đề cập là bài thi tốt nghiệp của một sinh viên Trường Đại học Văn Lang. "Chúng tôi không còn đầu tư cho thể loại này nữa nên không lên tiếng cải chính cho sự nhầm lẫn này của người đọc. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng có một số vấn đề tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Chúng tôi vẫn hoàn toàn tin tưởng vào giá trị nhân văn của bộ sách.
Các tập truyện cũng đã được Sở Thông tin - Truyền thông, Cục Xuất bản kiểm duyệt mới cho phát hành. Tôi nghĩ những người chịu trách nhiệm kiểm duyệt đã rất công tâm rồi. Độc giả có những ý kiến trái chiều, nhiều người lên án nhưng chúng tôi cũng nhận được không ít thư phản hồi tích cực, đồng tình ủng hộ và khuyến khích cách làm mới" - ông Vương Quốc Thịnh nói.
Một số hình ảnh và nội dung truyện cổ tích cải biên
Tuy nhiên, ngoài Tấm Cám nói trên thì những dẫn chứng của bạn đọc về cách thể hiện lời thoại "nhí nhố, khó chấp nhận" của bộ truyện tranh được Artsign phát hành chính thức cũng vô cùng phong phú. Nhiều người có lý do để lên án bộ truyện cải biên không phù hợp với những chuẩn mực giá trị truyền thống này.
Ông Nguyễn Thế Truật, Phó Giám đốc NXB Trẻ - đơn vị đầu tiên hợp tác với Artsign in ấn bộ truyện cổ tích cải biên, cho biết đơn vị đã ngừng hợp tác từ năm 2010. Sau này, Artsign phối hợp với NXB Giáo dục và Công ty Cổ phần Đầu tư Phương Nam thực hiện tiếp nhưng cũng không đạt kết quả khả quan, lại bị dư luận lên án. Ông Vương Quốc Thịnh cho biết sau đó đơn vị cũng không tiếp tục phát hành bộ truyện này.
Nhưng không phải ngưng phát hành là xong, sự lan truyền trên mạng là một minh chứng.
Không bị thu hồi mới lạ!
Xôn xao không kém trong thời gian gần đây là bài văn hóa thân vào nhân vật Cám kể lại câu chuyện cổ tích này, được một học sinh thể hiện bằng ngôn ngữ "rất gần" với truyện tranh cải biên: "Đang chơi hội vua ban lệnh thử giày, mẹ và tôi cùng thử nhưng giày con nào mà bé thế, bố tao cũng không ních vào được... Đên ngày giỗ bô nó cũng biêt đường vác mặt mà vê. Bây giờ oai như cóc rôi, bà sẽ cho mày môt phen".
Truyện ma kinh dị, game bạo lực đã ảnh hưởng rất rõ, chi phối lối sống của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Ai nói rằng cổ tích làm mới, hài hước chọc độc giả cười nhưng ngôn ngữ "gây sốc" ấy lại không để lại hệ lụy cho những nhận thức lệch lạc trong suy nghĩ, tâm hồn của độc giả ở lứa tuổi thanh thiếu niên? Mọi nỗ lực sáng tạo luôn được khuyến khích nhưng nếu đó là sự dễ dãi, làm biến dạng các giá trị thì cần phải xem lại.
Mai An Tiêm bán dưa hấu nói với khách: "Hàng hiếm mà ông anh!", công chúa con vua Thủy Tề gọi Thạch Sanh "anh đẹp trai gì ơi", Lang Liêu tham gia cuộc thi Vào bếp với người nổi tiếng để làm món ăn dâng vua Hùng... Có nhìn ở góc độ chia sẻ với "nỗ lực làm mới" của đơn vị làm sách thế nào cũng không chấp nhận được cuộc cải biên quá lố đến như thế.
Theo đại diện Công ty Phát hành sách TPHCM (FAHASA), ngay khi dư luận lên tiếng phản đối bộ truyện vào năm 2010, đơn vị đã trả toàn bộ các bản sách về cho đơn vị sản xuất. Ông Vương Quốc Thịnh vẫn cho rằng bộ truyện có đầu ra khá tốt, hiện tại đã bán hết trên thị trường.
Nếu so với Sát thủ đầu mưng mủ - đã phải tạm thu hồi vì áp lực dư luận trước đây - thì những ảnh hưởng, hệ lụy của bộ truyện tranh cổ tích cải biên còn hơn gấp nhiều lần.
Bà Nguyễn Lệ Chi, Giám đốc Công ty Chibooks, lên tiếng: "Mỗi thể loại sách đều hướng phục vụ cho một đối tượng nhất định. Luật Xuất bản đến nay vẫn có những quy định, tiêu chí cụ thể về việc thu hồi một đầu sách nhưng tôi cho rằng với một xuất bản phẩm sai lệch giá trị truyền thống, ảnh hưởng đến nhận thức thế hệ thì thu hồi là điều cần làm".
Theo người lao động
Ở Việt Nam, có những cách hành xử tồi tệ hơn "bún mắng, cháo chửi" Trong mắt của một tour guide thâm niên hơn 11 năm, có những cách cư xử "thiếu văn hóa" của người Việt Nam còn đáng xấu hổ hơn nhiều. Không phải văn hóa kém mà do luật chưa nghiêm? Là một tour guide (hướng dẫn viên), đã từng đi qua nhiều nơi, chứng kiến sự lịch thiệp đến chuyên nghiệp của người Hội...