Thư viện như cung điện của Huawei
Nằm ở giữa khu phức hợp nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở Đông Hoản, Trung Quốc, thư viện Sanyapo của Huawei có hơn 90.000 đầu sách.
Khu phức hợp 1,9 tỷ USD
Thư viện Sanyapo là một phần trong khu nghiên cứu và phát triển sản phẩm Ox Horn Campus của công ty Huawei, doanh nghiệp viễn thông công nghệ Trung Quốc. Tổ hợp được hoàn thiện từ 2019, với tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD. Là công trình nội bộ, thư viện chỉ phục vụ nhân viên làm việc trong khu vực và khách tham quan của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm đến này nhanh chóng nổi tiếng và trở thành một trong những thư viện được tìm kiếm nhiều nhất ở Trung Quốc nhờ không gian đẹp và kiến trúc ấn tượng.
Mô phỏng kiến trúc châu Âu
Video đang HOT
Tòa nhà của Huawei ở Đông Hoản được xây dựng với kiến trúc, nội thất được mô phỏng theo Thư viện Quốc gia Pháp – Richelieu. Hướng dẫn viên cho biết dự án này lấy nhiều cảm hứng từ di tích mang tính biểu tượng, nhưng vẫn tôn trọng tính độc bản của công trình gốc, kết hợp thêm yếu tố đổi mới thiết kế, để tri ân đến những cung điện văn hóa cổ điển thế giới. Đây cũng là đặc trưng chung của khu phức hợp R&D Đông Hoản, với các tòa nhà được lấy cảm hứng từ những công trình nổi tiếng, nét kiến trúc nổi bật của châu Âu. Sảnh được thiết kế theo hình bầu dục, với 16 cột trụ kiểu La Mã đối xứng, kết nối với các ô cửa sổ trên trần nhà. 16 bảng tên được gắn bên trên là các đô thị quốc tế như Bắc Kinh, New York, Paris. Những thành phố đại diện cho các nền văn minh cổ Rome, Byzantium và Alexandria cũng được tri ân cho các đóng góp vào nền triết học, khoa học, hội họa nhân loại.
Hơn 90.000 đầu sách với 20 ngôn ngữ
Thư viện Sanyapo có tổng cộng 90.000 đầu sách với khoảng 110.000 đơn vị tổng cộng. Các nội dung này được chọn lọc bởi nhà sách Eslite, từ hơn 20.000 nhà xuất bản nổi tiếng khắp thế giới. Thư viện có sách từ 20 ngôn ngữ. Ngoài các loại phổ biến như tiếng Anh, Đức, Trung, Pháp, Nhật… nơi này trưng bày cả các loại sách bằng tiếng Do Thái, Ba Tư, những thứ tiếng cổ xưa nhất. Là thư viện của một doanh nghiệp công nghệ lớn, Sanyapo được áp dụng nhiều công nghệ quản lý thông qua dữ liệu lớn, quản lý và kiểm soát mất cắp sách. Công trình được xây dựng nhằm hỗ trợ người làm công việc sáng tạo (nghiên cứu, phát triển sản phẩm), có thêm cảm hứng và ý tưởng.
Những thư viện trường đại học đẹp đến choáng ngợp
Thư viện các trường đại học có tuổi đời khác nhau, nét kiến trúc khác nhau nhưng đều gây ấn tượng vì có thiết kế ngoạn mục và những bộ sưu tập sách đáng giá.
1. Thư viện Joe và Rika Mansueto (Đại học Chicago, Mỹ): Khánh thành năm 2011, thư viện Joe và Rika Mansueto gây ấn tượng với thiết kế có mái vòm làm bằng kính, tạo điều kiện hoàn hảo để sinh viên nhìn ra ngoài cho mắt nghỉ ngơi. Không chỉ đẹp, phù hợp với người đọc, thư viện này còn thân thiện với môi trường vì mái vòm kính được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và giảm việc sử dụng đèn điện vào ban ngày. Nhiệt độ và độ ẩm của thư viện cũng được kiểm soát cẩn thận để đảm bảo 3,5 triệu đầu sách được lưu trữ trong điều kiện hoàn hảo. Ảnh: Jahn.
2. Thư viện Hachioji (Đại học Mỹ thuật Tama, Nhật Bản): Được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Nhật Toyo Ito, thư viện Hachioji mang cảm giác của một nhà thờ hoặc cung điện hiện đại. Hiện, thư viện có khoảng 77.000 đầu sách tiếng Nhật, 47.000 đầu sách nước ngoài và 1.500 ấn phẩm định kỳ. Sách ở thư viện này hầu hết liên quan lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc để phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu của sinh viên. Ảnh: Tama Art University.
3 . Old Library (Trinity College, Ireland): Long Room là nơi nổi tiếng nhất ở Old Library vì chứa đầy những cuốn sách cổ và hàng loạt tượng bán thân làm bằng đá cẩm thạch. Theo Times Higher Education, Old Library được xây dựng từ năm 1712 đến năm 1732, hiện chứa 200.000 đầu sách rất cổ. Thư viện hiện cũng lưu trữ bản sao hiếm hoi của Tuyên bố Phục sinh năm 1916 của Cộng hòa Ireland và một cây hạc cầm tinh xảo từ thế kỷ 15. Ảnh: Conde Nast Traveler.
4. Thư viện Geisel (Đại học California, San Diego, Mỹ): Kiệt tác thư viện mang cảm giác của một bộ phim khoa học viễn tưởng này chính là thành quả của kiến trúc sư William Pereira vào cuối những năm 1960. Ban đầu, thư viện có tên là University Library Building, nhưng sau đó đổi tên để vinh danh vợ chồng nhà văn, họa sĩ Audrey và Theodor Geisel vì những đóng góp của họ trong việc cải thiện khả năng đọc viết cho trẻ em. Ảnh: The UC San Diego Library.
5. Thư viện Les Aigues (Đại học Pompeu Fabra, Tây Ban Nha): Thư viện Les Aigues vốn được xây dựng với mục đích ban đầu là làm nơi chứa nước cho công viên Parc de la Ciutadella gần đó. Từ năm 1999, nơi này được cải tạo thành thư viện và vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ kính với phần mái vòm dài 65 m, cao 12 m. Trước khi trở thành thư viện như ngày nay, tòa nhà này cũng từng được sử dụng cho nhiều mục đích trong suốt 100 năm, từ nơi ở của người già, nhà kho cho đội cứu hỏa cho đến bãi đậu xe của cảnh sát... Ảnh: Flickr.
6. Thư viện và Trung tâm học tập (Đại học Kinh tế Vienna, Áo): Trước khi qua đời vào năm 2016, kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid đã kịp tạo ra siêu phẩm để đời chính là Thư viện và Trung tâm học tập tại Đại học Kinh tế Vienna. Thư viện này gây ấn tượng với phần bên ngoài là loạt đường nét sắc sảo, mang phong cách tương lai, còn bên trong là những hành lang, bức tường màu trắng sáng bắt mắt. Ảnh: Zaha Hadid Architects.
7. Thư viện George Peabody (Đại học Johns Hopkins, Mỹ): Tọa lạc trong khuôn viên Mount Vernon tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, thư viện George Peabody được mệnh danh là một trong những thư viện đại học đẹp nhất thế giới. Thư viện này được thành lập từ năm 1878, hiện vẫn còn lưu giữ được nét kiến trúc cổ kính và loạt bộ sưu tập gắn liền với dòng chảy lịch sử nước Mỹ. Ảnh: LocationsHub.
Khu phức hợp Sky Villas đầu tiên tại Việt Nam - Sunshine Crystal River tầm cỡ như thế nào? Tây Hồ Tây; công nghệ thi công nội thất lần đầu tiên được áp dụng cho một dự án nhà ở tại Việt Nam; bể bơi mái cao và dài nhất, tuyến phố thương mại trên không đầu tiên và dài nhất Tây Hồ Tây... Tây Hồ Tây; công nghệ thi công nội thất lần đầu tiên được áp dụng cho một dự...