Thư viện mở cửa 24 giờ trong ngày hút độc giả tại Trung Quốc
Khi Mặt Trời lặn và thành phố chìm trong màn đêm tĩnh mịch, một địa điểm công cộng vẫn sáng đèn, đây là nơi sinh viên, nhân viên văn phòng hoặc bất cứ ai cần nơi yên tĩnh để đọc sách, học tập vào giờ muộn tìm đến.
Đó là thư viện hoạt động 24/24 đang thịnh hành khắp Trung Quốc.
Thư viện Bắc Kinh. Ảnh: Global Times
Ngoài việc mở cửa 24 giờ và đa đạng thể loại sách, các thư viện này còn được trang bị toàn diện, bao gồm nước, ổ cắm điện và phòng vệ sinh. Một số thậm chí còn cung cấp dịch vụ đồ ăn uống. Theo báo cáo của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), các thư viện này vẫn đông đúc ngay cả vào các đêm ngày thường trong tuần.
Đối với Ye (25 tuổi) người Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, thư viện mở cửa 24 giờ tại địa phương là một nguồn tài nguyên vô giá khi cô đang chuẩn bị cho kỳ thi công chức. Cô cho rằng giờ mở cửa của thư viện truyền thống không đáp ứng được nhu cầu học tập của mình.
“Các thư viện địa phương truyền thống thường mở cửa lúc 9 giờ sáng và đóng cửa vào 10 giờ tối, điều này không thuận tiện cho những người đi làm như tôi. Tôi chỉ có thể tập trung học vào sáng sớm hoặc tối muộn”, Ye chia sẻ.
Video đang HOT
Giờ đây, Ye thường xuyên lui tới thư viện mở cửa 24 giờ tại Uy Hải hầu như mỗi ngày trong tuần làm việc, dành từ hai đến ba tiếng đồng hồ tại đó. Mặc dù cơ sở vật chất không đầy đủ – thiếu nhà vệ sinh và nước – nhưng cô vẫn đánh giá cao môi trường yên tĩnh. Cô bổ sung: “Không khí tại thư viện này rất tốt cho việc học tập, mặc dù có một số người ngủ lại đây hoặc để sách lung tung”.
Tương tự như vậy, Ma, một sinh viên 20 tuổi tại tỉnh An Huy, thường đến thư viện mở cửa 24 giờ ở Huai’an. Trong những kỳ nghỉ dài như nghỉ hè và nghỉ đông, cô ấy đến đó hầu như mỗi ngày dành 9 tiếng đồng hồ mỗi lần để học các môn như khoa học máy tính, tiếng Anh và luật.
Một người dùng mạng xã hội họ Luo thường đến thư viện 24 giờ ở quận Xicheng, Bắc Kinh đánh giá: “Nơi này đông người đọc sách hơn là làm việc, và những người khác đang chuẩn bị cho kỳ thi. Không khí khá yên bình. Lượng người đến vào ban đêm đã gia tăng đáng kể, bao gồm cả người có con nhỏ và người đi làm, nhưng hầu hết đến đó để đọc sách. Cảm giác khá thư giãn. Bây giờ, ngoài quán cà phê, còn có một nơi khác để tôi đến vào buổi tối sau giờ làm việc”.
Một độc giả tại thư viện tỉnh Giang Tô. Ảnh: Global Times
Tại một thư viện ở quận Triều Dương của Bắc Kinh, nhiều nhân viên văn phòng tụ tập để đọc sách và thư giãn sau giờ làm việc. Không gian này mang đến môi trường thanh bình, nơi họ có thể “chữa lành” với một cuốn sách hay. Thư viện Quận Triều Dương đã bắt tay một hiệu sách địa phương, nhằm mục đích giúp việc mượn và trả sách thuận tiện hơn, đồng thời bồi dưỡng thói quen đọc sách cho cư dân địa phương bằng những không gian chất lượng cao. Tian Zhuangzhuang, một nhân viên tại thư viện ngày 3/9 nói với tờ Global Times rằng độc giả có thể tiếp cận hơn 5.800 cuốn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau tại đây, bao gồm lĩnh vực kinh tế và quản lý, khoa học xã hội và văn học… Thư viện cũng được trang bị máy khử trùng sách để đảm bảo trải nghiệm đọc sách an toàn và lành mạnh.
Thư viện Bắc Kinh thuộc Thư viện Thủ đô Trung Quốc (CLCN) tọa lạc tại quận Thông Châu, là một trong nhiều thư viện mở cửa 24 giờ mọc lên khắp cả nước. Kể từ khi mở cửa vào tháng 12/2023, khu vực hoạt động 24 giờ của thư viện đã thu hút gần 35.000 độc giả chỉ riêng trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến nửa đêm.
Zhang Fa, một đại diện của CLCN, ngày 2/9 đã chia sẻ với tờ Global Times về việc thành lập khu vực mở cửa 24 giờ: “Sáng kiến này nhằm mục đích phục vụ những độc giả có thể gặp khó khăn khi đến thư viện trong giờ làm việc, giúp đảm bảo rằng các dịch vụ thư viện dễ tiếp cận hơn. Bằng cách cung cấp dịch vụ ngay cả khi thư viện chính đóng cửa, khu vực 24 giờ đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của độc giả khác nhau, hoàn thành sứ mệnh thúc đẩy kiến thức trong cộng đồng”.
Tính đến cuối năm 2023, Trung Quốc có 3.246 thư viện công cộng với tổng cộng 1,44 tỷ cuốn sách, tăng 5,6% so với năm 2022.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Global Times)
Nature: Phát hiện nhiều loại virus mới tại trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc
Hơn 100 loại virus được phát hiện trong trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, một số trong đó là virus mới và có khả năng lây sang người.
Hai công nhân vận chuyển lông thú tại một nhà máy ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Đây là kết quả của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature ngày 4/9. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà khoa học cảnh báo rằng việc nuôi động vật có vú như chồn để lấy lông có thể khiến các loại virus mới dễ dàng lây lan từ tự nhiên và tạo các đợt bùng phát mới.
Nhà virus học Edward Holmes tại Đại học Sydney (Autstralia) nói rằng ông cảm thấy ngành chăn nuôi động vật lấy lông trên toàn cầu là một trong những lĩnh vực có khả năng gây ra một đại dịch mới.
Giáo sư Holmes là đồng tác giả của một nghiên cứu mới xem xét mối nguy hiểm tiềm tàng do virus gây ra tại các trang trại chăn nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, quốc gia được cho là ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào cuối năm 2019.
Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA từ các mẫu phổi và ruột của 461 động vật vốn thuộc các loài được nuôi trong trang trại lấy lông như chồn, thỏ, cáo và lửng chó... đã chết vì bệnh trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2024. Hầu hết chúng sống trong trang trại chăn nuôi lấy lông ở các tỉnh như Hà Bắc, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Liêu Ninh. Một số cũng được nuôi để làm thực phẩm hoặc thuốc Đông y, trong khi khoảng 50 con là động vật hoang dã. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 125 loại virus, bao gồm 36 loại mới. Trong đó, có 39 virus được đánh giá có "nguy cơ cao" lây chéo các loài, thậm chí lây cả sang người.
Một số virus như viêm gan E và viêm não Nhật Bản đã được ghi nhận có lây sang người. Trong đó còn có 7 loại virus Corona, nhưng chúng không liên quan gần đến Sars-CoV-2 vốn gây COVID-19.
Virus khiến giáo sư Holmes lo ngại nhất là Pi-BatCoV HKU5 trước đây từng được phát hiện ở dơi nhưng nay được tìm thấy trong phổi của hai con chồn nuôi. Đây là họ hàng của virus Corona gây Hội chứng Hô hấp cấp Trung Đông (MERS). "Việc virus này lây từ dơi sang chồn nuôi là hồi chuông cảnh báo. Loại virus này cần được theo dõi", ông Holmes nhấn mạnh.
Người ta tin rằng có hàng nghìn loại virus chưa biết đến đang lưu hành trong các loài động vật có vú hoang dã. Các nhà khoa học lo ngại rằng trang trại nuôi thú lấy lông có thể khiến động vật nuôi mắc phải những loại virus như vậy, từ đó lây nhiễm cho con người.
Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi tăng cường giám sát động vật nuôi lấy lông, đặc biệt là chồn, lửng chó và chuột lang, những loài được ghi nhận là có nguy cơ cao nhất. Đan Mạch từng tiêu hủy toàn bộ quần thể chồn nuôi vì lo ngại COVID-19 vào năm 2020.
Thời huy hoàng của các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tại Trung Quốc đã kết thúc Theo kênh CNN của Mỹ ngày 3/9, nhiều hãng sản xuất ô tô nước ngoài từng thống trị thị trường Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, kỷ nguyên vàng son đó đang dần khép lại khi các nhà sản xuất xe điện (EV) nội địa đang làm đảo lộn thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Xe ô tô chạy...