Thư viện đáng ước ao của sinh viên ĐH Cambridge
Hầu hết sinh viên đều ao ước một lần được đặt chân đến thư viện tuyệt vời này!
Đại học Cambridge (Anh) luôn được xướng danh trong top các trường đại học đứng đầu thế giới. Không chỉ nổi bật về chất lượng giáo dục cao, cơ sở vật chất tốt cùng với môi trường hoạt động tích cực dành cho sinh viên quốc tế. Ngôi trường này còn có hệ thống thư viện rất hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu của học viên.
Thư viện Đại học Cambridge là một hệ thống thư viện với nhiều thư viện nhỏ. Nổi bật là thư viện chính, tiếp sau là các thư viện Betty và thư viện Gordon Moore, thư viện Luật, thư viện Khoa học Trung tâm… Đặc biệt có cả một thư viện Công cộng dành riêng cho những người không trực thuộc trường Cambridge.
Nếu như Thư viện chính Đại học Cambridge (thường được gọi tắt là UL) nổi bật với kiến trúc cổ được xây dựng từ những năm 1930 thì Thư viện Công cộng lại có kiến trúc không khác gì một tòa lâu đài để phục vụ trẻ em, học sinh nhỏ tuổi, người cao tuổi… đến đọc sách và giải trí. Thư viện Khoa học Trung tâm được xây dựng hoàn toàn bằng kính vô cùng độc đáo.
Các sinh viên trường Cambridge luôn tự hào vì hệ thống thư viện hoành tráng của trường mình. Số lượng đầu sách tại đây cũng đạt mức khổng lồ, mỗi năm lại bổ sung thêm 80.000 cuốn và hàng nghìn cuốn sách được quyên góp từ nhiều nguồn khác nhau.
Khác với nhiều ngôi trường khác, sinh viên đến với thư viện có thể tự do tra cứu và sao chép tài liệu để biến thành tư liệu học tập cá nhân. Việc mượn sách cũng không hề khó khăn nhờ sự trợ giúp của máy tính tự động và tài khoản trực tuyến của cá nhân sinh viên. Hơn hết, những sinh viên trong ngôi trường nổi tiếng này cũng có ý thức học tập và ý thức giữ gìn sách rất tốt.
Một số hình ảnh về thư viện của ngôi trường đáng mơ ước này:
Thư viện chính cổ kính khi nhìn từ bên ngoài
Video đang HOT
Thư viện Công cộng có kiến trúc không khác gì một tòa lâu đài
Thư viện Khoa học Trung tâm được xây dựng hoàn toàn bằng kính
Thư viện Công cộng có sự tham gia của cả người lớn tuổi
Bên trong thư viện
Phòng đọc
Một phòng riêng phục vụ các trẻ em
Một góc học tập
Hệ thống máy tính giúp tra cứu sách dễ dàng
Hành lang thông thoáng
Không gian phía ngoài thư viện phục vụ cho việc nghỉ ngơi
Thư viện tuyệt đẹp vào buổi tối
Theo Tiin
"Báo động đỏ" ở thư viện trường đại học, cao đẳng
Thư viện nhiều trường đại học, cao đẳng đang ở tình trạng "báo động đỏ" với cơ sở vật chất chưa đáp ứng kịp, giáo trình thư viện quá cũ không đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên.
Khi các trường đại học, cao đẳng chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ, chú trọng việc tự học và nghiên cứu của sinh viên, vai trò của thư viện được nâng cao rõ rệt. Sinh viên đến thư viện trường tìm tài liệu nhiều hơn so với trước.
Nhưng theo ông Trần Duy Tạo, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ Giáo dục-Đào tạo, thực trạng cơ sở vật chất, giáo trình của thư viện nhiều trường hiện nay đã không thể đáp ứng được nhu cầu của cán bộ, giảng viên, sinh viên học tập và nghiên cứu.
Và ngược lại, chính sinh viên lại chưa đủ khả năng tiếp cận với giáo trình mới. Tình trạng thư viện "lão hóa, giáo trình "mọc râu" không còn xa lạ đối với không ít sinh viên nhiều trường cao đẳng và đại học.
Sinh viên Đại học Mỏ-Địa chất Nguyễn Đình Mạnh bày tỏ: "Có những giáo trình ở thư viện khoa và trường gần như không thể sử dụng vì quá "nát" về hình thức (giáo trình nhập về từ những năm 1970, 1980). Mình có hỏi thủ thư, chỉ biết là quyển đó họ không xuất bản nữa. Nhiều giáo trình "hiếm," sinh viên muốn mượn phải tiếp cận với những giáo sư, phó giáo sư."
Một góc của thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên-Huế.
Ca thán về giáo trình cũ, không cập nhật cái mới là chuyện xưa, thư viện nhà trường được sinh viên thời nay coi là nơi... giải trí, thậm chí là nơi ngủ. Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Kiên, Hiệu trưởng Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội cho biết với đặc thù là trường đào tạo kỹ thuật đa chuyên ngành thuộc các lĩnh vực về mỏ, địa chất, dầu khí, trắc địa-bản đồ, cơ điện..., sách báo tiếng Việt, tiếng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng.
Mặt khác, do hạn hẹp về kinh phí nên nhiều loại sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu còn thiếu. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm chất lượng phục vụ cho cán bộ, giáo viên, sinh viên nghiên cứu thấp, không đáp ứng được yêu cầu.
Một số thư viện tại các khoa gần như không hoạt động, thiếu sự liên kết với thư viện trường. Nhà trường chưa có cơ sở xuất bản các tài liệu nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu cho cán bộ, giáo viên cũng như sinh viên. Trớ trêu hơn khi giáo trình mới nhập về bằng tiếng Anh để phục vụ việc nghiên cứu nhưng sinh viên... "khó nhằn,", ông Kiên cho biết thêm.
Một thủ thư ở Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Quốc gia Hà Nội, tiết lộ : "một số giáo trình mới nhập về nhưng được rất ít sinh viên động tới, do không đủ trình độ tiếng Anh. Vì vậy, giáo trình vẫn còn mới nguyên trên kệ."
Trong đợt khảo sát quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở gần 200 trường đại học, cao đẳng về cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá tỷ lệ trường có thư viện truyền thống là 87%, đồng nghĩa với việc13% trường không có thư viện. Đây là tình trạng báo động đối với giáo dục đại học Việt Nam, trong khi các trường đại học trên thế giới luôn coi thư viện là linh hồn, trái tim của một trường đại học.
Ông Trần Duy Tạo cho biết mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên còn rất thấp, trung bình 21,2 sinh viên mới có một chỗ ngồi. Trong khi trung bình mỗi thư viện đều được đầu tư 536,9 triệu đồng/năm để bổ sung tư liệu, tăng cường cơ sở vật chất."
Theo đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng trường có thư viện đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và thu hút được đội ngũ giảng viên, sinh viên còn rất ít. Nhìn chung các thư viện hiện tại còn rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, nghèo nàn về nguồn tư liệu, sức hút đối với giảng viên và sinh viên thấp.
Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu, tìm tư liệu phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên, nhất là khi các trường chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ.
Theo Vietnam Plus
Khánh thành trung tâm thực hành và thư viện Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM tổ chức lễ khánh thành trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và thư viện với tổng diện tích gần 4.000 m2. Công trình có 21 phòng, bao gồm thư viện điện tử, trung tâm ngoại ngữ tin học, các phòng thực hành của nhiều ngành và chuyên ngành như quản trị - kế toán - ngân...