Thử việc
Một anh chàng vào xin việc tại cửa hàng đồ cổ, tìm hiểu sơ qua về tuổi tác và trình độ của anh ta xong, ông chủ giơ lên một thanh gỗ mục và hỏi:
- Anh nhìn kỹ đi, xem đây là cái gì?
- Tăm xỉa răng của hoàng đế La Mã.
- Tốt! Anh có thể bắt đầu làm việc ngay từ bây giờ.
Theo Datviet
Chuyện đồng tính của hoàng đế Trung Hoa
Quan hệ tính đã rất phổ biến từ thời Hiên Viên Hoàng Đế - thủy tổ của người Hán
Quan hệ tình cảm giữa một người đàn ông và một người nam trẻ hơn nhiều tuổi ở Trung Hoa đã rất phổ biến từ thời Hoàng Đế, còn gọi là Hiên Viên Hoàng Đế, được coi là thủy tổ của người Hán. Có không ít tài liệu đề cập đến quan hệ ân ái giữa nam và nam trong thời gian này.
Mất cả trí khôn vì anh chàng bảnh bao
Video đang HOT
Khi dịch cuốn Tâm lý học tình dục viết từ những năm 1930 của nhà tâm lý học người Anh Havelock Ellis, nhà xã hội học Pan Guangdan người Trung Quốc có cảm hứng tìm kiếm trong lịch sử nước mình về đề tài quan hệ đồng tính. Và ông đã tìm thấy rất nhiều.
Kết quả nghiên cứu của ông được biên soạn thành phụ lục trong cuốn Tâm lý học tình dục bằng tiếng Trung Quốc, và đây cũng là nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về quan hệ đồng tính trong lịch sử Trung Hoa.
Theo nghiên cứu của Pan, tài liệu đầu tiên đề cập tới quan hệ đồng tính là cuốn Biên niên sử nhà Thương. Tướng Y Doãn của nhà Thương (thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 tr.CN) đã đề ra một số hình phạt đối với "10 tội nặng" của các quan trong triều, trong đó có tội quan hệ tình dục đồng giới.
Nhưng Pan cũng rất ngạc nhiên khi thấy rằng trong triều đại nhà Chu (từ thế kỷ 11 đến năm 256 tr.CN) tiếp theo, có một câu phương ngôn trở nên rất phổ biến: "Những anh chàng đẹp trai có thể khiến các hoàng đế mất cả trí khôn".
Từ đó, Pan tin rằng trong thời nhà Thương và nhà Chu, quan hệ đồng giới đã rất phổ biến.
Ghi chép qua các thời đại lịch sử cung cấp nhiều thông tin khá chi tiết về quan hệ đồng giới, đặc biệt là về đời sống ân ái của các hoàng đế.
Một câu chuyện được ghi lại trong Biên niên sử Xuân Thu là "Cái ôm dịu dàng từ sau lưng". Khi Jinggong dọa sẽ giết một viên quan rất hay nhìn ngắm mình, nhà quân sư Yanzi nói rằng giết một ai đó "ngưỡng mộ vẻ đẹp của ngài" là điều sai trái. Nghe lời khuyên này, Jinggong đã để viên quan kia "ôm mình từ phía sau".
Trong thời đại nhà Hán (206 tr.CN - 220 sau CN) các sử gia Sima Qian và Ban Gu đề cập tới ningxing, nghĩa là vợ đồng tính của các hoàng đế. Từ đây, Pan kết luận rằng hầu hết các hoàng đế trong thời Tây Hán (206 tr.CN - 24 sau CN) đều có hoặc có thể có bạn tình đồng giới.
Nhân vật nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Đồng Hiền. Chuyện kể rằng Hán Ai Đế Lưu Hân tỉnh giấc và thấy chiếc tay áo của mình bị Đổng Hiền đè lên. Không muốn người tình tỉnh giấc, Ai Đế đã cắt luôn cánh tay áo của mình, rồi nhanh chóng quay trở lại giải quyết công việc.
Từ đó trở đi, tình yêu đồng giới này thường được gọi là "mối tình cắt tay áo" - lối nói giảm để chỉ quan hệ yêu đương đồng tính của những người vốn vẫn e ngại dư luận.
Thời nhà Tấn (1115 - 1234), quan hệ đồng tính còn trở nên phố biến hơn trong tầng lớp quan lại, và thực tế này cũng được đề cập đến trong nhiều tài liệu chính thức.
Pan nói rằng điều này cũng dễ hiểu vì nhà Tấn là một trong số ít thời đại xuyên suốt lịch sử thế giới mà đàn ông đặc biệt chú ý tới ngoại hình của mình. Theo Pan, điều này cũng phổ biến trong thời Hy lạp cổ đại, khi quan hệ tình dục đồng giới được chấp nhận như là một phần thực tế cuộc sống.
"Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nhìn nhận quan hệ đồng tính thiêng liêng hơn cả quan hệ khác giới. Dù không đủ tài liệu, nên chúng ta không thể khẳng định người cổ đại có giống như vậy hay không, nhưng rõ ràng là quan hệ đồng tính trong thời kỳ đó không bị xã hội kỳ thị và lên án", Pan nói.
Rộ thành mốt
Ở Trung Quốc, không lâu sau thời nhà Tùy (581 - 618), quan hệ đồng tính dần biến mất khỏi các ghi chép chính thức, nên Pan phải dựa vào các tiểu thuyết và tài liệu tham khảo không chính thức, với độ xác thực không cao.
Thực tế này kéo dài từ thời nhà Đường (618-907) tới nhà Nguyên (1271-1263). Đồng tính luyến ái được đề cập trở lại trong thời nhà Minh (1368-1644) và Thanh (1644-1911), nhưng mang đặc điểm hoàn toàn khác.
Quan hệ đồng giới được đề cập thường xuyên trong các tác phẩm của nhiều học giả như Ji Yun và nhà thơ Viên Mai.
Trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, ít nhất ba nhân vật nam được mô tả có quan hệ yêu đương đồng tính.
Thời nhà Thanh, tiểu thuyết đồng tính đầu tiên của Trung Quốc ra đời, đó là Phẩm hoa bảo giám của Trần Sâm.
Trong thời gian này rộ lên "mốt phương nam", nghĩa là quan hệ đồng tính trở nên phổ biến ở các tỉnh miền nam là Quảng Đông và Phúc Kiến.
Ngoài ra, lần đầu tiên quan hệ đồng tính nữ cũng được thừa nhận công khai.
Người ta nói rằng ở Quảng Châu và các địa phương lân cận vào thời gian này, những cặp đôi nữ cặp kè công khai là chuyện có thể chấp nhận được, và họ cũng không kết hôn để ở bên nhau cả đời.
Trong thời nhà Thanh, khi chính sách chống mại dâm được ban hành để cấm các đoàn kịch thuê ca sĩ nữ, các kép hát kinh kịch nam quay sang đóng vai nữ.
Khi biểu diễn cho khách hàng riêng, một số diễn viên có ngoại hình đẹp cũng cung cấp dịch vụ ngoài sân khấu cho những khách quen. Tuy nhiên, họ cũng không tránh khỏi bị xã hội kỳ thị.
Theo Pan, nhiều diễn viên hát như vậy phải tự tìm cách bán thân vì địa vị xã hội hèn kém. Nhưng mại dâm nam khó trở về cuộc sống bình thường hơn sau khi từ bỏ công việc. Con cái của họ thậm chí còn bị cấm tham gia các kỳ thi quan chức.
Tác phẩm văn hóa dân gian từ thời nhà Thanh kể về người đàn ông tên là Hu Tianbao bị tử hình vì theo đuổi viên quan đẹp trai.
Nhưng xuống địa ngục, Diêm vương cho phép anh ta trở thành thần bảo vệ của những cặp uyên ương đồng tính. Tuy đây chỉ là một tác phẩm dân gian, nhưng nó cũng phản ánh thái độ của một bộ phận nhất định trong xã hội đối với tình yêu đồng tính.
Nhà xã hội học Li Yinhe gọi đặc điểm này là "lợi thế văn hóa" của Trung Quốc.
Trong bài báo mang tựa đề "Bằng cách nào Trung Quốc đi đầu trong việc chấp nhận quan hệ đồng tính nhưng giờ lại tụt phía sau", Li nói rằng trong quá khứ, Trung Quốc đối xử với những cặp đôi đồng tính bằng thái độ cởi mở hơn cả các xã hội phương Tây, khi ở một vài nơi có nhiều người bị hành hình vì đồng tính. Vì thế, trong xã hội ngày nay, Trung Quốc chấp nhận chuyện những người giống nhau yêu nhau cũng là điều dễ hiểu.
Theo 24h
Chuyện mỹ nam của Hoàng đế La Mã Khi đạo diễn Hollywood nổi tiếng Oliver Stone muốn dựng một bộ phim về cuộc đời huyền thoại của Alexander đại đế (356-323 tr.CN), ông vấp phải trở ngại lớn: Chính phủ Hy Lạp phản đối việc một trong những người anh hùng vĩ đại của mình bị "bôi nhọ" bằng câu chuyện tình yêu đồng tính. Khi đạo diễn Hollywood nổi tiếng...