Thú vị “Tết không ra khỏi làng” của người Bahnar
Với người Bahnar, Tết cổ truyền được tổ chức vào tháng giêng âm lịch, kéo dài 3 ngày. Trong những ngày Tết, người dân trong làng không được đi đâu ra khỏi làng để chứng minh lòng thành kính với “đấng tối cao”…
Người Bahnar ở Kông Chro (Gia Lai) tổ chức Tết không phải để tiễn đưa năm cũ và đón chào một năm mới, mà là để xin phép cho bắt đầu việc nương rẫy của một vụ mùa mới. Chính vì vậy, với người dân, đây là ngày lễ quan trọng nhất trong một năm, là ngày để người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng cũng như sự cầu mong những điều tốt đẹp đến với mình lên Yàng, thần linh và cả những người đã khuất.
Thời gian một năm của người Bahnar được tính bằng một mùa nương rẫy (bắt đầu từ tháng giêng khi gieo trồng và kết thúc khi thu hoạch nông sản, khoảng tháng 11 âm lịch). Theo phong tục, sau khi thu hoạch mùa màng, tất cả mọi người dân trong mỗi làng đều không được làm bất kì việc gì liên quan đến nương rẫy khi chưa được tổ chức lễ cúng Smăh Cơ Cham (cúng đầu năm hay chính là dịp Tết). Và trong suốt thời gian chờ đợi Tết, người dân hầu như chỉ quanh quẩn trong làng và chuẩn bị rượu cần, heo, gà… cho ngày lễ.
Khi đã chọn được một ngày nào đó trong tháng giêng, già làng sẽ tổ chức họp thôn thông báo ngày cụ thể và lên kế hoạch tổ chức Tết. Do thời gian tổ chức Tết được chủ động nên mỗi làng đều có cái Tết riêng cho mình mà không có một ngày giờ bắt buộc có sẵn. Tết to hay nhỏ phụ thuộc vào kết quả thu hoạch nông sản của một vụ mùa. Không chỉ đặc biệt về thời gian mà Tết của người Bahnar còn thể hiện tính cộng đồng cao khi Tết không là của riêng nhà ai. Tất cả các gia đình đều tập trung tại nhà Rông của làng để cùng vui chơi, nhảy múa và ăn Tết. Người dân chỉ về lại nhà mình khi ngày thứ 3 kết thúc.
Những ghè rượu cần được xếp thành từng đôi thẳng hàng
Làng Bro (thuộc xã An Trung, Kông Chro, Gia Lai) có 98 hộ, tổ chức Tết năm nay vào ngày 22 tháng Giêng. Để chuẩn bị cho ngày Tết, mỗi gia đình phải góp 1 ghè rượu, 100 nghìn đồng để cả làng mua 5 con heo, 2 con gà… Khi ngày Tết bắt đầu, những người đàn ông trong làng sẽ giết heo lấy máu vẽ lên cây nêu, đầu con vật sẽ được giữ lại để treo lên khu vực cây nêu cúng Yàng còn những người phụ nữ sẽ gùi ghè rượu của mình ra khu vực nhà Rông xếp theo từng cặp thẳng hàng…
Già làng cúng Yàng, thần linh để xin một vụ mùa bội thu, dân làng không đau ốm, dịch bệnh
Khi những vật cúng tế đã chuẩn bị xong, già làng sẽ đánh những hồi trống báo hiệu thời khắc quan trọng của một cái Tết bắt đầu. Tiếng cồng, chiêng nổi lên vang dội khắp núi đồi. Những người phụ nữ Bahnar trong trang phục truyền thống nắm tay nhau nhảy xoang… Già làng và những người có uy tín trong làng sẽ đứng trước cây nêu cúng Yàng và thần linh, báo cáo tình hình trong làng và cầu mong “đấng tối cao” cho người dân một mùa màng bội thu, bà con trong làng khỏe mạnh, không bệnh tật… Bên cạnh đó là 4 người đàn ông trung niên ngồi trước những ghè rượu, bên cạnh cây nêu nói chuyện, gọi mời những hồn ma về ăn Tết với làng…
Video đang HOT
Những người ngồi dưới thì nói chuyện với các hồn ma
Khi lễ cúng kéo dài chừng 15 phút thì kết thúc. Những người tham gia cúng sẽ uống những ghè rượu đặt tại cây nêu. Tiếp đó, mỗi người đi đến từng ghè rượu của mỗi nhà để thưởng thức rượu cần. Già làng và những người tham gia cúng uống xong tất cả các ghè rượu của các gia đình thì những người khác mới được bắt đầu vào uống rượu, ăn thịt, nhảy múa… Cứ như thế, tất cả mọi người đều quây quần bên nhà Rông trong tiếng cồng, chiêng rộn rã.
Xung quanh là đội cồng, chiêng và những phụ nữ Bahnar nắm tay nhau nhảy xoang
Trong 3 ngày Tết, để tỏ lòng thành kính của mình lên “đấng tối cao”, tất cả người dân trong làng không được đi đâu ra khỏi làng. Khi tổ chức Tết xong, người dân trong làng mới được tự do làm việc nương rẫy, nếu ai làm trái với luật tục của làng thì sẽ bị Yàng phạt, dân làng kéo đến bắt vạ. “Mình làm như vậy là để ông trời nhìn xuống là biết được mình thể hiện sự tôn trọng các thần linh. Nhưng mấy năm nay, đời sống cũng tiến bộ hơn rồi. Học sinh đi học được ra khỏi làng. Cán bộ cũng được đi làm vì họ không phải cầm cuốc lên rẫy”, già làng Đinh Văn Tui (SN 1932) cho biết.
Đi đầu là “thằng hề” mua vui cho mọi người
Và sẽ là một điềm báo đầy may mắn, báo hiệu một vụ mùa bội thu cho người dân trong làng khi sau 3 ngày Tết, trời ban cho dân làng một cơn mưa giải hạn. Điều này cũng có nghĩa Tết năm tới sẽ được người dân tổ chức lớn hơn, có cả trâu để đâm và hiến tế. “Cách đây 3 năm, sau khi tổ chức Tết xong, trời có mưa và năm đó mùa màng bội thu nên làng mình đã tổ chức rất lớn, làm lễ đâm trâu để cúng Yàng”, già Tui vui mừng kể.
Phụ nữ trong làng lâng lâng trong điệu xoang
Những người tham gia lễ cúng đi đến từng ghè rượu để thưởng thức rượu của các gia đình
Thiên Thư
Theo Dantri
Khiếp đảm "rừng ma"
Đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đến nay vẫn còn tin vào chuyện "ma rừng" nên phải đốt bản, dời làng liên miên. Đối với người dân nơi đây, nói đến "rừng ma", ai cũng bạt vía kinh hồn.
Cho đến nay, người dân tộc Xê Đăng, Ca Dong ở huyện miền núi Nam Trà My vẫn quan niệm rằng sự chết chóc là điềm xấu cho cả làng. Nếu trong làng có người chết do tai nạn thì đó được gọi là cái chết xấu, già làng sẽ ra lệnh cho cả làng rời bỏ vườn tược, di dời đến nơi ở mới để tránh bị "con ma xấu" làm hại, việc chôn cất tử thi cũng được thực hiện rất sơ sài. Người chết được chôn tập trung trong một khu rừng, được dân làng gọi là "rừng ma". Đối với người dân nơi đây, nói đến "rừng ma", ai cũng bạt vía kinh hồn.
Ám ảnh cả đời
Con đường duy nhất uốn lượn theo hình vòng cung cao hun hút dẫn vào xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, hết sức hiểm trở. Sáng sớm, những mái nhà nằm cheo leo trên đỉnh núi đọng lại từng đám sương trắng xóa. Tiếng chim kêu, tiếng nước chảy róc rách xua tan không gian yên tĩnh của rừng núi hoang vu. Dù đã vào giờ hành chính nhưng trụ sở xã Trà Cang vắng ngắt. Một cán bộ lý giải: Ở xã miền núi xa xôi này thường phải đến 9 giờ sáng mới có người dân đến làm việc, vì thế chuyện cơ quan công quyền vắng người là bình thường.
Một khu "rừng ma" ở thôn 1, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hỏi về chuyện "rừng ma", anh Hồ Văn Thơm - cán bộ văn phòng xã Trà Cang, là người dân tộc Xê Đăng - giải thích: Đó là một khu rừng cấm, rừng thiêng của bản làng. Nơi đó dành riêng để chôn người chết, mỗi làng đều có 1 khu rừng như vậy. Anh Thơm cho biết khác với đồng bào thiểu số sống trên dãy Trường Sơn có tục lệ chôn cất, thờ phụng, xây nhà mồ cho người chết, người Ca Dong và Xê Đăng ở huyện Nam Trà My thường rất hãi hùng khi phải khiêng người chết đi chôn cất. Nếu trong làng có người qua đời, già làng sẽ làm lễ cúng để "hồn ma" không về quấy rầy người sống.
Điều độc đáo trong nghi thức tang ma của người dân nơi đây la tuc cong xác ngươi chêt đi chôn. Nếu người chết là cha mẹ thì con trai trưởng phải đích thân cõng đi. Theo họ, cong xác cha mẹ đi chôn chinh la hành động bao hiêu cua con cai va linh hôn cha mẹ cung nhanh đươc siêu thoat hơn. Ngươc lai, nêu ngươi con chêt trươc thi ngươi cha phai lam nhiêm vu cong con. Trương hơp ngươi cha chêt trươc ma ngươi con con qua nho không thê cong cha đươc thi viêc đo đươc môt ngươi thân trong ho hang giup đơ. Khi đi chôn, tất cả người dân trong làng đều phải cùng theo vào "rừng ma".
Sau khi cõng xác người chết vào tới "rừng ma", mọi người sẽ tập trung hạ 1 cây gỗ lớn, khoét lỗ để bỏ thi thể vào rồi đào hố lấp lại. Công đoạn này được làm rất nhanh và sơ sài vì ai cũng rất sợ hãi khi phải đặt chân vào "rừng ma". Chính vì chôn cất sơ sài nên có nhiều thi thể bị thú rừng đào bới phá hủy hoặc mưa lũ bào xói làm lộ thiên. Sau khi táng xong, những người tham gia chôn cất sẽ chạy về thật nhanh, sau đó ra suối tắm rửa để khỏi bị ám, đồng thời để "rửa sạch cái xấu xa".
Ở nhiều nơi còn có tình trạng sau khi chôn cất người chết xong, mọi người sẽ ở lại ngoài rẫy 3 ngày để tránh "hồn ma" chạy theo về làng. Ngoài ra, nếu trong làng có người chết do bị tai nạn, bị nước cuốn trôi, bị rắn cắn... thì sau khi chôn cất thi thể, già làng sẽ cúng heo, gà rồi ra lệnh dời làng đi nơi khác cách đó vài cánh rừng để tránh bị "con ma xấu" làm hại. "Đối với người dân nơi đây, khi nhắc đến "rừng ma" họ đều cảm thấy rất lo sợ. Không có ai dám đặt chân đến đó vì sợ "ma" cũng như sợ bị làng phạt nặng" - anh Thơm nói.
Khổ vì tin lời đồn đại, huyễn hoặc
Chúng tôi được anh Hồ Văn Thung, công an viên xã Trà Cang, dẫn băng qua những con dốc dựng đứng vào các thôn, bản sâu hun hút trong núi rừng. Giữa cánh rừng bạt ngàn, vài chục nóc nhà lác đác mọc chụm vào nhau vắng tanh, không một bóng người; lâu lâu chúng tôi bỗng giật mình bởi tiếng đạp chạy của những chú heo được thả nuôi gần làng. Khung cảnh vắng vẻ tạo nên cảm giác buồn tê tái in hằn vào tâm trí những lữ khách.
Chỉ vào một khu "rừng ma", anh Thung cho biết: "Khu "rừng ma" rất dễ nhận biết, cứ nhìn vào khu nào có nhiều hòn đá nằm lởm chởm, nhiều hang đá, nhiều thân cổ thụ cao to, dây leo chằng chịt, cây bụi mọc um tùm, hoang hoải thì đó chính là "rừng ma" của cư dân địa phương".
Già làng Hồ Văn Dài (ngụ nóc Ngọc Nậm, thôn 1, xã Trà Cang) nói rằng ông không biết phong tục chôn người tập trung tại một khu rừng có từ bao giờ. Già Dài từ khi là một đứa trẻ đã được khuyên đừng đặt chân tới "rừng ma" vì điều đó sẽ mang lại hậu quả cho bản thân và bản làng. Những câu chuyện ly kỳ về "rừng ma" được kể trong những buổi họp làng rồi cứ thế, thế hệ này qua thế hệ khác, mỗi đứa trẻ ra đời và lớn lên cũng đều được nghe và ăn sâu vào tiềm thức.
Già làng Hồ Văn Dài kể chuyện về những khu "rừng ma"
Chuyện rằng có người thợ săn sau hơn 3 ngày đêm theo dấu chân thú hoang đã bị lạc vào khu "rừng ma" và bắn trúng con heo rừng rất to. Khi chết, con heo rừng tựa vào gốc cây, đầu gục xuống đất; người thợ săn chạy đến thì phát hiện trên 2 nanh dài của con heo có cắm 2 sọ người còn nguyên hốc mắt và đầy máu. Người thợ săn sợ quá vừa chạy về nóc vừa vác con heo săn được báo cho dân làng. Chỉ mấy ngày sau, người thợ săn ấy bỗng hóa điên khùng rồi lăn ra chết tại một gốc cây, đầu cắm xuống đất giống tư thế của con heo anh săn được tại "rừng ma" hôm nào.
Chưa hết, người dân trong nóc về sau cũng bị "ma rừng" ám nên lâm bệnh tật, đau ốm..., đành phải dời làng cách mấy quả núi mới làm ăn yên ổn.
Theo lời già làng, có một thanh niên ở ngôi làng nằm dưới chân đỉnh Ngọk Linh bỏ qua lời căn dạy. Một ngày, anh ta đến khu "rừng ma" để chặt đót. Khi gùi bó đót về đến đầu làng, anh thanh niên bỗng hộc máu, bò về đến nhà thì tóc rụng từng mảng và 3 ngày sau lăn ra chết. Già làng liền ra lệnh đốt làng và dời đi nơi khác cách đó 4 quả núi mới được yên.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thanh Tòng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Nam Trà My, cho biết thực tế ở Nam Trà My vẫn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, cần loại bỏ, chẳng hạn như chuyện "ma rừng". Nhiều năm nay, huyện cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số; cử cán bộ đến tận các thôn, bản để tuyên truyền, vận động người dân. Tuy nhiên, việc vận động bà con bỏ những phong tục lạc hậu còn gặp nhiều hạn chế do địa hình đi lại khó khăn, người dân thiếu hiểu biết và những hủ tục này đã ngấm sâu trong đời sống tinh thần của họ. Hiện nay, huyện Nam Trà My đang mở một số con đường từ trung tâm huyện đến các xã để giảm bớt sự cách trở, tạo điều kiện cho bà con có điều kiện cải thiện đời sống, hỗ trợ hiệu quả công tác tuyên truyền về lối sống văn minh, qua đó từng bước loại bỏ các hủ tục.
Theo Quang Vinh
Việt kiều trong rừng thẳm Người Cơ Tu sống hai bên dòng sông A Sáp thuộc hai nước Việt-Lào dọc dải biên giới A Lưới (TT-Huế) và Ka Lô (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) có chung một già làng. Nhiều người đã được nhập tịch Việt Nam sau 20 năm lang bạt rừng sâu núi thẳm. Hiện, họ đã từ bỏ cuộc sống du mục và...