Thú vị những tour du lịch trải nghiệm ở Hội An
Đến Hội An ( Quảng Nam), ngoài tham quan, khám phá một Di sản văn hóa thế giới trầm mặc, cổ kính, thanh bình, du khách sẽ càng thích thú hơn khi tham gia các tour du lịch trải nghiệm hấp dẫn, độc lạ nơi đây.
Tour du lịch trồng dừa nước tại rừng dừa Bảy Mẫu
Du khách được hướng dẫn trồng dừa nước.
Tham gia tour du lịch sinh thái này, du khách sẽ được trải nghiệm đầy đủ nhất về thiên nhiên, văn hóa bản địa. Tại đây, du khách được tự tay góp phần vào bảo tồn dừa nước, đồng thời cũng có cơ hội thể hiện tình cảm trân trọng đối với thiên nhiên, con người địa phương bằng hành động cụ thể như trồng dừa nước để góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Đứng giữa dòng nước mát lạnh, trực tiếp cầm dụng cụ đào đất, trồng dừa.
Lúc này, du khách lấy xẻng tạo một lỗ dưới nước rồi bỏ cây dừa con xuống, sau đó dùng chân giậm cho chặt gốc. Sau đó, kèm theo một thanh tre cắm sâu xuống đất và cột vào cây dừa con để bảo vệ cây.
Quá trình trồng cây chỉ diễn ra 30 phút, nhưng du khách được tự tay trải nghiệm trồng cây, góp phần vào bảo tồn trồng dừa nước để mang lại màu xanh, góp phần chống xói lở, xâm thực vùng cửa biển nơi đây.
Du khách tham gia tour du lịch tự tay trồng dừa nước bảo vệ môi trường.
Tour du lich trông dưa nươc này la môt cach lam kha đôc đao trong chuôi cac hoat đông du lich sinh thai tai Hôi An. Là một trong những hoạt động của dự án “Sử dụng bền vững vùng đất ngập nước dừa nước Cẩm Thanh” do Trung tâm nghiên cưu tai nguyên va môi trương, Đai hoc Quôc gia Ha Nội phối hợp với UBND xã Cẩm Thanh và đơn vị lữ hành tổ chức vài năm trở lại đây, nhằm hướng đến cộng đồng trách nhiệm, nâng cao ý thức người dân, thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái địa phương theo hướng phát triển bền vững.
Tour “vớt rác trên sông”
Chuyện nghe qua có vẻ lạ lùng, nhưng lại là hành động vô cùng ý nghĩa đã và đang diễn ra ở phố cổ Hội An. Bỏ ra số tiền 10USD, du khách đã có thể tham gia trải nghiệm hành trình vô cùng mới lạ và không kém phần thú vị. Ra đời từ tháng 2.2017, tour du lịch độc đáo này đang thu hút nhiều du khách và người dân tình nguyện tham gia vớt rác trên sông.
Thú vị tour du lịch nhặt rác.
Khách tham gia tour sẽ xuất phát từ bến đò Thuận Tình rồi chèo thuyền đi khắp khu vực của sông Hoài. Hành trình từ dài 8km từ bến đò Thuận Tình đến khu vực chùa Cầu (Hội An) sẽ là thử thách cho những ai không quen với sông nước.
Video đang HOT
Trên hành trình xuôi theo con sông Hoai, đoan từ rừng dừa nước Câm Thanh vao trong phô cô, vừa chèo thuyền kayak ngắm cảnh đẹp, du khách vừa khua mái chèo đi khắp các góc sông tìm nhặt bao nilông, vỏ chai nhựa…
Tour vớt rác nhằm tuyên truyền, kêu gọi người dân, du khách chung tay bảo vệ môi trường.
Du khách tham gia tour vớt rác trên sông.
Anh Nguyễn Văn Long (Giám đốc Công ty du lịch Hội An Kayak), người thiết kế tour du lịch này chia sẻ: Trong quá trình dẫn tour, anh thấy con sông Hoài thơ mộng dần ngập trong rác. Từ đó anh mới mở ra tour này và bắt đầu từ cuối tháng 2.2017.
Tour du lịch này không nhằm mục đích kinh doanh, bởi giá một tour khoảng 10USD/người (tương đương hơn 200 nghìn đồng), tuy nhiên không bắt buộc du khách khi tham gia tour mà chủ yếu nhằm tuyên truyền và kêu gọi người dân, du khách chung tay bảo vệ môi trường.
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu, xem lắc thúng
Xuất phát từ làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà), du khách sẽ bắt đầu chuyến hành trình đạp xe tham quan một số di tích, cảnh đẹp địa phương như mộ của thương gia Tani Yajirobei (Nhật Bản); làng du lịch cộng đồng An Mỹ, viếng thăm đình làng…
Khám phá rừng dừa Bảy Mẫu, xem màn lắc thúng điệu nghệ trên sông
Ngoài ra, du khách còn được ngắm phong cảnh làng quê, xem trình diễn cách tráng mỳ và thưởng thức các món ăn dân dã của người dân địa phương như mỳ chấm, chè đậu ván… hay thăm hồ Dừa Đoan, ngắm sông Đế Võng (phường Cẩm Châu); thăm cơ sở thủ công mỹ nghệ bằng tre nổi tiếng của ông Mười Phố; tham quan rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh) bằng thuyền thúng, nghe hát hò khoan.
Đặc biệt, du khách sẽ được xem những màn biểu diễn lắc thúng chai rất thú vị. Bạn sẽ có những phút giây cực kỳ thư giãn khi được xem múa thuyền thúng rất điệu nghệ ở rừng dừa Bảy Mẫu.
Khám phá các làng nghề, du khách có thể tự tay làm nên các món ăn dân dã.
Ngoài các tour du lịch trên, hiện ở Hội An đang triển khai nhiều chương trình du lịch sinh thái trên nguyên tắc phát triển du lịch thân thiện với môi trường, cộng đồng cùng hưởng lợi, phát triển du lịch bền vững. Chẳng hạn như tour du lịch cưỡi trâu trồng lúa, làm ruộng; du lịch làm nông dân khám phá làng nghề…
Theo Danviet
"Đầu tư cho du lịch sinh thái sẽ là xu hướng cạnh tranh tất yếu"
"Tôi khảo sát ở các nước phát triển du lịch, họ đã có nhiều mô hình khai thác du lịch sinh thái nông nghiệp rất thành công, đem lại giá trị gia tăng cao cho cả du lịch và nông nghiệp. Đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp sẽ là xu hướng cạnh tranh tất yếu", ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch khẳng định.
Sáng nay (18.5), tại TP.Hội An (Quảng Nam), Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh Quảng Nam và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo "Phát triển Du lịch sinh thái bền vững gắn với nông nghiệp, nông thôn".
Tại hội thảo, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch phân tích: Du lịch sinh thái gắn nông nghiệp, nông thôn được hiểu là loại hình du lịch, sản phẩm du lịch phục vụ du khách dựa chủ yếu trên nền tảng của hoạt động, không gian sản xuất nông nghiệp với quan điểm phát triển bền vững về môi trường sinh thái và văn hóa, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia, đặc biệt là lợi ích của cộng đồng trực tiếp tham gia cung ứng sản phẩm du lịch nông nghiệp.
Ông Phương nói thêm, trong mô hình du lịch sinh thái, khách du lịch được trải nghiệm, khám phá cuộc sống tại các vùng nông thôn và cảm thấy hài lòng; làm gia tăng các giá trị và thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp thông qua du lịch.
Ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch phát biểu tại hội thảo.
Theo ông Phương, để khai thác phát triển hoạt động du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp và nông thôn cần phải bảo đảm được các yếu tố, không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp (điểm đến) là đơn vị không gian cụ thể thuộc về các tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như trang trại, đồng ruộng, rừng trồng; làng quê, thôn bản, làng chài, miệt vườn... Những điểm đến này luôn chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, các lễ hội, làng nghề truyền thống, nền ẩm thực và các sản vật địa phương gắn với các yếu tố môi trường khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng...
Ngoài giá trị đặc trưng cốt lõi, không gian khai thác phải đảm bảo các yếu tố cảnh quan, môi trường, điện, cấp, thoát nước và kết nối giao thông thuận lợi với các trung tâm, các điểm du lịch khác để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn...
Nhiều đại biểu tham quan gian hàng của nông dân tại hội thảo. (Ảnh: P.V)
Thứ hai là chủ thể cung ứng hoạt động du lịch nông nghiệp; các hoạt động của du lịch nông nghiệp cung ứng cho du khách; chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp; vai trò cầu nối của các công ty lữ hành; hoạt động xúc tiến quảng bá, truyền thông điểm đến; xây dựng thương hiệu cho địa danh, sản phẩm nông nghiệp gắn với địa danh sản xuất sẽ góp phần rất lớn trong việc phát triển du lịch nông nghiệp.
Đại biểu thích thú với nhiều loại sản phẩm nông nghiệp sạch của nông dân. (Ảnh: P.V)
Ông Phương cho biết ông đã khảo sát ở các nước phát triển du lịch và nhận thấy, họ đã có nhiều mô hình khai thác du lịch sinh thái nông nghiệp rất thành công, đem lại giá trị gia tăng cao cho cả du lịch và nông nghiệp. "Đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp sẽ là xu hướng cạnh tranh tất yếu", ông Phương khẳng định.
Cũng theo ông Phương, đối với Việt Nam, du lịch và nông nghiệp là hai ngành có mối quan hệ chặt chẽ và đều là ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển. Chính sách phát triển nông thôn mới gắn với phát triển kinh tế du lịch tại nhiều địa phương Quảng Ninh, Ninh Bình, Cần Thơ, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Thái Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp...; chương trình Mỗi làng một sản phẩm (OCOP)...
"Xu hướng đầu tư cho phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước (như Tập đoàn Vingroup, TH True milk, FLC...) là điều kiện thúc đẩy hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp phát triển ở hai góc độ tạo thành điểm đến để thu hút khách và thúc đẩy tăng chi tiêu của du khách thông qua tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp" - ông Phương nhấn mạnh.
Quang cảnh Hội thảo phát triển Du lịch nông thôn do báo NTNN/Dân Việt phối hợp với Tổng cục Du lịch và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức, diễn ra sáng nay tại Hội An. (Ảnh: P.V)
Cũng theo ông Nguyễn Quý Phương, sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp là điểm nhấn có sức hút, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng khách.
Tại TP.HCM nhu cầu khách du lịch tham quan trải nghiệm ở khu nông trại miệt vườn tăng đều mỗi năm từ 20-30%, riêng khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM (huyện Củ Chi) với diện tích 88ha, tập trung các hoạt động nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa, cá kiểng, đào tạo, chuyển giao và du lịch) trong 3 năm qua, lượt khách du lịch đến tăng lên 200% (từ 7.000 lượt năm 2014 lên gần 15.000 lượt năm 2017).
Còn tại Quảng Nam, năm 2017, tỉnh này đã đón được gần 6 triệu lượt khách, tăng 85,1% so với cùng kỳ năm 2007; thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra nhiều tour du lịch độc đáo, hấp dẫn bước đầu được du khách đón nhận.
Một số tour đã trở thành thương hiệu để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, điển hình như: Tour một ngày làm nông dân cho du khách nước ngoài ở làng rau Trà Quế, Hội An (Quảng Nam), tour du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long, tour thưởng ngoạn phong cảnh ruộng bậc thang mùa lúa chín ở vùng cao tại Mù Cang Chải, Sa Pa, Pù Luông, Mai Châu...
Khách Tây thích thú khi tham gia việc cày ruộng ở Hội An.
Nhiều hoạt động được tổ chức để du khách có thể trải nghiệm trong không gian văn hóa của nền sinh thái văn minh lúa nước như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu...
Sự tham gia trực tiếp của bà con nông dân trong các hoạt động du lịch nông nghiệp đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, đồng thời đem lại thu nhập cao hơn cho bà con nông dân bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuần túy.
Điển hình là dịch vụ homestay (lưu trú tại gia) được khai thác phổ biến tại nhiều vùng nông thôn, miền núi (Quảng Nam, Hòa Bình, Hà Giang, Đồng Tháp, An Giang...). Một số mô hình homestay được đầu tư, vận hành và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hướng tới tiêu chuẩn 5 sao (hệ thống homestay được tư vấn và quản lý bởi Công ty CBT Travel).
"Du lịch sinh thái nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp, là phương thức xóa đói giảm nghèo đặc biệt tại những cộng đồng khó khăn, tạo thêm nguồn sinh kế; tạo ra việc làm, đem lại thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con nông dân, cải thiện đời sống của bà con nông dân, giúp người dân gắn bó với quê hương hơn" - ông Phương phân tích.
Vấn đề quan trọng mà Vụ trưởng Vụ Lữ hành nhấn mạnh là, đi kèm với sự thành công, vẫn còn có nhiều khó khăn đối với mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn như chưa có nhiều sản phẩm độc đáo, có hàm lượng chất xám cao, chuyên nghiệp...
"Giá trị cốt lõi của nông nghiệp bản địa, bản sắc, văn hóa truyền thống, sự tinh tế, dấu ấn đặc trưng vùng miền trong các sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp chưa được khai thác có chiều sâu, chưa chuyên nghiệp. Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp", ông Nguyễn Quý Phương đánh giá.
"Để du lịch nông thôn ngày càng phát triển, cần có sự hợp tác giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch nông nghiệp còn hạn chế. Nhiều điểm du lịch nông nghiệp gặp khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng như thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, phải được thực hiện trên cơ sở cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, được quản lý tốt. Bà con nông dân có được thu nhập tốt, sản phẩm du lịch được sinh lời nhờ có nguồn khách ổn định" - ông Phương nêu rõ.
Theo Danviet
Hội An vinh dự được Đức trao giải "Giao thông đô thị toàn cầu" Dự án "Lập kế hoạch tổng thể cho xe đạp và chương trình chia sẻ xe đạp miễn phí/chi phí thấp tại thành phố Hội An" đã đạt giải thưởng "Giao thông đô thị toàn cầu". Ngày 17.5, UBND TP.Hội An, Quảng Nam cho biết, Hội An vừa đạt giải thưởng "Giao thông đô thị toàn cầu" do Bộ Hợp tác Kinh tế...