Thú vị loạt ảnh các bộ tộc độc đáo Ấn Độ
Một loạt ảnh chân dung về bộ tộc Drokpa, Konyak… của Ấn Độ được nhiếp ảnh gia danh tiếng Aman Chotani khắc họa đầy nghệ thuật qua ống kính.
Những bức ảnh là một phần loạt ảnh “The last avatar” (tạm dịch: Đại diện cuối cùng) được Aman Chotani thực hiện trong thời gian dài. Loạt ảnh thực hiện với mục đích cung cấp tư liệu, thông tin về các bộ tộc độc đáo ở Ấn Độ và giúp cho các bộ tộc này không bị lãng quên rồi dần biến mất, ít nhất là về mặt hình ảnh.
Aman Chotani chu du qua 10 bang của Ấn Độ: Gujrat, Rajasthan, Nagaland, Arunachal Pradesh, Varanasi, Odisha, Uttarakhand, Ladakh, Himachal Pradesh, Chhattisgarh, Karnataka để thực hiện loạt ảnh.
Trong đó, tộc Drokpa sống dọc theo sông Indus ở vùng Jammu và Kashmir tại miền Bắc Ấn. Hiện nay, tộc này chỉ còn 3.000 thành viên, sử dụng biểu tượng chữ Vạn cổ tiếng Phạn như một nét văn hóa đặc biệt của mình. Bộ tộc này cho phép đổi vợ.
Một cô gái tộc Drokpa
Phụ nữ cao tuổi tộc Drokpa
Trang phục truyền thống tộc Drokpa
Với những trang trí tỉ mỉ
Một nhóm phụ nữ Drokpa lớn tuổi
Aman Chotani chụp chân dung phụ nữ Drokpa mặc váy truyền thống, đội mũ và áo choàng bằng da dê kết hợp đồ trang sức làm bằng tay phức tạp tổng hợp hoa, lông và vỏ sò.
Trong khi đó, bộ tộc Konyak nép mình ở vùng hẻo lánh và miền núi phía Đông Bắc Ấn Độ.
Video đang HOT
Người đàn ông tộc Konyak
Tộc Konyak thường dùng trang sức là sừng
Bộ ảnh cũng mô tả các thành viên của bộ tộc Apatani, sống ở thung lũng Ziro thuộc Lower Subasiri của Arunachal Pradesh – Ấn Độ. Họ có phong tục phụ nữ đục lỗ trên mũi, nhét đồng xu vào. Ban đầu, điều này được thực hiện nhằm làm cho phụ nữ trở nên kém hấp dẫn, tránh họa bị bắt cóc. Thung lũng Ziro vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO năm 2014.
Bộ tộc Apatani
Bộ tộc Aghori cư trú gần các địa điểm hỏa táng dọc theo bờ sông Hằng ở Varanasi, nơi các thi thể thường xuyên được hỏa táng và rải xuống dòng sông linh thiêng.
Bộ tộc Aghori
“Tôi thấy hình ảnh của vị thần trong họ; đẹp, sôi động và mạnh mẽ. Và trang phục dân tộc được họ mặc lên tạo nên ấn tượng rất đặc biệt, một lý do để tôi gọi loạt ảnh này là “The last avatar”. Dự án đã đưa nhiều người đến với nhau chung tay thực hiện, những người cùng yêu dự án. Họ động viên, góp ý và hỗ trợ cho tôi rất nhiều” – Aman Chotani cho biết.
Tộc Raikas
Bé gái tộc Ahir
Tộc Banjaras
Tộc Bheel
Chướng mắt con dâu nhà nghèo, mẹ chồng áp dụng "mưu hèn kế bẩn"
Vui mừng làm đám cưới với người con gái mình yêu sau thời gian bị gia đình ngăn cấm, chú rể không biết rằng tai họa ngập đầu sẽ xảy ra với cô dâu của mình.
Mạng xã hội Trung Quốc đang xôn xao về câu chuyện của một người đàn ông kể về vợ và gia đình của mình. Người này tự xưng tên là Đại Thụ, cô dâu của anh đã chết ngay vào đêm tân hôn.
Cô dâu đột ngột qua đời vào đêm tân hôn khiến chú rể bàng hoàng. Ảnh minh họa
Theo chia sẻ của Đại Thụ thì ban đầu gia đình anh đã phản đối cuộc hôn nhân do hai gia đình không môn đăng hộ đối.
"Mẹ tôi nói rằng gia đình tôi có điều kiện như vậy nên không thể kết thông gia với một gia đình nghèo khó. Bố mẹ tôi chung quy lại cũng chỉ yêu tiền, thậm chí còn hơn cả yêu tôi. Từ nhỏ tôi đã tự lập, bố mẹ tôi rất ít quan tâm đến tôi, nên tôi vẫn giữ vững quan điểm của mình, cưới người yêu về làm vợ", anh Thụ chia sẻ.
Không lay chuyển được quyết định của con trai, gia đình Đại Thụ buộc phải đồng ý cho hai người làm đám cưới. Nhưng không ngờ rằng, vợ của anh Thụ lại đột ngột qua đời ngay trong đêm tân hôn. Trong khi anh Thụ muốn điều tra cái chết của vợ thì bố mẹ vợ lại không thể chịu đựng tin dữ này nên nhanh chóng đưa thi thể vợ anh về quê an táng.
Có điều sau đó, anh Thụ bất ngờ phát hiện một túi bột lạ trắng như muối ở dưới chăn. Đưa đi kiểm tra thì phát hiện đây là một chất độc hại, nếu ăn phải sẽ mất đi tính mạng.
Nhớ đến cái chết của vợ và thái độ khác lạ của mẹ mình anh Thụ đã có hoài nghi. Sau khi thấy bằng chứng trong tay con trai và bị ép hỏi liên tục, mẹ anh Thụ đã thừa nhận chính bà đã ra tay sát hại con dâu.
"Mẹ tôi miễn cưỡng thừa nhận chính bà đã thêm các hạt đó vào thức ăn của vợ tôi, nhưng bà chỉ hy vọng vợ tôi bị bệnh nặng, ốm yếu hơn rồi từ từ lấy lý do để tôi và vợ ly hôn. Nhưng trước khi kết hôn, sức khỏe vợ tôi vốn đã yếu nên không thể qua khỏi khi bị mẹ tôi hạ độc", anh Thụ kể lại.
Mặc dù sau đó Đại Thụ đã gọi điện báo cảnh sát nhưng anh có vẻ dằn vặt vì quyết định của mình.
"Rốt cuộc, bà vẫn là mẹ tôi nhưng bà đã phạm phải sai lầm lớn không thể sửa chữa. Nhưng là con trai, tôi đẩy mẹ vào tù liệu có đúng?", anh Thụ đặt câu hỏi.
Sau khi bài viết được đăng tải, đa số cư dân mạng đều cho rằng chàng trai kia làm vậy là đúng và không ngừng phê phán hành động của mẹ anh. Một số người bình luận: "Anh làm vậy là đúng lắm. Tại sao trên đời lại có người mẹ độc ác đến vậy", "Bà già độc ác. Dù sao hôn lễ cũng tổ chức rồi, tại sao bà ta phải làm như thế chứ", "Bà ta phải ăn cơm tù là đúng lắm. Anh làm đúng lắm chàng trai ạ",...
Vụ việc như thế này thường ít khi xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà do tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng và văn hóa cưới vợ cần rất nhiều tiền khiến người ta dù có hành hạ con dâu nhưng ít khi ra tay sát hại như trường hợp trên.
Tuy nhiên, ở Ấn Độ, hủ tục của hồi môn khi về nhà chồng là nguyên nhân khiến hàng ngàn cô dâu trẻ nhà nghèo mất mạng mỗi năm.
Năm 2001, Cục Tội phạm quốc gia Ấn Độ thống kê có tới gần 7.000 phụ nữ tại quốc gia này bị gia đình chồng thiêu chết chỉ vì không có đủ của hồi môn. Đến năm 2008, con số này vào khoảng 6.000 người. Tại Pakistan, nguyên nhân thiếu của hồi môn cũng tước đi mạng sống của 3.000 cô gái.
Mang ít của hồi môn đến nhà chồng là nguyên nhân khiến nhiều cô dâu Ấn Độ bị sát hại.
Hầu hết cái chết đều được ngụy trang bằng tai nạn hoặc vụ nổ. Đó chưa phải tất cả lý do khiến các cô gái trẻ tại Ấn Độ khi mới về nhà chồng đã mất đi mạng sống.
Đối với người dân Ấn Độ, của hồi môn, hay "Dahej", không đơn giản là một khoản tài sản mà còn tượng trưng cho giá trị của cô dâu khi về nhà chồng. Phụ nữ Ấn không có quyền thừa kế, vì vậy của hồi môn chính là tài sản duy nhất mà họ được sở hữu khi xuất giá và sống nốt quãng đời còn lại. Nó cũng thể hiện tình yêu của cha mẹ với con cái.
Dần dần của hồi môn bị biến chất và trở thành gánh nặng cũng như lý do để hạ thấp giá trị người phụ nữ. Các gia đình đều không muốn sinh con gái do sợ không lo được của hồi môn khi con đi lấy chồng. Trong khi những gia đình có con trai lại không có nỗi lo này.
Theo Daily Mail, ngày 18/8/2017, nàng dâu xấu số Parvinder Kaur (24 tuổi) đã bị gia đình chồng thiêu sống ở Vikaspuri, Delhi, Ấn Độ, sau 5 năm thiếu của hồi môn. Được biết, từ khi về nhà chồng, cô phải sống trong đọa đày vì không mang đủ tiền hồi môn như quy định. Dù đã sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, nhưng cuối cùng Parvinder cũng không thoát khỏi cái chết.
Minh Khôi
Theo doisongphapluat.com
Chú rể bỏ trốn sau khi cuỗm hàng trăm triệu tiền hồi môn Một gia đình ở bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) đã đồng ý giao nộp gần 260 triệu đồng của hồi môn nhưng chú rể lại không xuất hiện trong đám cưới. Ảnh minh họa Ramlochan Singh đã sắp xếp cho con gái Nidhi Singh kết hôn với Rohit Singh. Các lễ trước đám cưới đã diễn ra vào ngày 15/11 và ngày cưới...