Thú vị “đồng đô la” trên cát
Những đồng tiền xu bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt, nhất là những đồng xu cổ nằm lẩn khuất trong đất cát hay chìm sâu dưới đáy biển.
Nhặt được chúng, dân gian xem là rất may mắn với niềm tin rằng, tài lộc sẽ mau chóng đến bên mình. Từ thú vui lượm lặt ấy, giới khảo cổ và sinh học đã đặt tên cho một đồng xu, mà thực chất không phải là tiền, là “đồng đô la” trên cát, sau khi tìm thấy chúng nằm dọc theo các bờ biển.
Mới đầu, người ta đã tưởng đồng đô la trên cát là tiền thật vì chúng có những hình dạng hơi xoe tròn, lại bạc trắng óng ánh và có lỗ trên bề mặt. Nghĩ là của quý, từ hàng trăm năm trước, các thủy thủ và du khách đã mang chúng về thành phố, dâng lên nhà vua như một kho báu được phát hiện.
Về sau, họ mới biết chúng chỉ là xương cốt của một loài sinh vật sống dưới biển, mà khi chết đi sẽ hóa đá tương tự một đồng xu. Và họ lại gọi chúng là hóa tệ, thậm chí là tiền tệ của những nàng tiên cá tại thành phố Atlantis thần thoại.
Tuy không dùng để giao dịch được, song chúng vẫn rất được yêu thích vì vẻ đẹp độc đáo, bóng bẩy và có thể tô màu làm trang sức, đồ vật trưng bày.
Đồng đô la trên biển chính là một loài nhím biển, thuộc phân bộ Clypeasteroida và gồm ít nhất hơn chục tiểu loại khác nhau trên cả năm châu. Vốn là những con vật rất nhiều lông, bò trườn ăn những giáp xác, rong tảo nhỏ dưới đáy vực, mỗi “đồng đô la” luôn ẩn náu dưới cát.
Video đang HOT
Chúng có đường kính thân to từ 8 – 10 cm, cũng có thể nhỏ hơn tùy loại. Đằng sau lớp thịt và da lông tua tủa của chúng là một bộ xương rất rắn, tròn dẹt như cái mai rùa. Trên mai của nó còn khắc họa tiết hình hoa/ sao 5 cánh.
Thường thấy nhất là những cá thể màu xanh nước biển, lam ngọc, song đôi khi còn gặp sắc hồng, nâu, vàng, tím, lá cây, trắng, xám… và chúng đều bóng mượt, êm như nhung. Chúng di chuyển và ăn rất chậm, thường mất 2 ngày mới tiêu hóa hết chỗ thức ăn trong bụng. Thế nhưng, chúng sống lâu tới 10 năm.
Dưới ánh nắng và là thức ăn của nhiều loài chim hải âu, chúng dần dần chỉ còn bộ xương kỳ lạ và hấp dẫn vô số du khách. Đến nay, các địa phương có vùng biển vẫn dùng đồng đô la trên cát này để thu hút du lịch. Dân gian thường chế tác chúng làm khuyên tai, vòng tay, vòng cổ và tô màu, vẽ họa tiết lên mai các con vật để tạo ra những bông hoa kỳ diệu, rực rỡ.
Khi đi tắm biển, nhất là tại vùng Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Caribea, muốn tìm được “đồng đô la” trên cát, bạn hãy men theo các bờ biển vào lúc thủy triều xuống và để ý tới những thứ sáng bóng, có màu trắng tựa ngà có thể lấp lánh dưới nắng.
Nếu may mắn, bạn sẽ tìm thấy cái tròn, xinh ghim trong cát như những vỏ sò song có giá trị hơn nhiều. Nó như san hô trắng mà bán được khá nhiều tiền, đúng như tên gọi: “Đồng đô la” trên cát.
Chuyến thám hiểm tàu Titanic bên dưới đại đương có giá 250.000 USD
Chuyến thám hiểm tàu Titanic tại vị trí cách mặt nước khoảng 3.675 mét kéo dài 8 ngày và có giá là 250.000 USD.
Tàu Titanic trong chuyến hành trình đầu tiên từ Southampton, Anh đến New York.
Ít hơn 250 người đã tận mắt chứng kiến con tàu Titanic kể từ khi nó được phát hiện dưới đáy biển Bắc Đại Tây Dương vào năm 1985.
Trong năm tới, một công ty khai thác du lịch biển sẽ cung cấp chuyến đi thám hiểm dưới lòng đại dương để đưa những người ưa khám phá tận mắt chứng kiến con tàu huyền thoại.
OceanGate Expeditions đã công bố chuyến thám hiểm tới xác tàu Titanic vào năm tới, khách du lịch cùng với các nhà nghiên cứu, khảo sát con tàu khổng lồ khi lặn sâu vào bên trong xác con tàu Titanic ở dưới đáy Đại Tây Dương.
Aaron Newman, Chuyên gia của Sứ mệnh OceanGate Expeditions trong chuyến đi năm 2021 cho biết: "'Đây là một trong những trải nghiệm thú vị và độc đáo nhất mà tôi từng có. Khoảng hơn 200 người đã từng xuống tàu Titanic và nhìn thấy xác tàu trong 110 năm qua. Ngay cả khi lặn xuống gần 4.000 mét trong chiếc tàu lặn cũng là một trải nghiệm thú vị đối với bản thân tôi".
Chuyến thám hiểm tàu Titanic bên dưới đại đương có giá 250.000 USD
Các hành khách, nhà thám hiểm tương lai sẽ bắt đầu cuộc phiêu lưu của họ bằng cách đi thuyền từ St John's ở Newfoundland, Canada, đến địa điểm xác tàu Titanic, cách đó 595 km. Sau đó, họ sử dụng tàu lặn 5 người để di chuyển tới vị trí xác tàu. Mỗi con tàu cần 3 chuyên gia trong mỗi lần lặn kéo dài từ 8 đến 10 giờ đồng hồ.
Tàu lặn Titan được trang bị các công nghệ máy ảnh mới nhất để ghi lại hình ảnh có độ phân giải cực cao giúp xác định tốc độ phân hủy của xác tàu và đánh giá sinh vật biển sống trên xác tàu.
Tàu Titanic, được gọi là 'con tàu không thể chìm', đã gặp nạn vào ngày 14/4/1912, sau 4 ngày trong chuyến hành trình đầu tiên từ Southampton, Anh đến New York.
Con tàu khổng lồ va chạm với một tảng băng trôi và cuối cùng, 1.517 trong số 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu thiệt mạng.
Chuyến thám hiểm của OceanGate năm ngoái đã ghi lại các mảnh vỡ của gạch lát sàn và các mảnh vỡ khác từ tấm lót sang trọng. Bên cạnh đó, là những sinh vật biển trên rạn san hô nhân tạo và soạn thảo bản đồ GIS về các hiện vật.
OceanGate đã huy động được hơn 18 triệu USD từ các nhà đầu tư để phát triển con tàu chuyên nghiệp và đưa chuyến thám hiểm xác tàu Titanic thành hiện thực.
Tuy nhiên, theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Mỹ, thân tàu và cấu trúc của con tàu có khả năng bị sụp đổ trong vòng 40 năm tới.
Đâu ai ngờ loài cá mảnh mai này là 'sát thủ' nguy hiểm bậc nhất với con người Con cá nhỏ bé, có mỏ nhọn dài, hàm răng sắc nhọn được mệnh danh là sát thủ Thái Bình Dương vì có thể đâm chết người. Nhìn vào hình dạng mảnh mai và khá yếu ớt của loài cá này, nhiều người không thể tin rằng cá nhái là một trong những loài cá nguy hiểm nhất thế giới đối với con...