Thú vị chuyện chủ quyền biển đảo trên tiền giấy
Thật ngạc nhiên và thú vị, câu chuyện chủ quyền biển đảo đã hiện diện từ rất lâu trên những đồng tiền Việt Nam. Từ thắng cảnh vịnh Hạ Long, bến cảng Nhà Rồng, giàn khoan Bạch Hổ… cùng những trận chiến hào hùng đánh giặc ngoại xâm của cha ông đã có trên tiền giấy.
Các thành viên của Hội sưu tầm tiền Tân Phú (TP.HCM) sắp xếp tiền theo chủ đề về biển đảo Việt Nam
Theo giới sưu tầm tiền cổ, ngay cả ở một số quốc gia có dầu mỏ, rất ít khi hình ảnh giàn khoan trên biển được in lên tờ tiền. Tiền Việt Nam là một trong số rất hiếm hoi có hình ảnh này.
Hội sưu tầm tiền Tân Phú gồm rất nhiều hội viên trẻ, cùng với những người thành viên có thâm niên 30 – 40 năm, có người sở hữu những bộ tiền trị giá hơn chục ngàn USD. Họ vẫn luôn tụ họp mỗi cuối tuần, thảo luận về một nội dung nào đó hoặc giới thiệu các tư liệu mới về tiền. Hôm ấy, chuyện biển đảo râm ran cả một góc quán.
Trong buổi sinh hoạt của hội sưu tầm tiền Tân Phú tại TP.HCM mới đây, nhiều hội viên đã giới thiệu từ bộ sưu tập hàng chục năm của mình những tờ tiền có nội dung biển đảo, một chủ đề đang được nhắc đến ở khắp nơi.
Biển Việt Nam trên lịch sử tiền Việt Nam
Anh Hà Văn Thọ (thường gọi là Thọ 100, vì anh chỉ thích chơi các loại tiền có đúng mệnh giá 100) – người đã viết quyển “Lịch sử tiền tệ Việt Nam”, lựa từ bộ sưu tập của những người đến tham dự buổi sinh hoạt, ra hơn chục tờ tiền có chủ đề liên quan tới biển, kinh tế biển Việt Nam.
Anh Thọ chỉ dẫn: “Vịnh Hạ Long là một trong những địa danh đặc biệt nhất, vì xuất hiện trên tiền Việt Nam đến 6 lần trong nhiều thời kỳ khác nhau, từ thời Đông Dương đến Việt Nam hiện đại”.
Tờ tiền “Banque de Indonchine” – giấy bạc một trăm đồng in năm 1946, được người Anh in cho người Pháp đồng minh sau khi phát xít Nhật rời khỏi VIệt Nam. Tờ tiền được lưu hành toàn quốc từ năm 1946. Trên một mặt tiền này có in hình hai chiếc thuyền buồm, một hình ảnh đặc trưng dễ thấy của Vịnh Hạ Long.
Tờ tiền 1đ in năm 1985, có hình hòn Phụ Tử ở Hà Tiên
Ngoài ra, tờ tiền “Une Pastrie” (một đồng) được in tại công ty in tiền của Pháp tại Hà Nội (Ideo Hanoi) cũng có hình ảnh thuyền buồm trên Vịnh Hạ Long. Tờ tiền này được lưu hành từ 1942 -1946.
Trong lịch sử tiền Việt Nam hiện đại, Vịnh Hạ Long cũng xuất hiện trên tờ 200.000 đồng polymer, tờ 10.000 đồng phát hành năm 1993 và có màu đỏ, hầu hết với đặc tả cảnh đẹp và thắng cảnh biển.
Ngoài ra, vẻ đẹp của biển Việt Nam trên tiền giấy còn có thêm hình ảnh của Mũi Né và vịnh Hà Tiên.
So với các chủ đề khác, chủ đề biển và kinh tế biển khá dày trên tiền Việt Nam. Đặc biệt là phải nói đến 2 tờ 5000 đồng in năm 1987 và tờ 10.000 đồng polymer mới bây giờ. Cả 2 tờ đều có in hình giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ của Việt Nam
Ông Võ Thanh Tùng,
nhà sưu tập tiền Việt Nam
Video đang HOT
Trên tờ tiền 10 đồng màu đỏ (in năm 1956, lưu hành ở miền Nam Việt Nam), và tờ 200 đồng (in 1960, lưu hành ở miền Bắc Việt Nam), hình ảnh của Mũi Né được thể hiện như một eo biển còn hoang sơ, với lưới đánh cá giăng ngang khung tranh vẽ và những con thuyền câu nhỏ đậu trú trong vùng eo nước. Vịnh Hà Tiên xuất hiện nhiều lần, đặc biệt với hòn Phụ Tử trên tờ 1 đồng, 2 đồng được sử dụng năm 1985.
Người thích chơi tiền có thể nhìn thấy thắng cảnh ở những địa danh hấp dẫn ấy, ngày xưa có khi chỉ là doi cát, là một bãi đậu thuyền bé xíu, hoặc một bãi biển không có tàu bè qua lại, như một hình ảnh xinh đẹp của quê hương vùng biển.
Chống ngoại xâm và khẳng định chủ quyền
Đặc biệt, ngoài hàm lượng chủ đề về biển được nhắc đến rất nhiều trong các hình vẽ trên tiền nhiều thời kỳ, nội dung chống giặc ngoại xâm cũng được thể hiện trên một số tờ tiền trong Bộ Tướng (cách gọi của dân sưu tập tiền, gồm 4 tờ in năm 1966, lưu hành trong chế độ VNCH, in hình: dây hoa leo, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ và tả quân Lê Văn Duyệt, tượng trưng cho các vị anh hùng ở 3 miền) được in năm 1966.
Trên tờ 500 đồng là hình chân dung vị tướng Trần Hưng Đạo, mặt sau tờ tiền là hình vẽ mô phỏng chiến thắng Bạch Đằng vang dội, đánh đuổi quân Nguyên Mông. Hình ảnh này khiến người sưu tầm tiền nhớ về trận thủy chiến vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Anh Lê Nguyễn Tuấn Anh, một người mua bán tiền sưu tầm trong giới cho biết: “Tờ tiền này đi chung cả bộ có nội dung rất ý nghĩa, nên cũng có nhiều người tìm mua”.
Tờ tiền “Une Piastre” (một đồng) được in tại công ty in tiền của Pháp tại Hà Nội
có hình ảnh thuyền buồm trên Vịnh Hạ Long
Một mặt tờ tiền 200 đồng này là danh tướng Nguyễn Huệ. Mặt kia là hình vẽ giới thiệu chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của vị vua nổi danh này trước quân Thanh xâm lược năm 1789
Anh Lê Nguyễn Tuấn Anh,
một người mua bán tiền sưu tầm trong giới cho biết
Rút từ bộ sưu tập mình có mang theo tờ 200 đồng cùng bộ, anh Tuấn Anh chỉ dẫn hai mặt tờ tiền: “Một mặt tờ tiền này là danh tướng Nguyễn Huệ. Mặt kia là hình vẽ giới thiệu chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của vị vua nổi danh này trước quân Thanh xâm lược. Một người sưu tập khác trong bàn nói ngay: “Ở đây, Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử trước lực tiến như vũ bão của quân Tây Sơn”.
Ông Võ Thanh Tùng, một nhà sưu tập tiền hơn 40 năm chuyên về tiền Việt Nam nhận xét: “So với các chủ đề khác, chủ đề biển và kinh tế biển khá dày trên tiền Việt Nam. Đặc biệt là phải nói đến 2 tờ 5.000 đồng in năm 1987 và tờ 10.000 đồng polymer mới bây giờ. Cả 2 tờ đều có in hình giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ của Việt Nam”.
Tờ 5.000 đồng in năm 1987, cùng với tờ 10.000 đồng đã vẽ 2 hình ảnh, ở 2 góc độ khác nhau của giàn khoan Bạch Hổ này. Đây là một trong những hình ảnh nổi bật nhất cho thấy chủ đề về kinh tế và biển đảo là nội dung quan trọng trên tiền. Anh Hà Văn Thọ nhận xét: “Theo tôi được biết, ngay cả ở một số quốc gia có dầu mỏ, cũng rất ít quốc gia in hình ảnh giàn khoan trên biển lên tờ tiền. Tiền Việt Nam là một trong số rất hiếm hoi, lại có đến 2 tờ. Trong suốt nhiều năm chơi tiền, tôi chưa được thấy tiền nước nào khác có hình giàn khoan”.
Tờ giấy bạc một trăm đồng, do người Anh in để người Pháp lưu hành tại VN từ năm 1946
Vừa lật quyển “Lịch sử tiền tệ Việt Nam” mình đã viết và biên soạn, anh Thọ trầm ngâm: “Rất nhiều chủ đề khác như cảng Nhà Rồng (in trên tờ 30 đồng năm 1980), cảng Hải Phòng (in trên tờ 500 đồng năm 1985) liên quan đến biển và hình ảnh biển Việt Nam cũng được nhắc lại liên tục trên các giai đoạn tiền Việt Nam. Biển là một phần quan trọng của Việt Nam”.
Hình ảnh giàn khoan Bạch Hổ ở nhiều góc khác nhau trên tiền 5000đ (in năm 1987) và tiền
10.000đ polymer mới
Một số hình ảnh cảng Nhà Rồng (tờ 30đ) và cảng Hải Phòng (500đ )
Anh Hà Văn Thọ, tác giả quyển “lịch sử tiền tệ Việt Nam” giới thiệu về những tờ tiền có chủ đề biển đảo Việt Nam
Phong cảnh Mũi Né (tờ màu hồng) và vịnh Hà Tiên (màu xám) trong một số loại tiền cũ
Ông Võ Thanh Tùng, nhà sưu tầm chuyên về tiền Việt Nam hơn 40 năm, trong bộ sưu tập của ông có cả những tờ tiền Trung Quốc đã đưa vào Việt Nam lưu hành khi đổ quân vào Việt Nam năm 1946 ở miền Bắc
Chủ nhật tuần nào, hội sưu tầm tiền Tân Phú cũng họp nhóm, trao đổi tài liệu, sách báo,
giới thiệu các bộ sưu tập
3 tờ tiền trong bộ tiền “Bộ tướng” (1966), có 2 tờ nói về chiến thắng Bạch Đằng của danh tướng Trần Hưng Đạo và chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung
Tờ tiền 200 đồng in hình chiến thắng chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa trước quân Thanh
của Hoàng đế Quang Trung
Tờ tiền 500 đồng in hình chiến thắng Bạch Đằng vẻ vang của danh tướng Trần Hưng Đạo
Theo TNO
Đại đội nữ pháo binh ngư thủy Quảng Bình thăm huyện Hoàng Sa
Sáng nay 7/6, trong chuyến công tác tại Đà Nẵng, 34 trong số 81 thành viên nữ Đại đội pháo binh ngư thủy tỉnh Quảng Bình đã đến thăm huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng).
Tại đây, các nữ pháo binh ngư thủy đã được xem lại những thước phim tư liệu giới thiệu về quá trình sở hữu của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và công cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo không thể tách rời của Việt Nam này.
Đại đội trưởng Đại đội nữ pháo binh anh hùng ngư thủy Quảng Bình Ngô Thị Kim The (bên trái) và Chính trị viên Trần Thị Thản tại buổi gặp mặt
Thay mặt các nữ pháo binh ngư thủy Quảng Bình, Chính trị viên đại đội - bà Trần Thị Thản bày tỏ: "Qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chị em nữ pháo binh của chúng tôi được biết Trung Quốc đã đặt giàn khoan trái phép trên khu vực vùng biển chủ quyền của nước ta. Cũng như nhân dân Việt Nam, chị em chúng tôi rất bức xúc về việc này. Chị em chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng lãnh hải của Việt Nam".
Chính trị viên Trần Thị Thản cũng chúc lãnh đạo huyện Hoàng Sa nói riêng và nhân dân cũng như lãnh đạo Đà Nẵng nói chung luôn vững tâm để bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
34 thành viên Đại đội nữ pháo binh anh hùng ngư thủy Quảng Bình chụp hình lưu niệm tại UBND huyện Hoàng Sa
Chủ tịch huyện Hoàng Sa - ông Võ Công Chánh - thay mặt nhân dân Đà Nẵng đã gởi lời cảm ơn đối với các nữ ngư thủy pháo binh anh hùng của tỉnh Quảng Bình đã có chuyến thăm đến địa phương. Ông coi đây là niềm động viên của các chị em nữ ngư thủy pháo binh anh hùng của tỉnh Quảng Bình để lãnh đạo huyện Hoàng Sa vững tâm hơn trong việc bảo vệ chủ quyền, vùng lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc.
Ông Võ Công Chánh - Chủ tịch huyện Hoàng Sa bắt tay thăm hỏi các thành viên Đại đội nữ pháo binh anh hùng ngư thủy Quảng Bình
Theo Đại đội trưởng Đại đội nữ pháo binh ngư thủy anh hùng Quảng Bình - bà aNgô Thị Kim The cho biết, Đại đội được thành lập ngày 20/11/1967 với 37 thành viên toàn là nữ. Qua quá trình hoạt động, số lượng của đơn vị lên đến 91 thành viên. Trải qua quá trình chiến đấu, Đại đội đã dành nhiều chiến công oanh liệt và cái tên "Đại đội nữ pháo binh ngư thủy Quảng Bình" đã trở nên bất diệt. Đại đội trưởng Ngô Thị Kim The cũng cho biết, đến nay Đại đội còn lại 81 thành viên đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Quảng Bình.
Công Bính
Theo Dantri
Bạn đọc đóng góp ủng hộ cán bộ, chiến sĩ bảo vệ biển Đông Đoàn Lục Nghị (lớp 11 chuyên toán, Trường chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM): 500.000 đồng; Nguyễn Đình Toàn (P.Tân Định, Q.1, TP.HCM): 1.000.000 đồng; Trần Văn Chinh (Q.1, TP.HCM): 1.000.000 đồng; tập thể CNV Công ty TNHH TM Cao Hoa (261 Lê Minh Nhật, xã Tân Thông Hội, H.Củ Chi, TP.HCM): 33.212.000 đồng; Hội Đắk Lắk ở TP.HCM: 10.000.000 đồng; Tăng ni phật...