Thú vị chuyện ẩm thực của sao Premier League mùa cách ly
Trong giai đoạn cách ly tập trung 20 CLB nhằm chuẩn bị cho màn tái khởi động mùa giải, dinh dưỡng ẩm thực là một trong những vấn đề được các đội bóng và cầu thủ quan tâm hàng đầu. Rất nhiều phương pháp ăn kiêng, bài giảng trực tuyến và mô hình đi chợ kiểu mới được giới thiệu trong thời gian này.
Ăn uống thời 4.0
Làm cách nào để đảm bảo một tập thể 20 VĐV ưu tú duy trì được “phom người” trong suốt thời gian cách ly xã hội vì Covid-19 là câu hỏi làm đau đầu các nhà chức trách ở Premier League. Mayur Ranchordas, người đứng đầu bộ phận dinh dưỡng Wolves thừa nhận mọi thứ chuyển đổi quá nhanh trong 3 tháng qua khiến đội bóng của ông loay hoay, không biết phải thay đổi thế nào cho phù hợp tình hình thực tiễn.
Giống như các CLB khác, Wolves cung cấp hai bữa ăn mỗi ngày cho cầu thủ (sáng và trưa), kèm theo đồ ăn gói túi mang về nhà sau buổi tập chiều nếu được đăng ký. Tuy nhiên, các lựa chọn đó lập tức biến mất sau khi nhà bếp của Wolves phải đóng cửa theo chỉ đạo giãn cách xã hội.
Để phản ứng với thời cuộc, Ranchordas và các cộng sự quyết định xây dựng “bưu kiện thực phẩm” thiết kê riêng cho từng cầu thủ trong đội một. Bưu kiện đặc biệt này bao gồm tất cả những đồ ăn, thức uống trên cơ sở khoa học được đóng gói và bảo quản cẩn thận. Ngoài ra, còn có tờ hướng dẫn sử dụng cách chế biến, hàm lượng protein & carbohydrate nạp vào được trình bày dưới dạng infographic. Video nấu ăn mẫu sẽ được gửi qua phần mềm Whatsapp.
Video đang HOT
Các cầu thủ tại Premier League đã phải điều chỉnh cách thức ăn uống để không bị tăng cân trong thời gian cách ly
3 tháng qua, đội tư vấn dinh dưỡng của Wolves kiên trì tổ chức các buổi họp trực tuyến qua Zoom, bám sát lịch trình sinh hoạt của từng người. Kết quả thậm chí còn vượt quá kỳ vọng: Một tiền vệ của Wolves giảm tới 4,5 kg mỡ trong cơ thể.
Có điều, mục tiêu cuối cùng của Ranchordas là giáo dục cầu thủ những lý thuyết căn bản về tầm quan trọng của dinh dưỡng, chứ không đơn thuần là ép cầu thủ phải ăn gì, uống gì. “Điều quan trọng cầu thủ cần hiểu rằng phải nghiêm khắc với bản thân và không được ăn uống vô tội vạ, cũng như cảm thấy thoải mái khi không còn được sử dụng thực phẩm theo sở thích tự nhiên”, Ranchordas giải thích với Guardian.
Những trải nghiệm đặc biệt
Với những cầu thủ lập gia đình hoặc sinh sống với người thân, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng với những người ở xa nhà hay sống một mình, các CLB phải bỏ nhiều thời gian và công sức hơn giúp họ xây dựng chế độ ăn chuẩn chỉnh.
Gylfi Sigurdsson không có thói quen mua đồ ở Anh. Tiền vệ này nhận đồ ăn tươi sống từ Iceland gửi sang, rất nhiều trong số đó là các loại cá hiếm. Cũng may cho Everton, Sigurdsson là mẫu người kỷ luật, ăn nhiều rau xanh, cá và chỉ bổ sung thịt bò vào những hôm trước ngày thi đấu.
Nhưng không phải ai cũng tự giác như Sigurdsson, và thực tế là đại đa số cầu thủ chuyên nghiệp luôn muốn tận dụng tối đa khoảng thời gian rảnh rỗi, không bị kiểm soát bởi CLB để ăn uống, đập phá “thả phanh”. Lloyd Parker, trưởng bộ phận dinh dưỡng của Everton đã lên bài giảng chi tiết, làm việc hàng ngày qua Skype với đầu bếp riêng, bố mẹ, vợ/bạn gái của các cầu thủ để đảm bảo, họ sẽ tuân thủ kỷ luật.
Chưa hết, vào cuối ngày, các cầu thủ sẽ gửi bản báo cáo chỉ số cơ thể (cân nặng, lượng mỡ, cơ bắp….) được kiểm soát bởi một phần mềm được đích thân CLB lắp đặt tại nhà. Từ đó, đội tư vấn của Everton sẽ phân tích rồi tiếp tục điều chỉnh thực đơn, chế độ ăn.
West Ham thậm chí còn cẩn thận và chu đáo hơn. Họ không tin cầu thủ, hay chính xác hơn là quá hiểu tâm lý & hành vi sinh hoạt của giới quần đùi áo số. Đích thân nhóm đầu bếp CLB chế biến đồ ăn theo khẩu phần của từng người, đóng gói và gửi đồ tới địa chỉ của cầu thủ qua ứng dụng giao hàng.
Matt Jones, chuyên gia dinh dưỡng thể thao của West Ham chịu trách nhiệm lên thực đơn “cá nhân hóa”. Jones xây dựng hẳn một phần mềm quản lý cầu thủ, dùng thuật toán tính ra lượng calo nạp vào và thải ra cho mỗi người chơi của West Ham và từ đó, xây dựng chế độ ăn uống cho mỗi người.
Nhưng Jones không muốn chuyện ăn uống trở thành “quân lệnh”. Anh khuyến khích cầu thủ tự nấu ăn dựa trên các nguyên liệu được chỉ định và tổ chức một cuộc thi online. Hàng ngày, các cầu thủ “trả bài tập về nhà” qua email và whatsapp, được chấm điểm cho món ăn mình nấu và có xếp hạng tuần. “Giống như một cuộc thi bóng đá và tất cả đều hào hứng vì có động lực”, Jones giải thích.
Siêu đầu bếp Mark Noble
Jones chia sẻ tại West Ham, đội trưởng Mark Noble là đầu bếp tài ba nhất. Anh đặc biệt ấn tượng với món cá hồi và bánh khoai nướng. Ngoài ra, Noble còn “chế” món ăn sáng hàng ngày là bánh mì nướng ăn kèm trứng sốt kiểu Shakshuka được đánh giá là vừa ngon miệng, đủ chất lại không sợ béo.
Bánh trứng bị cấm tiệt
Món bánh trứng pudding truyền thống thường sử dụng trong các bữa ăn tại Anh được khuyến cáo là có hại cho sức khỏe của cầu thủ. Họ sẽ tăng cân rất nhanh nếu ăn thường xuyên, cụ thể là trường hợp của Kevin de Bruyne của Man City.
Luận văn lấy cảm hứng từ cú ném biên của Rory Delap
Sở hữu vũ khí lợi hại là cú ném biên đầy uy lực như đá phạt, cựu tiền vệ Rory Delap của Stoke từng được tôn vinh là ông Vua ném biên trong giới cầu thủ tại Premier League.
Cái tên Delap giờ đây lại đang được nhắc đến khi anh chàng sinh viên George Innes tại trường đại học tổng hợp Aberdeen (Scotland) đã viết luận văn dựa trên cảm hứng từ những cú ném biên của Delap.
Theo tờ Daily Mail, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành thống kê ứng dụng của Innes có phần giới thiệu ghi rõ: "Một nghiên cứu lý thuyết về 2 bàn thắng của Stoke từ những cú ném biên của Rory Delap trong trận thua 2-3 trước Everton vào ngày 14/9/2008 dẫn tới hai ngân hàng đầu tư Goldman Sachs và Morgan Stanley ngừng giao dịch vào ngày 21/9/2008". Nhiều bạn bè của Innes đã sửng sốt, thậm chí chế nhạo, mỉa mai khi biết Innes làm luận văn với sự liên hệ tưởng chừng chẳng có gì liên quan này. "Tôi biết sẽ gặp phải khó khăn khi lựa chọn đề tài. Nhưng sự độc đáo, mới lạ thường đem lại thành công hơn là những suy nghĩ theo lối mòn", Innes chia sẻ. Cá nhân Innes cũng đã nhận được khá nhiều lời khen, nhất là giảng viên hướng dẫn luận văn cho sinh viên này.
Bản luận văn với 12.498 từ của Innes tiếp đó đã nhận được sự chia sẻ hào hứng của cộng đồng mạng. Ngay bản thân Delap cũng không ngờ khi biết có luận văn được làm dựa trên những cú ném biên thần sầu của mình. "Sự sáng tạo rõ ràng là không hề có giới hạn. Cá nhân tôi cho rằng Innes xứng đáng nhận điểm 10 về suy nghĩ độc đáo của cậu ấy", cựu tiền vệ Stoke nhấn mạnh.
Không chỉ có Delap, một ngôi sao sân cỏ khác là Lionel Messi cũng đã trở thành niềm cảm hứng để tài khoản Sjors van Veen trên Twitter đề xuất đưa tên Messi vào từ điển thành một động từ. Theo van Veen, động từ này có phiên âm là /Mes-sey/, thì quá khứ của nó là Messi'd và mang nghĩa là nhìn thấy những gì mà người thường không thể nhìn được, hoặc có nghĩa là trở thành người xuất sắc nhất trong một lĩnh vực nào đó.
Tự sướng với fan, 2 sao lớn Chelsea bị khiển trách Hai ngôi sao của Chelsea là Marcos Alonso và Kepa đã bị BLĐ đội bóng khiển trách khi có hành động chụp ảnh tự sướng với các cổ động viên mới đây. Hôm 11/5 vừa qua, Chính phủ Anh đã ban hành tập tài liệu dày 50 trang để dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội tại quốc gia này, đồng thời "bật...