Thư về với mẹ khi con đã hy sinh!

Theo dõi VGT trên

Lá thư cuối cùng của liệt sỹ Nguyễn Văn Thịnh được viết vào đầu xuân 1985, tại chiến trường Vị Xuyên, Hà Giang trong chiến tranh biên giới. Người mẹ liệt sỹ chia sẻ, con trai từng kể chỉ còn mấy quả cà chua để ăn vì pháo địch đánh vào dữ lắm. Liệt sỹ Thịnh rất thích ăn bánh chưng nhưng vẫn dặn mẹ “đừng phần con bánh chưng, con không về được đâu!”.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước mặc niệm các anh hùng liệt sỹ (Ảnh: Nguyễn Dương)

Phần sau cùng của lễ kỷ niệm, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng toàn thể những người tham dự chương trình tại các đầu cầu cùng thắp nến trong giai điệu thiêng liêng của “Giai điệu Tổ quốc tôi” do các em thiếu nhi, tập thể các nghệ sĩ trình diễn, để một lần nữa tưởng nhớ và tri ân lớp lớp những người đã nằm xuống, những người đã hi sinh máu thịt của mình cho Tổ quốc.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 2

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng toàn thể những người tham dự chương trình tại các đầu cầu cùng thắp nến tri ân.

Tại Quảng Trị, dòng sông Thạch Hãn sáng bừng với đèn hoa đăng được thả đồng thời. TPHCM, mưa vẫn không ngớt, người tham dự vẫn đứng trang nghiêm trong phút tưởng niệm.

22h13′, thêm một câu chuyện xúc động được chia sẻ.

Mùa xuân năm 1984, một đoàn người, trong đó có Đại tướng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát hiện 3 bộ hài cốt kèm theo một lá thư nằm bên sông Đồng Nai. Ông đã viết lại chuyện đó trong cuốn hồi ký 30 năm về cuộc chiến.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 3

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 4

Hoa đăng trên dòng Thạch Hãn (Ảnh: Đăng Đức)

Hài cốt đó chính là 3 người lính cuối cùng của một tiểu đoàn. 3 anh đến từ 3 địa phương khác nhau: Sài Gòn, Quảng Ngãi, Thái Bình, là những người bị thương nặng, cố gắng cầm cự viết chung bức huyết thư kể về sự hi sinh của các đồng đội rồi mới buông tay, ngã bước, cùng nhau nằm lại cạnh dòng sông Đồng Nai.

22h, lá thư cuối cùng của liệt sỹ Nguyễn Văn Thịnh gửi về cho gia đình được chia sẻ. Lá thư được viết vào đầu xuân 1985, tại chiến trường Vị Xuyên, Hà Giang trong chiến tranh biên giới.

Người mẹ liệt sỹ chia sẻ, con trai từng kể chỉ còn mấy quả cà chua để ăn, vì pháo địch đánh vào dữ lắm. Liệt sỹ Thịnh cũng dặn mẹ “mẹ đừng phần bánh chưng, con không về được đâu!”.

Nhớ về con trai là một người rất tình cảm, mẹ liệt sỹ xót xa khi lên Hà Giang đón con trở về.

Mẹ liệt sỹ Thịnh có mặt trên hàng ghế dưới lễ đài, ngồi cùng các thương bệnh binh. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng trao từng bó hoa thay cho lời cảm tạ, tri ân dành cho các Mẹ và những người con đã anh dũng chiến đấu vì Tổ quốc của các Mẹ.

Tại Thái Nguyên, Quảng Trị, TPHCM, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng đồng loạt đứng dậy, thăm hỏi, tặng hoa, tri ân các mẹ Việt Nam anh hùng, những thương, bệnh tinh tham gia chương trình “Dáng đứng Việt Nam”.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 5

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 6

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 7

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở các đầu cầu thăm hỏi, tặng hoa, tri ân các Mẹ Việt Nam anh hùng, những thương, bệnh tinh tham gia chương trình.

21h59′, tại điểm cầu Hà Nội, thân nhân một số liệt sỹ được mời lên lễ đài. Bộ trưởng Lao động, Thương bình và Xã hội Đào Ngọc Dung trao cho thân nhân các liệt sỹ chứng nhận ADN đã được xác định trong thời gian qua. Với nỗ lực của các lực lượng, hơn 2.000 liệt sỹ đã được xác định danh tính trong những năm gần đây.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 8

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao chứng nhận ADN cho thân nhân các liệt sỹ.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 9

21h49′, địa danh Gạc Ma được nhắc lại với câu chuyện về chiếc đồng hồ của một liệt sỹ được gia đình lưu giữ. Chiếc đồng hồ chết đúng lúc hơn 6h, đúng thời điểm đang có nổ súng ở đảo. Chiếc đồng hồ sau đó được gia đình đặt trên bàn thờ để hương khói, thay cho phần di hài người lính đã nằm lại với biển.

Một người mẹ, mẹ Nguyễn Thị Tròn, sau trận chiến năm đó, đã đi khắp biển gọi tên con – liệt sỹ Hoàng Văn Tuý cho đến khi đổ bệnh. Những di vật gửi về khắc thêm nỗi mong nhớ cho cả gia đình. “Một đứa con hi sinh trên đất liền, thân xác nó còn biết chứ hi sinh trên biển…” – cha liệt sỹ đau đớn nói.

Ở Quảng Bình, một người mẹ khác – mẹ Phan Thị Tạo – mẹ liệt sỹ Phan Văn Thiềng, hi sinh tại Gạc Ma năm 1988 cũng khóc đến mờ mắt mong con. Đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, mẹ vẫn khôn nguôi hi vọng tìm được con.

Tròn 20 năm dưới đá Gạc Ma, tàu HQ 01 mới được tìm thấy, 13 hài cốt được đưa lên. 13 hài cốt và 56 mẫu sinh phẩm của các liệt sỹ mất tới 74 ngày để làm các xét nghiệm, đối chứng. Sau cùng, danh tính 8 người được xác định.

Viện Pháp y quân đội đã lưu giữ 8 giọt mẫu ADN ấy trong khối pha lê để đưa các anh về với gia đình, người thân, coi như là một sự an ủi đôi chút với những người mất thân nhân.

21h43′, chương trình chuyển sang chuyện của những người lính may mắn được trở về với gia đình, quê hương nhưng “gánh” cả những thương tật nặng nề trên cơ thể. Phong trào “Chị em phụ nữ tình nguyện lấy thương binh” ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc biệt như thế.

Bà Trịnh Thị Sín, vợ thương binh Phạm Hữu Chung kể lại câu chuyện của mình. Cảm phục tinh thần người lính đã mất đi đôi mắt, mất đến 90% sức khoẻ, bà đến với ông, gây dựng một gia đình, chia sẻ với ông những khó khăn mấy chục năm qua, tiếp tục cùng nhau “chiến đấu”, dù cuộc chiến đã lùi lại từ lâu.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 10

Thương binh Phạm Hữu Chung chia sẻ: Lấy nhau mấy chục năm, ông chỉ có thể tưởng tượng ra khuôn mặt của vợ.

21h28′, câu chuyện về một lá thư thời chiến dẫn đoàn làm phim về Quảng Trị.

Bà Nguyễn Ngọc Cẩm bao nhiêu năm qua vẫn sống lẻ bóng với những lá thư của người yêu bộ đội một thời – liệt sỹ Đỗ Ngọc Lâm. Bà chỉ có một thông tin, đơn vị của người yêu với phiên hiệu 5B Quảng Ngãi và một địa danh là Hải Dương. Chỉ có thế.

Bà Cẩm vẫn giữ mãi nguyện vọng một ngày được gặp gia đình người yêu mình.

Video đang HOT

Dưới lễ đài, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chấm nước mắt. Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình ngồi lặng cạnh nhau, đôi mắt rưng rưng không giấu được cảm xúc.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 11

Dưới cơn mưa nặng hạt, ca sĩ Mỹ Tâm dạt dào cảm xúc với ca khúc “Em vẫn đợi anh về…”. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Thông tin trở lại với việc tìm kiếm quê quán của liệt sỹ Đỗ Ngọc Lâm. Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay là địa chỉ sau cùng được xác định để xác minh. Cũng những bức thư với dòng chữ quen thuộc bà Cẩm đang lưu giữ, màu mực đã nhoè theo thời gian. Trong một số bức thư, liệt sỹ Lâm cũng kể chuyện về người yêu tại Quảng Ngãi của mình.

Người thân của liệt sỹ ngậm ngùi nhớ lại những chuyện cũ. Một người cựu binh sau đó đã chia sẻ thông tin quý giá, có thể liệt sỹ được an táng lại một nghĩa trang ở Quảng Ngãi.

“30 năm nay mong làm sao có một thông tin nào để biết được anh mình nằm ở đâu” – tìm được tới nghĩa trang, đứng trước ngôi một đánh số 1/7, anh trai liệt sỹ Lâm vỡ oà nước mắt.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 12

Hình ảnh tại đầu cầu Quảng Trị – Thành cổ Quảng Trị. (Ảnh: Đăng Đức)

21h20′, thước phim tài liệu từ Trung tâm lưu trữ Quốc gia III hiện lên với từng trang giấy cũ, từ bằng tốt nghiệp tới một đôi khuyên tai nhỏ hiếm hoi.

Hơn 7.000 di vật của các liệt sỹ được lưu giữ tại đây, cũng là những manh mối để giúp tìm thêm được các anh/chị và đồng đội.

Chủ nhân đôi hoa tai là liệt sỹ Nguyễn Mai Đồng. Liệt sỹ chưa có gia đình, chỉ có một người con gái nuôi tên Nguyễn Thị Mai Khanh. Người con gái nuôi này chỉ còn giữ được một di vật duy nhất của cha là tấm di ảnh. Và người lính đã ngã xuống mảnh đất Lâm Đồng ngày nào đã giữ suốt bên mình đôi hoa tai dành cho cô con gái nuôi nơi hậu phương.

Bà Nguyễn Thị Mai Khanh được mời bước lên lễ đài tại tượng đài liệt sỹ Bắc Sơn, khóc ròng khi nhận lại kỷ vật của cha nuôi, không nói nên lời. Hơn 40 năm kể từ ngày cha mất, bà Khanh mới được tiếp nhận kỷ vật của cha.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp bước lên sân khấu chia sẻ nỗi xúc động, đỡ bà Khanh xuống ghế ngồi.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 13

Bà Khanh không thể kìm nén nỗi xúc động khi nhận lại kỷ vật của cha nuôi.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 14

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp bước lên sân khấu chia sẻ nỗi xúc động, đỡ bà Khanh xuống ghế ngồi. (Ảnh: Nguyễn Dương)

21h14′, chương trình trở về với Côn Đảo – nơi có nhà tù đã hơn 140 năm, nơi đến lúc này chỉ còn những cây bàng già cỗi, những bức tường âm u lưu giữ lại giai đoạn lịch sử đau đớn khi những người tù chính trị Việt Cộng bị giam giữ tại địa ngục trần gian.

Tiếng kêu đau đớn của những người tù bị hành hạ trong chuồng cọp, những hàng người bị còng chung một còng chân, những người lê lết trong xích xiềng, những thân hình chỉ còn da bọc xương quằn quại trên nền xi măng… tất cả những ám ảnh đó làm nổi bật ý chí kiên cường của những người chiến sĩ cách mạng.

Hình ảnh nữ chiến sĩ Võ Thị Sáu một lần nữa được tôn vinh như một biểu tượng của tinh thần quả cảm, làm khiếp sợ ngay cả những “sát thủ” lạnh lùng nhất.

Ca khúc “Nhớ ơn chị Võ Thị Sáu” vang lên dưới trời mưa như trút tại Củ Chi (TPHCM) khiến lòng người khó kìm cảm xúc. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân ngồi ngay cạnh nữ ca sĩ đang cất giọng hát đầy xúc cảm, cố kìm nước mắt…

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 15

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với xúc cảm sâu lắng khi tiếng hát về chị Võ Thị Sáu vang lên. (Ảnh: Nguyễn Dương)

21h5′, chương trình có sự hiện diện của những người cựu binh còn may mắn giữ được tính mạng nhưng cuộc sống cũng chưa thể thanh thản khi các đồng đội vẫn chưa được về nhà.

Thiếu tá Nguyễn Thanh Hà có hơn 30 năm chinh chiến qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ; kinh qua nhiều vị trí, từ người lính trên mặt trận tới các cấp chỉ huy. Ông đã dành 1/3 cuộc đời mình, tức 24 năm, dốc sức đi tìm kiếm các đồng đội, những người lính cấp dưới như để giải tỏa nỗi day dứt về việc phải tìm lại được con của các gia đình đã tình nguyện giao người thân cho ông mấy chục năm trước. Ông chỉ sợ thế hệ mình nằm xuống rồi, ai là người chỉ dẫn cho các lực lương đi tìm khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều? Ông đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác.

“Món nợ mà mình không vay nhưng giờ vẫn cứ phải tự nguyện đi trả, trả cho đất nước, cho những người mẹ mất con” – người cựu binh với thân mình chi chít những vết thương tâm sự.

Mùa khô năm nay, thêm một chuyến đi trả nợ nữa được ông thực hiện, nơi chiến trường Campuchia. Ông mong một ngày sẽ gặp lại những người lính của mình – những chàng trai thanh tân xưa kia ở nơi không còn cuộc chiến, cũng không còn những món nợ đau đáu đời người.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 16

Trưng bày chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng TPHCM bên trong đền Bến Dược. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

20h58′, hình ảnh nối tiếp những hình ảnh ám ảnh mỗi người. Cuốn nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Kỳ Sơn với những dòng tâm sự chân thành “bắn đạn thật mà tay run run”. Có những dòng chữ được viết chỉ 6 ngày trước khi hi sinh, người lính trẻ vẫn viết: “Ta yêu hoà bình, yêu màu xanh…”.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh – mẹ liệt sỹ gạt nước mắt, mỗi mùa phượng nở trông ngóng mà con vẫn không về, bà bật khóc nghẹn lời “thương nhớ con vô cùng”. Với cha của Nguyễn Kỳ Sơn, có cuốn nhật ký của anh, ông có được chút an ủi, coi như con còn sống.

Trong gia đình, mỗi bữa cơm, trên mâm cơm vẫn có một chiếc bát, một đôi đũa như để dành cho người thân. Sau 38 năm tìm kiếm, gia đình liệt sỹ Nguyễn Kỳ Sơn tìm đến được cánh cửa sổ kín vết đạn ngay cạnh sông Thạch Hãn. Gia đình cũng xin được đưa về một nắm đất để thờ cúng.

Biết được nơi người thân hi sinh cũng còn là một điều an ủi so với những gia đình không có một thông tin, không một lời nhắn nhủ, đành ký thác nỗi thương xót day dứt vào sóng nước sông Thạch Hãn, nơi dòng máu, da thịt các anh đã hoà cùng dòng nước sông.

8h51′, những hình ảnh tư liệu về Thành cổ Quảng Trị – mảnh đất chín nhừ vì bom đạn trong suốt 81 ngày đêm đỏ lửa với hàng nghìn mảnh đời thanh xuân, những người lính, những sinh viên Hà Nội chỉ 18 -20 tuổi đã ngã xuống được chiếu lại.

Tại Thành cổ có một di tích được tạo hình cuốn sách, biểu tượng của những người lính sinh viên đã nằm lại đây.

Một cựu sinh viên trường Xây dựng, ông Lê Xuân Tường, không nén được nước mắt khi đứng trước bức biểu trưng của thế hệ mình một thời, nhắc lại những ca khúc vang lên giữa chiến hào, giữa 2 trận đánh.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 17

Ông Lê Xuân Tường, không nén được nước mắt khi đứng trước bức biểu trưng của thế hệ mình một thời. (Ảnh: Nguyễn Dương)

Cựu sinh viên đại học Tổng hợp Nguyễn Quý Lăng kể lại, ngày đó, khi lên đường, hành trang mang theo có những món đồ đặc trưng như quyển thơ, cuốn tiểu thuyết, cuốn sổ chép tay ca khúc nhạc Nga yêu thích hay cây đàn ghi ta thường vang lên điệp khúc “Thời thanh niên sôi nổi”. Ông Lăng cũng rơm rớm nước mắt.

Các cựu chiến binh xưa một lần nữa cùng hoà giọng hát lại ca khúc của một thời tuổi trẻ mười tám đôi mươi để tưởng nhớ đồng đội trong tiếng ghi ta, tiếng kèn acmonica.

Tại các điểm cầu, trên gương mặt ưu tư của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhiều người đôi mắt cũng đã đỏ hoe, cố nén xúc động…

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 18

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 19

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 20

Những người cựu chiến binh ưu tư khi được sống lại một thời sôi nổi, một thời bi hùng. (Ảnh: Đăng Đức)

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 21

Mưa như trút ở Đền Bến Dược (đầu cầu TPHCM). (Ảnh: Phạm Nguyễn)

20h44′, quay trở lại điểm cầu Hà Nội, từ thông tin Đại tá Mai Xuân Chiến, chương trình đã liên lạc được với một người cha, tóc đã bạc phơ, lưng đã còng, có người có con trai vừa được tìm thấy cùng các đồng đội ở sân bay Biên Hoà.

Chia sẻ về câu chuyện mấy chục năm trời đi tìm con mà không thấy, ông đã phải tự an ủi, con ngã xuống vì đất nước thì ở đâu cũng là quê nhà. Nhưng rồi đột nhiên không đi tìm mà thấy con, cụ ông chia sẻ, nhận tin báo từ Biên Hoà, gia đình sung sướng lắm. Ông ngậm ngùi gạt nước mắt, xúc động khó kìm lời.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 22

Người cha già xúc động chia sẻ cảm xúc khi “không đi tìm mà thấy con”. (Ảnh: Nguyễn Dương)

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 23

Mưa nặng hạt trở lại gây nhiều khó khăn cho đầu cầu Củ Chi (Ảnh: Phạm Nguyễn)

TPHCM mưa lớn trong đêm cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ ( Video: Phạm Nguyễn)

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 24

Mũ tai bèo và nhành hoa cúc thay cho những người lĩnh đã vĩnh viễn nằm lại vì Tổ quốc, chẳng thể trở về. (Hình ảnh tại đầu cầu TPHCM). (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Tại đầu cầu TPHCM, một bức không ảnh chụp từ 10 năm trước về sân bay quân sự Biên Hoà được nhắc lại như một manh mối để tìm được nơi mai táng tập thể của rất nhiều người lính. 150 người đã ngã xuống trong trận chiến ác liệt tại sân bay này trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

Bob Coner – người bảo vệ sân bay Biên Hoà khi đó đã trở thành người chỉ dẫn cho việc quy tập hài cốt các liệt sỹ tại đây.

Thứ đó, tháng 4/2014, các lực lượng đã tìm được tấm nilon bọc thi hài rất nhiều người lính được chôn sát đường băng của sân bay.

Hiện còn hơn 300.000 ngôi mộ chưa biết tên và hơn 2000.000 liệt sỹ còn chưa tìm được hài cốt. Đó là nỗi đau, day dứt với từng gia đình và mọi người con Việt Nam đang được sống trong thời bình.

Trong mưa, câu chuyện của Đại tá Mai Xuân Chiến (Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai) – tiếp thêm hi vọng cho việc tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ qua hoạt động hợp tác cùng các cựu binh Mỹ và những người tham gia chế độ cũ – những người đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị cho hoạt động quy tập hài cốt liệt sỹ.

Ông Chiến thông tin, gần nhất, lực lượng đã tìm được người trực tiếp lái máy ủi san hố chôn lấp đã chỉ tiếp 2 vị trí chôn cất khác gần trạm bơm trong sân bay Tân Sơn Nhất. Theo Đại tá Chiến, đây là một thông tin rất đáng tin cậy và mang lại nhiều kỳ vọng về việc tìm thêm được những người lính đã ngã xuống.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 25

Đại tá Mai Xuân Chiến kể về hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ ở sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: Nguyễn Dương)

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 26

Những lời chia sẻ gây xúc động sâu sắc cho các đại biểu. (Ảnh: Nguyễn Dương)

20h29′, “Không một tấm hình/Không một dòng địa chỉ/Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường/Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ” – những lời thơ của Lê Anh Xuân về hình ảnh người lính trên đường băng Tân Sơn Nhất do các em nhỏ đọc thuộc từ sách giáo khoa phổ thông khiến không khí tại các điểm cầu như lặng đi.

Sự hi sinh quên mình của rất nhiều thế hệ dẫn lại ký ức về những trận đánh oai hùng mà bao người con đất Việt đã hoá thân vào đất quê hương. Câu chuyện bắt đầu từ nghĩa trang trên đỉnh đồi A1, trận địa Điện Biên Phủ với hàng nghìn nấm mộ liệt sỹ chưa xác định được danh tính.

Nước mắt của bà Bùi Thị Dẫn (Hải Phòng), con gái của liệt sỹ Bùi Thế Giới về tâm nguyện tìm được dù chỉ là một nắm đất của người cha đã dời xa khi bà mới chỉ 2 tuổi khiến người xem khó cầm được nước mắt. Đi trên đồi D1, bà Dẫn may mắn được những người đồng đội cũ của cha chỉ lại nơi liệt sỹ Bùi Thế Giới ngã xuống. Bà gom một nắm đất tại mảnh đất lịch sử, khấn xin cha cho mang nắm đất về quê hương để thờ phụng, để tưởng nhớ về cha. Rất nhiều gia đình trên khắp mảnh đất Việt Nam hiện cũng vẫn phải chịu nỗi đau xót, day dứt như bà Dẫn.

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 27

Đầu cầu TPHCM thời điểm này đang có mưa khá nặng hạt. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Thư về với mẹ khi con đã hy sinh! - Hình 28

Hình ảnh tại đầu cầu Quảng Trị. (Ảnh: Đăng Đức)

20h13′, những thước phim lịch sử được chiếu lại về cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bút tích của Bác Hồ trong bức thư gửi người bác sĩ có con trai hi sinh trong chiến đấu như chỉ đạo, định hướng lớn cho chính sách chăm lo, báo đáp người có công mà Đảng, Nhà nước đã thực hiện hơn 70 năm qua.

Trong bức thư, Bác chia sẻ chân thành, Người không có gia đình và không có con nhưng gia đình của tôi là toàn thể người dân Việt Nam, con của tôi là tất cả những thanh niên, những người con đang cầm súng ra trận, mỗi người ngã xuống là một nỗi đau khuôn nguôi với người.

Ngay cả trước khi có quy định về việc đền ơn đáp nghĩa những người có công với cách mạng, lịch sử đã ghi nhận rất nhiều cá nhân đã tự nguyện đứng ra làm công việc này. Bác Hồ từng gửi thư khen bà Nguyễn Thị Đích – người lập một “An dưỡng đường cho thương binh”, coi đó là một hành động chiến đấu vì tổ quốc.

Bà Tạ Thị Vệ – một nhân chứng từng tham gia việc chăm sóc thương binh ở An dưỡng đường này kể lại việc nhường nhà, sẻ cơm cho những người bị thương trong chiến đấu.

20h3′, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu các lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên viếng các anh hùng liệt sỹ.

Tại khu di tích Quốc gia 27/7 (Đại Từ, Thái Nguyên), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng dâng hương viếng các anh hùng liệt sỹ.

Đồng thời, tại Bến Dược, Chủ Chi, TPHCM, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dâng hương. Tại khu di tích Thành Cổ Quảng Trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng hành lễ, tưởng nhớ vong linh những người con của dân tộc đã ngã xuống đất lửa những năm chiến tranh.

Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện diện ở 4 điểm cầu truyền hình trực tiếp.

Tại Hà Nội có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng, Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải, Chánh Văn phòng TƯ Đảng Nguyễn Văn Nên, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình, Chủ tịch UB TƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu… cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và nhà nước, lãnh đạo TP. Hà Nội cùng đông đảo các mẹ Việt Nam anh hùng.

Tại thị trấn Hồng Sơn, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, ý nghĩa ngày 27/7 được nhắc lại. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự chương trình tại điểm cầu này. Trưởng Ban Dân vận Trương Thị Mai, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cùng lãnh đạo các ban ngành Trung ương và tỉnh Thái Nguyên cùng nhân dân toàn tỉnh cùng có mặt tại chương trình.

Đền Bến Dược (Củ Chi, TPHCM) có sự hiện diện của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành uỷ TPHCM Nguyễn Thiện Nhân. Buổi lễ tại TPHCM diễn ra trong cơn mưa nặng hạt.

Tại điểm cầu Thành cổ Quảng Trị có Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư tỉnh uỷ Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng cùng lãnh đạo các ban ngành trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và các mẹ Việt Nam anh hùng,c ác thương bệnh binh, cựu chiến binh của Quảng Trị.

Chương trình lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ với tên gọi “Dáng đứng Việt Nam” bắt đầu với phút mặc niệm nghiêm trang tại tượng đài liệt sỹ Bắc Sơn (Hà Nội).

Nhóm phóng viên thời sự

Theo Dantri

Chuyện Đại tướng giúp đồng đội cụt chân tay hưởng chế độ sau 30 năm

"Tôi đi và gặp rất nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh nghèo khó. Mình và nhiều người khác được như ngày hôm nay cũng là nhờ máu xương của anh em đồng đội. Thời bình để gia cảnh anh em nghèo túng, tự nhiên thấy lương tâm mình rất cắn rứt", Đại tướng Trà tâm sự.

Người lính Nguyễn Văn Trí bị thương phải cắt chân, rút đốt tay, mấy chục năm sống trong cảnh nghèo khổ nhưng lại không hưởng chế độ thương tật. Trong một lần vào miền Nam thăm đồng đội cũ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà đã gặp lại người đồng đội.

Chuyện Đại tướng giúp đồng đội cụt chân tay hưởng chế độ sau 30 năm - Hình 1

Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phạm Văn Trà

Trả nghĩa với ân nhân

Như trong bài "Vị Đại tướng sống chung với mảnh đạn trong đầu nửa thế kỷ" Dân Việt đã đăng tải, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi còn là Tiểu đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Tiểu đoàn 309, Trung đoàn 1 U Minh đã bị thương trong trận đánh năm 1966. Ông được một cậu bé và mẹ cậu (tên là Sáu) cứu và đưa về vùng giải phóng,

Ông kể, sau giải phóng miền Nam ông lại tiếp tục đi chiến đấu ở chiến trường Campuchia rồi bận công tác nên chưa có điều kiện đi tìm để gặp lại ân nhân đã cứu sống mình. Điều đó làm ông day dứt mãi về sau này.

Chuyện Đại tướng giúp đồng đội cụt chân tay hưởng chế độ sau 30 năm - Hình 2

Đại tướng Phạm Văn Trà kể chuyện giúp đồng đội làm chế độ thương binh. (Ảnh: Lương Kết)

"Khoảng năm 1995, khi đang là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam tôi mới tìm lại được "cậu bé" đã cứu sống mình năm xưa. Giờ cậu bé xưa đã lớn, tên là Gương, ngụ ở xã Vĩnh Quới, Ngã Năm, Sóc Trăng. Thời gian đó, gia đình Gương rất khó khăn, hai vợ chồng phải xuống vùng Năm Căn, Cà Mau để bắt con ba khía và chặt củi mưu sinh. Hàng tuần, đong được hơn chục ký gạo, vợ chồng Gương lại gửi về cho các con" - vị Đại tướng nhớ lại.

Xót xa trước hoàn cảnh của ân nhân cũ, ông Trà đã bỏ tiền túi mua 4ha ruộng cho vợ chồng Gương để họ không phải đi làm ăn xa. Sau này ông sắm thêm máy cày, bừa và giúp vợ chồng anh làm căn nhà.

"Nhờ chăm chỉ làm ăn giờ vợ chồng Gương có lẽ khá nhất vùng đó. Để tri ân mảnh đất mình đã từng chiến đấu, được người dân bao bọc, tôi đã vận động anh em mua thêm gần 10ha ruộng giúp người dân nghèo trong xóm. Mỗi lần tôi trở lại đó, được người dân ở đây coi như anh em trong nhà là điều làm tôi thấy vui và cảm động nhất", tướng Trà kể.

Vị tướng già cho biết thêm, mỗi khi về nhà ân nhân chơi ông không quên nhắc giờ anh khá rồi mỗi năm để ra vài tấn lúa đem giúp những người nghèo khác. "Nhớ lời tôi dặn, hàng năm Gương đều giúp đỡ cho nhiều người nghèo ở xung quanh mình, giờ đây uy tín của Gương ở địa phương rất cao", tướng Trà cho hay.

Giúp người lính cụt chân tay làm chế độ

Chuyện Đại tướng giúp đồng đội cụt chân tay hưởng chế độ sau 30 năm - Hình 3

Ông Nguyễn Văn Trí và chiếc xe lăn được Đại tướng Phạm Văn Trà tặng cách đây 6 năm. (Ảnh: Báo QĐND)

Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết, năm 2006, sau khi nghỉ hưu ông dành thời gian để đi vận động xây dựng nhà tình nghĩa cho nhiệu hộ gia đình chính sách. "Tôi đi và gặp rất nhiều gia đình thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh nghèo khó. Mình và nhiều người khác được như ngày hôm nay cũng là nhờ máu xương của anh em đồng đội. Thời bình để gia cảnh anh em nghèo túng, tự nhiên thấy lương tâm mình rất cắn rứt", tướng Trà tâm sự.

Từ ngày nghỉ hưu cho tới nay ông đã dành thời gian đi vận động để xây dựng được hơn 700 căn nhà tình nghĩa ở nhiều vùng trên cả nước. Bên cạnh đó vị tướng cả đời chinh chiến còn dành thời gian đi thăm những đồng đội chiến đấu năm xưa. Từ những chuyến đi này ông đã xác nhận để giúp giải quyết chế độ thương binh cho nhiều trường hợp bị thất lạc hoặc không đủ hồ sơ, giấy tờ.

Đại tướng Phạm Văn Trà kể, trong số những đồng đội được ông xác nhận để làm chế độ thương binh có trường hợp hoàn cảnh rất thương tâm khiến ông cứ day dứt mãi trong lòng cho tới tận giờ.

"Năm 2010, tôi về Hậu Giang, nhờ người chở xe máy ghé thăm nhà ông Tô Văn Nghĩ. Ông Nghĩ thời chiến tranh là Trung đội trưởng của đơn vị tôi. Trong lúc trò chuyện ông Nghĩ đã thốt lên: Anh có nhớ cậu Nguyễn Văn Trí thuộc đơn vị của chúng ta (Trung đội Vệ binh, Trung đoàn 1 Quân khu 9) bị thương, cụt cả chân tay từ mấy chục năm trước không? Đến giờ cậu ấy vẫn không được hưởng chế độ gì".

Nghe đến đó, vị tướng tự nhiên thấy lòng thắt lại. Một người cụt cả chân cả tay do chiến trận mà mấy chục năm trời không được hưởng chế độ gì thì cay đắng và trớ trêu quá.

Ngay lập tức, vị tướng cùng ông Nghĩ đến tìm gặp người chiến sĩ năm xưa - ông Nguyễn Văn Trí. Qua lời kể của Trí, tướng Trà mới biết ông Trí bị thương trong một trận đánh năm 1973. Sau khi phẫu thuật cắt chân và bàn tay trái bị tháo 4 đốt, ông Trí được đơn vị cho về địa phương. Sau giải phóng miền Nam, ông Trí đi làm thủ tục để hưởng chế độ thương binh nhưng khi chính quyền yêu cầu viết đơn tường trình ông lại không biết chữ.

"Trí khi đó muốn tìm lại đơn vị cũ để giúp xác nhận nhưng Trung đoàn đang chiến đấu ở tận Campuchia. Sau này do hoàn cảnh cụt chân tay, lại nghèo khó nên cậu ấy cũng không có điều kiện đi tìm. Hàng ngày Trí cứ lết ra chợ bán vé số mưu sinh", tướng Trà xúc động kể.

Tướng Trà kể tiếp: Tôi hỏi lúc em bị thương ai nuôi, cậu ta nói chị Hồng, còn người phẫu thuật cắt chân, rút đốt ngón tay là bác sĩ Thông. Cả hai người này khi được hỏi đều đã xác nhận đúng. Sau đó tôi hoàn tất thủ tục để gửi cơ quan chức năng làm chế độ cho Trí. Năm 2011, sau gần 30 năm, Trí mới được hưởng chế độ đáng ra đã phải được hưởng từ lâu rồi. Hiện Trí vẫn đang sống ở Kiên Lương, Kiên Giang.

Năm nay bước sang tuổi 82, nhưng Đại tướng Phạm Văn Trà - người có đến 9 lần bị thương trong chiến đấu vẫn khỏe mạnh và mẫn tiệp. Ông cười hiền rồi vỗ vai thân mật khi tôi chia tay: Mình vẫn sẽ tiếp tục hành trình vận động để xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách và đi thăm hỏi, giúp đỡ đồng đội khắp nơi. Dù sao mình vẫn còn sức khỏe, lại có điều kiện hơn anh em. Giúp được gì cho đồng đội năm xưa, dù ít dù nhiều, mình cũng luôn sẵn lòng.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng ThápThi thể thiếu niên 16 tuổi bị cột vào đầu bơm nước, nổi trên kênh ở Đồng Tháp
22:01:57 06/02/2025
Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng NaiThông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai
10:28:25 07/02/2025
Học sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàngHọc sinh THPT ở Đồng Nai cho bạn vay nặng lãi, cao gấp 12-28 lần lãi ngân hàng
22:02:22 06/02/2025
Hai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vongHai chị em uống nhầm thuốc diệt chuột: Bé trai đã tử vong
14:44:47 07/02/2025
Hàng chục con trâu của người dân chết trong rừngHàng chục con trâu của người dân chết trong rừng
10:13:04 07/02/2025
Tai nạn chết người ở đường sắt tại Đồng Nai, tàu hỏa tê liệt gần một giờTai nạn chết người ở đường sắt tại Đồng Nai, tàu hỏa tê liệt gần một giờ
19:52:08 07/02/2025
Vụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóngVụ khe co giãn cao tốc bị bung, nhiều xe nổ lốp: Cục Đường bộ chỉ đạo nóng
22:07:30 07/02/2025
Xôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửaXôn xao clip tài xế xe biển xanh bị người phụ nữ hành hung vì đỗ xe chắn cửa
20:26:06 06/02/2025

Tin đang nóng

Nóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xaNóng: Tro cốt Từ Hy Viên bị phản đối đặt tại nhà, gia đình phải đưa ra quyết định an táng gây xót xa
10:15:34 08/02/2025
Đi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đờiĐi họp lớp bạn cũ khoe mua cả lượng vàng ngày vía Thần Tài, 3 hôm sau tôi phát hiện ra cú lừa chao đảo cuộc đời
05:52:40 08/02/2025
Uông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yênUông Tiểu Phi - chân dung kẻ huỷ hoại Từ Hy Viên: Xem vợ như máy đẻ, mặt dày "hút máu" khiến minh tinh chết cũng không yên
07:47:04 08/02/2025
Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?Hoa hậu Việt dính vào ồn ào nghi hẹn hò bạn trai cũ của Thiều Bảo Trâm là ai?
07:41:39 08/02/2025
Sao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầuSao Việt 8/2: NSND Hồng Vân trẻ đẹp tuổi 59, vợ Cường Đô La phủ nhận có bầu
08:10:10 08/02/2025
Chồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắtChồng Hàn đăng ảnh kỷ niệm 3 năm ngày cưới Từ Hy Viên, cộng đồng mạng không cầm được nước mắt
10:21:34 08/02/2025
Anh rể rủ đi leo núi đầu xuân, tôi hớn hở chuẩn bị cả ba lô đồ đạc, đến nơi, anh đề nghị một việc khiến tôi tức giận bỏ vềAnh rể rủ đi leo núi đầu xuân, tôi hớn hở chuẩn bị cả ba lô đồ đạc, đến nơi, anh đề nghị một việc khiến tôi tức giận bỏ về
06:05:35 08/02/2025
Bị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàngBị chê 'dở' vì mua vàng ngày Thần Tài, 10 năm sau cô gái khiến tất cả ngỡ ngàng
05:46:17 08/02/2025

Tin mới nhất

Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên

Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên

11:42:04 08/02/2025
Theo Ban ATGT tỉnh Phú Yên, nguyên nhân vụ tai nạn là do xe khách tự tông vào dải phân cách khiến xe bị lật. Vụ tai nạn khiến xe khách hư hỏng nặng. Một bộ biển báo hư hại và hơn 20m dải phân cách văng ra khỏi vị trí.
Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

Lật xe khách tại Phú Yên khiến 3 người chết, nhiều người bị thương

08:33:16 08/02/2025
Các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đang triển khai cứu hộ, cứu nạn, giải quyết hiện trường vụ lật xe khách trên QL1A, hiện đã xác định 3 người tử vong
Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc

22:21:28 07/02/2025
Sau 32 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, nhờ một thương lái, chị Hòa ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã tìm được manh mối, may mắn trở về đoàn tụ cùng gia đình trong niềm vui vỡ òa.
Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum

Bốn trận động đất liên tiếp trong sáng nay ở Kon Tum

22:10:18 07/02/2025
Theo thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu, huyện Kon Plông vừa xảy ra 4 trận động đất trong sáng 7/2. Các trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 3.2.
Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

Thứ trưởng Bộ Công an: Tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải

20:00:38 07/02/2025
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tội phạm trên không gian mạng là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu, đặc điểm của loại tội phạm này là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng...
Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo

Vụ nam shipper bị đánh tử vong: Gia đình nhận được cuộc gọi nghi lừa đảo

19:47:21 07/02/2025
Ngày 7/2, chị Đinh Thị Đào (vợ anh Trần Thành, 31 tuổi, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng là nam nhân viên giao hàng bị đánh tử vong) cho biết, gia đình nhận được một số tin nhắn, cuộc gọi nghi lừa đảo.
Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng

Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng

18:46:27 07/02/2025
Trưa nay (7/2), thông tin từ Công an xã Tân Bằng (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết, nguyên nhân vụ cháy căn nhà xảy ra trên địa bàn do chập điện tại vị trí máy giặt.
Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ

Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ

14:47:36 07/02/2025
Cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người tử vong xảy ra trên quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh Sơn La.
Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp

Bung khe co giãn cao tốc qua Thanh Hóa, nhiều ô tô bị nổ lốp

14:38:03 07/02/2025
Khe co giãn trên đường cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn đoạn qua huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bất ngờ bị bung khiến nhiều ô tô bị nổ lốp.
Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

Thanh Hóa: Phát hiện thi thể người đàn ông mất tích từ mùng 2 Tết

13:11:03 06/02/2025
Người đàn ông ở huyện Hậu Lộc mất tích từ mùng 2 Tết, đến sáng nay thì phát hiện thi thể nổi trên sông Lèn ở huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Cán bộ ở Vĩnh Phúc bị cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền

Cán bộ ở Vĩnh Phúc bị cắt ghép hình ảnh, video nhạy cảm để tống tiền

13:06:13 06/02/2025
Các đối tượng còn làm quen trên mạng xã hội, tán tỉnh, tương tác tin nhắn các nội dung nhạy cảm (chat sex) với nạn nhân rồi lén lút quay, chụp hình ảnh nhạy cảm của họ để tống tiền.
Vụ dân dựng lều canh ô nhiễm: Chuyển công an điều tra

Vụ dân dựng lều canh ô nhiễm: Chuyển công an điều tra

12:59:23 06/02/2025
Sở TN&MT tỉnh Ninh Bình đã chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến hành vi đổ, thải chất thải rắn trái quy định của Công ty CP tinh bột sắn Elmaco cho công an điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên

Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên

Netizen

12:27:51 08/02/2025
Vụ việc xảy ra vào khoảng 1h ngày 8/2, đoạn quốc lộ 1 đoạn qua xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) đã khiến 29 người thương vong.
Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Đĩa chuối lột vỏ xuất hiện bí ẩn đều đặn mỗi tháng gây sốt

Lạ vui

12:15:04 08/02/2025
Một chiếc đĩa đựng khoảng 15-20 quả chuối đã bóc vỏ xuất hiện ở Beeston (Nottinghamshire, Anh) hàng tháng trong hơn một năm qua khiến cư dân địa phương bối rối.
Ruud van Nistelrooy tức giận vì bàn thắng của MU việt vị cả mét

Ruud van Nistelrooy tức giận vì bàn thắng của MU việt vị cả mét

Sao thể thao

12:14:56 08/02/2025
Ruud van Nistelrooy than thở về bàn thắng quyết định của trung vệ Harry Maguire, khi anh đánh đầu ghi bàn thắng trong thời gian bù giờ từ vị trí việt vị để đưa Manchester United vào vòng năm FA Cup.
Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?

Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?

Pháp luật

12:01:33 08/02/2025
Lực lượng chức năng sau khi nhận được tin báo đã có mặt tại hiện trường, phát hiện thi thể anh V trên xe và nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc.
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Sức khỏe

11:49:06 08/02/2025
Cảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang

Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang

Sao châu á

11:43:23 08/02/2025
Động thái lạ của nữ người mẫu bóc phốt Uông Tiểu Phi, bảo vệ Từ Hy Viên sau khi minh tinh Vườn Sao Băng qua đời, đang khiến dân tình xôn xao.
Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý

Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý

Trắc nghiệm

11:11:19 08/02/2025
Chuyên gia phong thủy người Trung Quốc - Tạ Vịnh cho biết nhà ở có 6 dấu hiệu này được cho là mang lại may mắn, tài lộc, và sự thịnh vượng cho gia chủ và con cái.
Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú

Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú

Sao việt

11:08:08 08/02/2025
Trong 4 năm qua, Hải Tú và Sơn Tùng nhiều lần bị soi hint diện đồ đôi, ở chung nhà nhưng cả hai không lên tiếng phản hồi về mối quan hệ.
Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'

Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'

Sáng tạo

10:51:22 08/02/2025
Gia tộc Lý Quí nắm giữ chuỗi nhà hàng xa hoa, biệt thự và khối tài sản khổng lồ. Những nhà hàng, cafe nổi tiếng như Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli, Fly Cupcake Garden, Maxim s Nam An, An, An Viên,
Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

Mọt game

10:32:11 08/02/2025
Nhóm khoa họcdẫn đầu bởi nhà khảocổ Clément Zanolli từ Đại học Bordeaux (Pháp) đã dùng các phương tiện hiện đại để phân tích lại SK 15, một hàm răng khá giống răng con người hiện đại,
Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)

Phim châu á

10:30:33 08/02/2025
Ngày 7/2, sau một thời gian dài khiến khán giả chờ đợi không yên, cuối cùng bộ phim Newtopia của Jisoo (BLACKPINK) cũng đã chính thức lên sóng 2 tập đầu tiên.