Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non ở cầu kính Rồng Mây
Đứng trên cầu kính Rồng Mây- cây cầu cao nhất Việt Nam, trên trục đường quốc lộ 4D nối liền 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu,
Bạn không chỉ được chiêm ngưỡng toàn bộ đèo Ô Quý Hồ hùng vĩ, thơ mộng mà còn thu vào tầm mắt trọn vẹn khung cảnh rừng núi rừng Tây Bắc sơn thủy hữu tình…
Cận cảnh cầu Rồng Mây ôm cua dãy núi dựng đứng không dành cho người yếu tim
Nằm trên đèo Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) một trong tứ đại đỉnh đèo của núi rừng Tây Bắc, cách thị trấn Sa Pa khoảng 18km và cáp treo Fansipan khoảng 7km về phía Lai Châu, cầu kính Rồng Mây đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch vùng Tây Bắc. Có điều, điểm đến thơ mộng và hiểm trở đó có lẽ không dành cho người yếu tim.
Cùng với Mã Pí Lèng (tỉnh Hà Giang), Khau Phạ (tỉnh Yên Bái), Pha Đin (nằm giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên), đèo Ô Quy Hồ là một trong 4 cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ ở khu vực Tây Bắc, hấp dẫn những người ưa khám phá.
Du khách sẽ mất khoảng 10 phút để di chuyển từ chân núi tới đỉnh núi bằng thang máy lồng kính. Ngay khi bước chân ra khỏi thang máy, du khách sẽ bắt gặp cầu kính trong suốt vươn ra khỏi vách núi 60m. Đây là một nơi mà bạn có thể cảm nhận trọn vẹn những con đường đèo uốn lượn, ruộng bậc thang, núi rừng trùng điệp, vốn là đặc trưng của vùng Tây Bắc với “xương sống” là dải núi Hoàng Liên Sơn – nóc nhà Đông Nam Á.
Từ trên cầu, du khách có thể thu trọn vào tầm mắt đèo Ô Quy Hồ hùng vĩ và thơ mộng
Video đang HOT
Cây cầu được làm hoàn toàn bằng kính trong suốt, sàn kính được lắp ghép bởi ba lớp kính dày 2cm, tổng độ dày mặt kính là 7cm. Lối đi rộng khoảng 5m với chiều dài 50m tính từ thang máy đến vách núi sa thạch của dãy Hoàng Liên. Theo thiết kế, cầu có thể chịu được sức nặng của hơn 3000 người một lúc.
Cầu kính Rồng Mây là cây cầu kính thứ 2 ở Việt Nam sau cầu kính tình yêu ở Mộc Châu (Sơn La). Nhưng xét về quanh cảnh thiên nhiên lẫn quy mô xây dựng thì cầu kính Rồng Mây thật sự ấn tượng hơn rất nhiều, hứa hẹn là điểm đến thú vị trên hành trình của những người yêu du lịch Tây Bắc.
Không chỉ là cây cầu kính cao nhất, cầu kính Rồng Mây còn có hệ thống thang máy lồng kính trong suốt đầu tiên ở Việt Nam. Toàn bộ hệ thống cầu kính dài khoảng 1km gắn liền vào vách núi đá ở độ cao 1000m so với độ cao của khe núi.
Cây cầu kính này không thực sự dành cho những người “yếu tim” bởi khi nhìn xuyên suốt tấm kính là vực sâu hun hút bên dưới. Tuy nhiên, với những người ưa khám phá, thì được check-in trên cây cầu tuyệt vời này là cơ hội không nên bỏ lỡ.
Lê Dung
Lạc vào Rú Chá khu rừng ngập mặn thần tiên tại Huế
Nếu đến Huế, bạn không thể bỏ qua Rú Chá - khu rừng ngập mặn mang vẻ đẹp thần tiên, kì ảo
Nhắc đến xứ Huế mộng mơ, khách du kịch có lẽ đã quen thuộc với những địa điểm nổi tiếng như Đại Nội, sông Hương, chùa Thiên Mụ, đồi Vọng Cảnh, thôn Vĩ Dạ,....Tuy nhiên có lẽ ít người biết đến Rú Chá.
Những năm gần đây, các bộ phim nổi tiếng của Việt Nam chọn bối cảnh quay tại Huế ngày càng nhiều, tiêu biểu như bộ phim "Mắt biếc". Việc này kéo theo sự nổi tiếng của nhiều địa danh mới như "cây cô đơn", "làng Đo Đo".
Tuy nhiên nhắc hẳn ít người biết đến vẻ đẹp của khu rừng ngập mặn Rú Chá.
Từ đài quan sát có thể nhìn thấy cả phá Tam Giang
Rú Chá là rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn sót lại trong khu vực đầm phá Tam Giang, thuộc địa phận làng Thuận Hòa (xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Với diện tích khoảng 5 héc ta, cách trung tâm Huế khoảng 15km, toàn bộ Rú Chá là một khu rừng có chức năng ngăn mặn, bảo vệ đất liền.
Đi từ trung tâm Huế, bạn chỉ cần chạy dọc theo đường Quốc lộ 49 hướng về biển Thuận An, rẽ trái qua cầu Tâm Giang qua đập Thảo Long. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rừng Rú Chá trên đường đi bởi những cụm cây mọc san sát nhau.
Theo tiếng địa phương Huế, "rú" có nghĩa là rừng núi, còn "chá" là tên một loại cây mọc rất nhiều tại đây. Cái tên Rú Chá từ đó ra đời.
Hoàng hôn tại Rú Chá
Ở Rú Chá, bốn mùa đều có vẻ đẹp và sự cuốn hút riêng. Mùa hè đến đây, bạn sẽ được ngắm màu xanh mướt mắt của những tán cây mọc san sát, cảm nhận sự mát mẻ trong tiết trời nóng nực. Mùa thu,lá cây chuyển vàng, toàn bộ khu rừng như được khoác lên tấm áo mới, nên thơ dịu dàng.
Mọi người đến Rú Chá với nhiều mục đích khác nhau, người đến nghiên cứu, người đến du lịch khám phá, người đến trải nghiệm, người thì chỉ đơn giản là đến để thư giãn sau những giây phút căng thẳng của cuộc sống.
Cho dù đến với mục đích gì, Rú Chá đều đem lại những cảm giác rất đặc biệt. Thời gian gần đây, Rú Chá cũng có sức thu hút rất lớn đối với các bạn trẻ đam mê chụp ảnh. Vì mọi góc độ của khu rừng đều mang vẻ đẹp rất hoang sợ, chỉ cần đưa máy lên chụp là có ảnh đẹp, không cần chỉnh sửa quá nhiều mà vẫn có được những bức ảnh cực chất.
Gần đây, Ban quản lý đã cho xây dựng tháp bê tông cao kiên cố ở giữa rừng. Đây vừa là nơi để quan sát, quản lý Rú Chá, vừa là nơi lý tưởng cho những góc chụp mới của những kẻ đam mê nhiếp ảnh.
Đứng trên cao, rừng Rú Chá sẽ hiện lên hùng vỹ trước mắt, bao bọc nó là vùng đầm phá Tam Giang mênh mông dường như được thu nhỏ. Đặc biệt là lúc hoàng hôn và bình minh, khung cảnh của rừng sẽ càng nên thơ.
Trước đây đường vào Rú Chá khá khó khăn, muốn vào rừng phải gửi xe ngoài bìa rừng, sau đó lội nước, đường đất rất khó đi. Bây giờ đường vào rừng đã được đổ bê tông, đi lại rất thuận tiện, du khách cũng vì thế tới nhiều hơn.
Nhà gia đình ông Đáp
Tại rừng chỉ có duy nhất một căn nhà của gia đình ông Đáp - bà Hồng. Gia đình ông đã bỏ phố về rừng, tình nguyện giữ rừng tại đây đã hơn ba mươi năm nay. Bạn có thể vào trò chuyện cùng ông bà, thậm chí cùng ăn với gia đình, trải nghiệm cảm giác "lữ khách qua đường".
Nếu muốn tìm nhà hàng hải sản ngon, rẻ, các bạn có thể ghé Cồn Tè, cách Rú Chá 2 km trên đường trở về trung tâm thành phố. Tại đây có rất nhiều quán ăn dân dã, nhưng đầy đủ các loại sơn hào hải vị. Buổi chiều, nhiều người từ thành phố cũng về đây vừa ăn uống vừa thư giãn.
Rú Chá bao năm qua vẫn yên bình và đẹp một cách thơ mộng như vậy. Chính vì thế, khách du lịch khi đến đây cũng hãy cùng chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ vẻ đẹp nguyên sơ của khu rừng bằng cách không ngắt, bẻ cành cây, không vứt rác bừa bãi, không bắt, làm hại các sinh vật có trong rừng.
Diệu Thu
Hành trình chinh phục bản thân ở "Lưỡi quỷ" Trolltunga Hành trình chinh phục giới hạn của bản thân và thu vào tầm mắt những khung cảnh tuyệt đẹp. "Lưỡi quỷ" Trolltunga là địa điểm rất nổi tiếng với những người đam mê du lịch khám phá, leo núi trên thế giới. Trong chuyến du lịch đến Na Uy lần này, ngoài Oslo, tôi đã dành trọn thời gian để chinh phục Trolltunga,...