Thu vào tầm mắt cả trời mây Tà Xùa
Mùa này trên Tây Bắc gió lạnh cắt da cắt thịt, hoặc có những ngày dài mưa mù. Nhưng đây mới là lúc phượt tha đi tìm nơi ngắm cảnh mây bông bênh, ngút ngàn như biển lớn. Họ râm ran hò hẹn nhau cùng trèo núi, lội sông chinh phục đỉnh cao Tà Xùa”.
Tà Xùa là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La, nổi tiếng thách thức bởi những cung đường vượt núi khó nhằn. Bản Tà Xùa là một bản của người H’Mông sống từ lâu đời nơi đây, ban nay nổi bật với những nhà sàn rộng rãi, cao ráo và thoáng, ngô khoai sắn luôn chất đầy trên gác mái, góc nhà, chẳng lo đói. Ở Tà Xùa, chỉ có vài người là thợ săn hay những già làng mới biết đường lên núi. Họ cũng chính là những người kỳ cựu nhất…
Đường lên bản Tà Xùa vào mùa nắng không mấy khó khăn, nhưng vào mùa mưa thực sự là một thách thức. Khi những phượt thủ rời bản tiến về phía núi, thây đất đá ngổn ngang, dốc đứng cũng là lúc rừng đã hiện ra. Người dân bản Tà Xùa vẫn thường lên núi hái cây cỏ, chè, thuôc va săn thú, săn chim, nhưng chỉ quanh quẩn phía dưới chân núi, chẳng ai leo lên quá xa trừ các thợ săn sành sõi. Tà Xùa được tạo nên từ ba dãy núi cao tựa sát vao nhau như sống lưng của một con Khủng Long to đồ sộ. Đỉnh cao nhất của Tà Xùa chính là đỉnh có gắn cột cờ tổ quốc đỏ thắm bên trên, đỉnh cao thứ hai là dấu tích cột cờ cũ có từ thời Pháp thuộc, đỉnh cao thứ ba là đỉnh nằm giữa như điểm tiếp nối dành cho người leo dừng chân nghỉ ngơi lấy sức.
Để ngắm được biển mây nhẹ trôi bồng bềnh trong nắng trong veo và cam nhân thứ không khí trong lành giữa đất trời rộng lớn không hề là chuyện đơn giản. Nhiều đoạn dốc đá dựng đứng cao quá đầu người trơn tuột và không có gì để làm điểm tựa đặt chân, lúc này phải dùng tay mà bám rễ leo lên, vô cùng nguy hiểm.
Càng lên cao sương càng dày, không khí càng loãng hơn, người đi trước người đi sau bị khối không khí màu trắng đục quấn quanh, có khi còn chẳng nhìn thấy nhau. Lúc này những người đi trong đoàn không còn phân biệt đâu là tiếng Kinh, đâu là tiếng H’Mông nữa, cứ thế mà bám rễ bám cành leo lên. Con đường mòn theo triền núi cứ lúc lên lúc xuống ghập ghềnh như sóng, có những lúc những mỏm đá chồm ra tạo thành vòm hang, những người đi rừng thường hay dùng nó làm nơi trú ẩn tránh rét, tránh mưa, đốt chút củi và ăn chút thức ăn nhẹ để tiếp thêm sức vượt đoạn đường dài.
Đường lên đỉnh Tà Xùa là những dốc dựng đứng, mỏng manh và chênh vênh như những sống ngựa vắt chồng lên nhau từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Ở đây có những cung đường như được rải sỏi trắng – một loại sỏi tự nhiên từ vùng đất này rất đẹp mắt. Có những đoạn vách đá dựng đứng và dài, người đi phải đu bám mà leo lên không dám đưa mắt về sau hay nhìn xuống, đầu chỉ mải ngửa lên trời mà tìm hướng đi. Càng lên cao cây cối rậm rạp càng it đi, thay vào đó là những loại cây cỏ thấp le te nằm rạp ra đất. Để lên được đến đỉnh, các phượt thủ phải bỏ ra 230km leo, đi bộ trên đường đèo dốc đứng. Càng lên gần đến đỉnh, mây lại lúp xúp hiện ra cho lòng người đi thêm phần háo hức, hưng phấn. Biển mây trắng ngày một vân vu và bát ngát hơn.
Nhìn đây mà cứ ngỡ đang được dạo bước trên mây, từng đám mây trắng bồng bềnh xốp mềm đang thi nhau “gợn sóng”. Chẳng mấy khi mà được nhìn ngắm mây trôi thỏa lòng và gần như thế. Trước một không gian ngỡ như thiên đàng, nhiều phượt thủ đã không thể kiềm chế lòng mình mà thích thú hét lên cho thỏa nỗi sung sướng sau nhiều ngày đêm lội suối băng rừng lên đây.
Video đang HOT
Nhìn những tia nắng rực rỡ nhảy múa trên “biển” mây trời trắng xóa, lại thấy thêm tâm đắc khi đã có một chuyến đi “săn” mây khổ cực lắm chông gai ma thu vi nay. Đứng giữa đất trời mà thấy mình thêm nhỏ bé, thấy thế giới bao la và hoành tráng biết chưng nao. Tự ngẫm tự suy ra thật nhiều điều từ sau chuyến đi ấy, chuyến đi rất đáng để bỏ thời gian, bỏ công sức ra mà chinh phục biết bao.
Theo ngôi sao
'Tây Lương nữ quốc' ở đâu?
Tưởng rằng Nữ nhi quốc Tây Lương chỉ có trong tác phẩm "Tây Du ký" của nhà văn Ngô Thừa Ân. Nhưng thú vị thay, ngay trên đất nước Trung Hoa ngoài đời cũng có một "Nữ nhi quốc" tại tỉnh Vân Nam xinh đẹp, tồn tại đã 2000 năm qua.
Những cư dân của vương quốc này là người thuộc dân tộc Mosuo, sống xung quanh hồ Lư Cô (Lugu) thơ mộng có khu rừng xanh thẳm bao quanh (thuộc huyện Ningliang, ngoại ô thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam). Hồ Lư Cô, theo tiếng Mosuo là hồ Mẫu Thân (hồ người mẹ của dân tộc Mosuo), có diện tích rộng đến 48km vuông, nằm ở độ cao 2.690m so với mặt nước biển và giáp hai tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam.
Đó là Mosuo Tribe, vương quốc của nữ giới, nằm ở khu vực hồ Lugu, miền Nam Trung Quốc. - sống quanh hồ Lugu ở khu vực nằm giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Theo phong tục truyền thống của họ, phụ nữ có quyền ngủ với bất cứ người đàn ông nào mà họ muốn.
Muốn đến vương quốc của phụ nữ này, phải cưỡi ngựa, đi thuyền và lội bộ. Có lẽ nhờ đường đi cách trở xa xôi nên họ sống hầu như tách biệt với thế giới phồn hoa bên ngoài và những hối hả, tất bật của cuộc sống hiện đại cũng ít ảnh hưởng đến nền văn hóa, tập tục ngàn năm của họ.
Hồ Lugu nhìn từ trên cao
Nữ nhi quốc nằm ở huyện Ningliang, ngoại ô thành phố Lệ Giang của tỉnh Vân Nam
Mosuo là dân tộc sống theo chế độ mẫu hệ duy nhất còn sót lại ở Trung Quốc, hiện nay gồm khoảng 15.000 người. Người dân ở đây theo Phật giáo Tây Tạng. Khác với phim ảnh, Nữ nhi quốc Mosuo không chỉ toàn phụ nữ mà có cả đàn ông sinh sống. Tuy nhiên, mọi quyết định, quyền hành từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn trong nhà, dòng tộc hay trong làng đều do phụ nữ quyết định. Đàn ông không có địa vị, tiếng nói.
Tuy thế những người đàn ông ở đây tự hào tuyên bố, "Đàn ông Mosuo chỉ lấy các cô gái, chứ không lấy tài sản của họ". Gia tài được lưu truyền từ mẹ sang con gái, và con trai chỉ được xem là người tạm trú trong nhà. Thậm chí sau khi kết hôn và có con, những người đàn ông tiếp tục vẫn sống trong nhà mẹ của họ, trong khi những đứa trẻ sẽ sống với vợ anh ta.
Muốn đến Nữ nhi quốc Mosuo, phải ngồi thuyền rồi cưỡi ngựa tiếp
Một góc nhà của một đại gia tộc người Mosuo
Cô gái Mosuo đang dệt thổ cẩm để bán cho du khách trong thành cổ Lệ Giang
Thiếu nữ và thiếu niên người Mosuo đến tuổi 13 sẽ được bà nội, mẹ hoặc một phụ nữ có địa vị trong dòng tộc cử hành lễ Thành Niên. Trong buổi lễ, các bà sẽ đọc lời khấn, chúc phúc cho các cô gái, chàng trai, rồi họ thay ra những bộ áo dài đến chân mặc khi còn nhỏ. Nữ sẽ mặc áo váy hoa, đội nón hoa có gắn vỏ xà cừ, còn nam mặc quần. Sau nghi lễ này, họ đã thành người lớn và có quyền kết bạn. Cũng kể từ đó, cô gái phải dọn ra ở căn gác có cửa sổ lớn sát cổng nhà nhất để bắt đầu "tẩu hôn".
Cô gái người Mosuo dễ nhận biết qua chiếc váy hoa, đội nón có gắn vòng xà cừ
Người Mosuo không có tục cưới gả mà vẫn duy trì phong tục "tẩu hôn", tức là nam thanh niên đêm đêm sẽ cưỡi ngựa sang nhà cô gái ưng ý, leo lên chiếc thang mà cô gái bắc sẵn để vào căn gác của cô. Họ sẽ ở bên nhau suốt đêm nhưng người con trai phải lặng lẽ về nhà trước khi gà gáy sáng. Khi đến nhà cô gái, các chàng trai thường mang theo một chiếc nón, một cây gậy và vài cái bánh bao. Cô gái sẽ treo chiếc nón ngoài cửa sổ để kẻ đến sau nhìn thấy mà rút lui. Còn chiếc gậy dùng để xua rắn rít hay hù dọa lũ chó nhà nàng, bánh bao cũng là "quà mua chuộc" lũ chó để dễ dàng "đột nhập".
Phòng của các cô gái Mosuo thường ở căn gác có cửa sổ mở sát đường nhất để thuận tiện cho các chàng đêm đêm đến "tẩu hôn"
Chàng trai "tẩu hôn" đang chuẩn bị "đột nhập" vào gác của cô gái
Một chàng trai đang "tẩu hôn" với nàng trên gác
Nếu không ưng ý chàng trai, cô gái có quyền đuổi hay không cho chàng leo vào gác của mình. Ngoài ra, các nàng có quyền đêm nay mở cửa, bắc thang cho chàng này, nếu chưa hài lòng thì "cấm cửa" và cho chàng khác lên gác vào đêm khác. Khi cô gái có thai, mối quan hệ giữa đôi nam nữ gắn bó hơn. Chàng trai sẽ thường xuyên lui tới đến thăm nom con, nhưng tuyệt đối không được bồng về nhà mình. Đêm đêm, chàng trai đến nhà "vợ", sáng sớm lại về nhà mình, bắt đầu một buổi làm việc như đồng áng, săn bắn, vào rừng..., còn cô gái ở nhà dệt thổ cẩm để mang ra chợ phiên bán.
Tục "tẩu hôn" dựa trên cơ sở đôi bên bằng lòng, không được phép ép buộc, nhưng cũng có quy định cấm người cùng hay gần huyết thống "tẩu hôn". Bên cạnh đó, nếu tình cảm không còn thì mối quan hệ giữa hai người cũng chấm dứt. Cùng với người mẹ, đứa bé sẽ sống suốt đời trong nhà gái, không làm dâu hay làm rể cho ai.
Nữ giới người Mosuo có quyền ngủ với nhiều đàn ông trong một khoảng thời gian và thay đổi người tình cho đến khi nào họ cảm thấy chán. Họ có thể sinh con sau những lần quan hệ tình dục, song chẳng một người đàn ông nào được trở thành cha của những đứa trẻ mà họ sinh ra. Tập quán đó khiến bộ tộc Mosuo trở nên nổi tiếng. Nam giới từ những nơi khác trên lãnh thổ Trung Quốc coi "hôn nhân một đêm" là biểu tượng của tự do luyến ái và thường tìm đến các nhà thổ dành cho khách du lịch xuất hiện tại nhiều làng của người Mosuo, song phần lớn nhân viên tới từ nơi khác. Người Mosuo coi đó là sự sỉ nhục đối với họ. Trên thực tế phụ nữ Mosuo không thay đổi người tình quá thường xuyên. Họ cũng hiếm khi quan hệ với hai người đàn ông trở lên cùng lúc. Việc phụ nữ Mosuo không kết hôn và những đứa trẻ không có cha có thể khiến nhiều người nghĩ rằng bộ tộc này không coi trọng cuộc sống gia đình. Nhưng điều này không đúng. Người Mosuo coi gia đình là thứ quan trọng hơn mọi mối quan hệ khác. Những gia đình gồm nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà có cuộc sống tình cảm cực kỳ ổn định. Do không có hôn nhân nên người Mosuo không có khái niệm "ly dị" hay "ly thân".
Do những ngôi làng của người Mosuo tách biệt với thế giới bên ngoài nên rất ít người biết đến phong tục của họ. Từ sau thập niên 1970, với sự giúp đỡ của chính phủ, làng Mosuo dần thay đổi. Bây giờ, chế độ một vợ một chồng dù không tồn tại nhưng nhiều phụ nữ đã có quan hệ gắn bó với một người đàn ông duy nhất. Xã hội "ngược đời" của Musuo thu hút thực sự thu hút sự tò mò khách du lịch đến vùng đất này mỗi năm càng nhiều, và nền công nghiệp du lịch đang dần dần làm thay đổi nền văn hóa lâu đời của họ.
Theo ngôi sao
Phim trường hoành tráng của 10 phim 'bom tấn' năm 2014 Những bộ phim 2014 đình đám dưới đây do Huffington Post tổng hợp không chỉ thành công bởi cốt truyện, kỹ xảo, diễn xuất mà còn nhờ bối cảnh tuyệt đẹp. 1. New Zealand - phim "The Hobbit: The Battle of the Five Armies" Không có gì ngạc nhiên khi đạo diễn kiêm sản xuất phim Peter Jackson chọn bối cảnh phim ở...