Thu Uyên – Người đi tìm những mảnh đời thất lạc
“Khi thấy các gia đình được đoàn tụ, cảm xúc của tôi rất lạ lùng, tôi chảy nước mắt và cười, tôi nói như thế thay cho cả êkíp của chương trình. Để làm nên một cuộc đoàn tụ, mất rất nhiều thời gian.Và thật kỳ lạ là chúng tôi càng cố gắng làm thì dường như càng có thêm sức”, đó là lời chia sẻ của nhà báo Thu Uyên (ảnh) sau gần 10 năm làm chương trình “Như chia hề có cuộc chia ly”.
Cảm phục những người vượt lên số phận
Kể từ số đầu tiên năm 2007, hình ảnh, chàng trai Nguyễn Văn Linh bồn chồn, hồi hộp trong giây phút gặp lại mẹ, gia đình sau 20 năm xa cách, sống trong buồn tủi, chông chênh, bơ vơ đã khiến cả trường quay lặng đi vì xúc động. Ngay sau số đầu tiên này, chương trình đã được biết đến trên khắp cả nước.
Chương trình “ Như chưa hề có cuộc chia ly”. Ảnh: I.T
“Như chưa hề có cuộc chia ly” là một chương trình giúp tìm lại người thân, giúp cho cuộc sống có thêm những cuộc đoàn tụ diệu kỳ. Cuộc đời đã sắp đặt các số phận con người, đã bắt con người nếm trải nỗi đau dằng dặc của sự chia ly và rồi cũng đã trả lại cho con người niềm vui vô hạn của sự đoàn tụ. Hai chữ “đoàn tụ” thật sự là gần gũi mà thiêng liêng.
Chia sẻ về điều này, nhà báo Thu Uyên-chủ nhiệm chương trình cho biết: “Khi thấy các gia đình được đoàn tụ, cảm xúc của chúng tôi rất lạ lùng, chúng tôi chảy nước mắt và cười, tôi nói như thế thay cho cả êkíp chương trình chúng tôi. Để làm nên một cuộc đoàn tụ, mất rất nhiều thời gian và trong quá trình đấy, chúng tôi vì có rất nhiều việc phải làm nên không phải khóc nhiều lắm dù đó là những câu chuyện rất bi thương. Mệt mỏi thì có mệt mỏi nhưng vì nghĩ không thể để những người gửi thư cho chương trình phải chờ đợi lâu và thất vọng nên chúng tôi rất cố gắng. Và thật kỳ lạ chúng tôi càng cố gắng làm thì dường như càng có thêm sức”.
“Cuộc đời này có tỷ tỷ yếu tố bất ngờ mà khi thực hiện, tôi phải tin là trên đời này luôn có nhiều điều kỳ diệu xảy ra. Những người mà chúng tôi gặp gỡ đều có niềm tin mãnh liệt là sẽ tìm lại được người thân của mình”. Nhà báo Thu Uyên
Nhà báo Thu Uyên tâm sự: “Điều khó nhất chính là thời gian. 9 năm đã trôi qua, nếu tìm ra ngay từ những năm đầu tiên thì các bà mẹ có thể chỉ 60 tuổi, nhưng đến năm nay thì đã xấp xỉ 70. Đây chính là áp lực rất lớn”- nữ chủ nhiệm chương trình nói. Do vậy, một trong những ưu tiên tìm kiếm của chương trình là các trường hợp mẹ tìm con, hoặc con tìm mẹ mà tuổi của người mẹ đã cao”.
Theo nhà báo Thu Uyên, năm 2016, chương trình tròn 100 số, đã lên sóng VTV, hồ sơ gửi về lên đến khoảng 40.000 đăng ký, hơn 700 trường hợp đã đoàn tụ với người thân thành công. “Đây đều là những trường hợp vô cùng may mắn vì người đi tìm và người được đi tìm đều gặp nhau”- nhà báo Thu Uyên chia sẻ.
Đến thời điểm hiện tại, trường hợp đoàn tụ thành công đã vượt xa con số 700, Thu Uyên kể chị ấn tượng nhất với những nhân vật giàu nghị lực và một bản chất lương thiện dù hoàn cảnh trớ trêu: “Với một người thất lạc, trong tâm trí luôn cảm giác thiếu thốn tình cảm, thì họ chỉ có thể tự vươn lên bằng chính nghị lực bản thân. Họ nỗ lực trong cuộc sống và thậm chí lương thiện hơn rất nhiều người xung quanh. Chẳng hạn, khi một đứa trẻ lạc nhà, lang thang, em hoàn toàn có thể bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Tuy nhiên, nhiều nhân vật trong chương trình đã kiên quyết là bản thân không được sống tiêu cực, để không phải hổ thẹn với những người thân trong gia đình còn đang chờ được gặp lại”.
Không có niềm tin sẽ không thể làm được
Nhớ lại cái duyên đưa chị đến với chương trình, nhà báo Thu Uyên bảo, trong xã hội nào cũng có chia ly, riêng ở Việt Nam ra thì ly tán là chuyện diễn ra trong mỗi gia đình họ tộc, vì đã phải trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khắc nghiệt. Khi bận lo mưu sinh, người ta có thể tạm quên đi sự mất mát, còn khi đã đủ ăn đủ mặc, việc được gặp lại người thân có lẽ đã trở thành nhu cầu số một đối với rất nhiều người.
Vào năm 2000, chị đã nghĩ về việc thực hiện một chương trình để giúp cho những người bị biệt ly có cơ hội đoàn viên. Tuy nhiên, ý tưởng cũng sẽ chỉ là ý tưởng nếu không xây dựng được một mô hình hoạt động. Cuối năm 2007, mô hình đã hình thành, trong đó phần truyền hình như phần nổi của tảng băng, dưới đó là hoạt động tìm kiếm, xử lý thông tin, tổng đài và các cổng thông tin như hòm thư, website…
Và mất gần một năm đầu, hoạt động mới đi vào chuyên nghiệp chị mới thực sự yên tâm. Chương trình vào guồng quay, mọi người ngày càng có nhiều kinh nghiệm nên cứ thế nhận được nhiều tin vui, nhiều lúc các anh em trong êkíp vô cùng bất ngờ vì kết nối được những trường hợp nghĩ khó có thể làm được.
Video đang HOT
Chị tâm sự: “Mỗi tháng chỉ có ba chục ngày. Từ chương trình này đến chương trình kế tiếp khi có khi phải mất từ 4-5 tuần. Trong 4 hoặc 5 tuần đó, phải nghĩ, phải ngẫm, phải sống, phải quan sát và mô tả lại hơn một chục thân phận; phải tìm, phải đến, phải đi, phải cân nhắc từng li từng tí. Khó nhất, là không được cho phép mình vội vã trong điều kiện công việc xoay vần như chong chóng… Cuộc sống vốn dĩ đa dạng, những chuyện đời mà chúng tôi thu hoạch được thật vô cùng sống động. Khi tìm kiếm, chúng tôi tuân thủ những nguyên tắc xác minh thông tin kỹ lưỡng và đến cùng. Khi làm người kể chuyện, chúng tôi cố gắng để “nhìn rừng trước khi nhìn cây”. Mỗi câu chuyện chia ly hay đoàn tụ trong chương trình hẳn không thể làm rung động khán giả đến như thế, nếu chúng chỉ là chuyện của vài người, của một gia đình. Vì vậy, tôi vừa làm vừa học rất nhiều: Ôn lại lịch sử, tìm “nhân vật lịch sử” để hỏi han, tra cứu tài liệu tham khảo về tâm lý, đọc thêm sách, tra tranh ảnh của địa điểm và thời kỳ liên quan… Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ là hàn gắn chia ly, mà còn qua đó, “nhìn cây mà thấy rừng”, vì có biết bao nhiêu nhân tình và luân lý trong những câu chuyện chia ly – đoàn tụ đó”.
Nhà báo Thu Uyên chia sẻ: “Mục tiêu của chương trình là mang lại hạnh phúc cho những người bị thất lạc, nếu không có niềm tin sẽ không thể làm được chương trình. Cuộc đời này có tỷ tỷ yếu tố bất ngờ mà khi thực hiện, tôi phải tin là trên đời này luôn có nhiều điều kỳ diệu xảy ra. Những người mà chúng tôi gặp gỡ đều có niềm tin mãnh liệt là sẽ tìm lại được người thân của mình”.
Nhà báo Thu Uyên khiêm tốn cho rằng công sức của mình chỉ là một phần rất nhỏ trong muôn vàn những đóng góp cho xã hội.
Theo Danviet
Cuộc đoàn tụ bất ngờ của bố mẹ tàn tật và con trai 10 năm xa nhà khiến ai cũng phải khóc
Hôm cưới tôi, ô tô đỗ kín trước cửa khách sạn, nhưng trước phòng ăn có một ông già lưng gù bên cạnh một bà cụ chống gậy đang nhìn về phía đám cưới của chúng tôi.
Bố mẹ không muốn tôi mang tiếng là con của người tàn tật nên cố tình bắt tôi che giấu thân phận (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi nói thằng Thiên - chồng tôi mồ côi từ bé, bên nhà trai không có họ hàng đến dự đám cưới, nếu không quen thì gọi người đuổi họ đi, đám cưới không thể để người lôi thôi đứng ám thế được.
Tôi nói: "Để con gọi anh Thiên đến hỏi xem sao?". Thiên luống cuống đánh rơi cả bó hoa đang cầm trên tay, cuối cùng anh lắp bắp nói họ là bác của anh, tôi nhìn mẹ ngầm nói: "Suýt nữa đuổi nhầm người nhà rồi".
Mẹ bảo: "Thiên, chẳng phải con mồ côi không còn họ hàng người thân sao? Sao lại có bác nào vậy?". Thiên rất sợ mẹ tôi, anh cúi đầu nói họ là họ hàng ở xa của anh, lâu lắm rồi không gặp hay liên lạc với họ, nhưng kết hôn là việc lớn, bên nhà anh không có một người thân nào đến tham dự anh cũng thấy tủi thân. Tôi trách nhỏ với Thiên tại sao anh không nói sớm là có họ hàng của anh đến tham dự đám cưới để sắp xếp cho họ một bàn, họ là người thân thì không thể ngồi ở bàn dự bị được. Thiên ngăn tôi bảo cứ để họ ngồi ở trong góc phòng là được, ngồi cùng với mọi người họ ăn uống cũng không tự nhiên.
Đến khi tiệc cưới bắt đầu vẫn chỉ có vợ chồng bác anh ngồi ở bàn đó. Khi chúng tôi đi chúc rượu các bàn đi qua bàn bác anh, anh hơi do dự rồi kéo tôi đi qua bàn của họ. Tôi quay lại thấy họ cúi mặt, nghĩ một lát rồi tôi kéo Thiên quay lại bàn của họ: "Bác trai, bác gái, chúng cháu xin được kính hai bác một ly ạ!".
Hai bác ngẩng đầu nhìn tôi bằng ánh mắt hoài nghi. Tóc họ đều bạc trắng, chắc họ cũng phải 70, 80 tuổi rồi, ánh mắt bác gái trống rỗng, mặt bác vẫn hướng về phía tôi nhưng ánh mắt lại vô hồn. Tôi đưa tay khua khua trước mặt bác, bác không có phản ứng gì, thì ra bác gái bị mù.
"Bác ơi, chúng cháu xin được mời hai bác một ly ạ!" Thiên nói bằng giọng ở quê anh. Bác trai run run đứng lên, tay trái vịn vào vai bác gái, tay phải cầm ly rượu, móng tay ông đen sì toàn bùn đất. Cuộc sống cả đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời đã làm lưng họ bị gù, tôi kinh ngạc phát hiện ra bác trai bị cụt chân phải. Bác gái bị mù, bác trai là người tàn tật, sao lại có một đôi vợ chồng như thế này chứ?
"Bác đừng đứng lên ạ, bác cứ ngồi đi ạ." Tôi bước lại đỡ họ. Bác trai lại nghiêng người ngồi xuống, bỗng dưng bác gái rơi nước mắt, bác trai không nói lời nào chỉ vỗ vỗ vào lưng bác gái. Tôi định nói thêm với họ vài câu thì Thiên đã kéo tôi đi sang bàn khác.
Tôi nói với Thiên, chờ khi nào họ về thì biếu họ ít tiền, họ thật là đáng thương. Hai người đều tàn tật, tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của họ sẽ như thế nào. Thiên không nói gì chỉ gật đầu rồi ôm chặt lấy tôi.
Đêm giao thừa đầu tiên sau khi cưới, Thiên nói anh đau dạ dày không muốn ăn gì rồi đi vào phòng nằm. Tôi nhờ mẹ nấu cho anh chút cháo rồi đi theo anh. Thiên nằm trên giường, anh đang khóc. Tôi nói: "Anh à, anh không nên như vậy, bữa cơm tất niên đầu tiên anh không ăn cùng mọi người mà bỏ về phòng như thế này chẳng khác nào em và bố mẹ đối xử không tốt với anh. Anh bảo anh đau dạ dày, nhưng em biết không phải vậy, có chuyện gì vậy anh?
Thiên buồn rầu nói anh xin lỗi, chỉ là vì anh nhớ đến hai bác anh và bố mẹ đã mất của mình, anh sợ không kìm chế được sẽ khóc trong bữa ăn, sợ bố mẹ tôi không vui nên mới viện cớ đau dạ dày. Tôi ôm anh và nói: "Anh đúng là ngốc quá, nhớ hai bác thì mấy hôm nữa đi thăm họ là được, em cũng muốn biết họ sống như thế nào?"
Thiên bảo thôi bỏ đi, đường đến nhà bác toàn đường núi khó đi lắm, đi như vậy em sẽ rất mệt, chờ sau này sửa đường rồi và chúng ta có con, sẽ đưa cả con đến thăm hai bác luôn. Trong lòng tôi thầm nghĩ: chờ đến khi chúng ta sinh con thì chắc gì họ đã còn sống chứ, nhưng tôi không dám nói ra, tôi chỉ bảo anh gửi cho họ ít tiền và quà.
Đúng vào dịp tết trung thu năm thứ 2 sau khi chúng tôi cưới, tôi phải đi công tác xa nhà, ngày tết trung thu không về kịp. Tôi rất nhớ Thiên và bố mẹ, tối hôm đó tôi và Thiên nói chuyện điện thoại rất lâu. Tôi hỏi Thiên nếu tôi nhớ anh không ngủ được thì phải làm sao? Thiên bảo tôi lên mạng hoặc xem tivi, nếu vẫn không ngủ được thì đành nằm nhớ đến anh vậy.
Tối hôm đó, chúng tôi nói chuyện điện thoại với nhau cho đến khi điện thoại nóng ran và hết pin mới thôi. Nằm trên giường ở khách sạn, nhìn ánh trăng tròn ngoài cửa sổ, tôi không sao ngủ được, nước mắt tôi chảy ra, tôi nhớ Thiên, nhớ bố, nhớ mẹ.
Nghĩ đến Thiên, tôi đoán chắc anh cũng chưa ngủ, có khi lại đang lang thang trên mạng. Tôi ngồi dậy bật máy tính lên, đăng ký thêm một tài khoản facebook mới, lấy nickname là "Lắng nghe và " để thử Thiên xem sao. Kiểm tra một lát, quả nhiên Thiên đang ở trên mạng, tôi chủ động kết bạn với nick của anh, và anh đã đồng ý.
Tôi hỏi anh: "Hôm nay là ngày tết đoàn tụ của mọi gia đình, sao giờ này anh lại lang thang trên mạng vậy?" Anh nói: "Vì vợ tôi đi công tác xa nhà, tôi nhớ cô ấy không ngủ được nên lên mạng". Tôi rất vui vì câu trả lời của anh, sau đó tôi gõ tiếp: "Vợ anh đi vắng, anh có thể tìm người khác để thay thế cô ấy, ví dụ như lên mạng tìm bạn, nói chuyện tâm sự". Mãi sau mới thấy anh gõ một hàng: "Nếu bạn muốn tìm người tình thì xin lỗi, tôi không phải là người bạn cần, tạm biệt". "Xin lỗi, không phải tôi có ý đó, anh đừng giận", tôi vội vàng gõ và gửi tin đi. Một lúc sau anh hỏi tôi: "Sao bạn cũng lên mạng giờ này?" Tôi nói: "Tôi đi làm xa nhà, vào ngày tết trung thu thấy nhớ bố mẹ, tôi vừa nói chuyện điện thoại với người yêu nhưng vẫn không ngủ được nên tôi lên mạng".
"Tôi cũng nhớ bố mẹ, nhưng tôi sống xa nhà nên không có cơ hội phụng dưỡng bố mẹ". "Anh sống xa nhà nên không có cơ hội phụng dưỡng bố mẹ, sao lại vậy được?". Tôi gõ lại câu nói của anh.
Tôi không hiểu, sao Thiên lại nói như vậy?. "Nickname của bạn là "Lắng nghe và ", vậy hôm nay tôi sẽ để bạn lắng nghe và với tôi nhé. Có những việc cứ giấu trong lòng quá lâu khiến tôi cảm thấy rất mệt mỏi, kể ra được với một ai đó chắc tôi sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút". Thế là tôi bất ngờ được biết thêm về các việc mà Thiên cứ giấu kín trong lòng.
"30 năm trước, bố tôi gần 50 tuổi mà vẫn chưa lấy vợ, bởi vì ông bị cụt chân cộng thêm việc nhà ông quá nghèo nên chẳng có cô gái nào muốn lấy ông. Sau đó, trong thôn xuất hiện một ông cụ dắt theo cô con gái mù đi ăn xin, ông cụ bị bệnh nặng, bố tôi thấy họ đáng thương nên để họ vào nhà ngồi nghỉ. Nhưng không ngờ vừa vào đến nhà thì ông cụ khụy xuống và không tỉnh lại nữa, sau đó con gái của ông cụ chính là cô gái mù đó đã lấy bố tôi.
Một năm sau họ sinh ra tôi, tuy cuộc sống của gia đình tôi rất nghèo khổ nhưng tôi chưa phải nhịn đói một bữa nào. Bố mẹ tôi không làm ruộng được, không có thu nhập nên phải đi tách ngô thuê, cả ngày họ tách ngô đến nỗi mười đầu ngón tay đều phồng rộp lên, ngày hôm sau băng tạm bằng miếng vải rồi lại tiếp tục làm. Để tôi được đi học, bố mẹ nuôi ba con gà, hai con đẻ trứng bán lấy tiền, còn một con đẻ trứng thì giữ lại cho tôi ăn. Mẹ tôi nói khi bà đi ăn xin ở thành phố, bà nghe nói trẻ con thành phố toàn ăn trứng gà cho thông minh, nên con nhà mình cũng ăn trứng gà, tương lai con mình sẽ thông minh hơn bọn trẻ thành phố.
Nhưng bố mẹ tôi chưa bao giờ ăn một quả trứng nào, có lần tôi nhìn thấy mẹ mút sạch chút lòng trứng còn sót lại trong vỏ sau khi đập trứng để nấu cho tôi ăn, tôi ôm lấy mẹ khóc òa lên. Nhưng nói thế nào mẹ tôi cũng không chịu ăn trứng, sau khi cha tôi biết sự việc ông rất giận, ông dùng gậy đánh mẹ tôi. Cuối cùng tôi phải thống nhất là cả nhà ba người chúng tôi sẽ cùng ăn, tuy bố mẹ tôi đồng ý, nhưng mỗi lần họ chỉ ăn tượng trưng một miếng rất nhỏ.
Người trong thôn xưa nay không gọi tên tôi, họ đều gọi tôi là con của ông què bà mù. Bố mẹ tôi nghe thấy ai gọi tôi như vậy họ sẽ liều mạng với người đó. Mẹ tôi không nhìn thấy gì nên bà nhặt gạch ném tứ tung, vừa ném vừa chửi. Năm đó thi vào cấp 3, tôi đạt thủ khoa của huyện, tin này lan về thôn đã khiến bố mẹ tôi rất tự hào. Mọi người trong thôn tình nguyện đóng tiền học cho tôi, ngày tiễn tôi đi học là lần đầu tiên bố tôi xuống núi.
Lúc lên xe, nước mắt tôi tuôn rơi, một tay bố chống gậy còn tay kia ông lau nước mắt cho tôi, bố dặn tôi lên thành phố phải chịu khó học, sau này ở lại thành phố làm việc và lấy vợ. Ai có hỏi về bố mẹ con thì con cứ nói con là đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ, nếu không họ sẽ coi thường con, con sẽ không lấy được vợ, họ sẽ chê con. Nếu con không lấy được vợ thì bố mẹ sẽ không còn mặt mũi nào để đi gặp ông bà tổ tiên.
"Bố." Tôi ngăn không cho bố nói nữa, "Bố nói gì vậy, con thật là vô dụng, sao con lại nói là con không có bố mẹ chứ?" Mẹ tôi cũng bảo: "Những lời bố nói là đúng, con nên nghe lời bố. Con có nhớ khi con học ở trường không? Chỉ cần nói con là ông què bà mù, người ta sẽ nhìn con với ánh mắt coi thường". Bố nói tiếp: "Con cũng không cần đưa vợ con về nhà đâu, con mà đưa về mẹ con không kìm chế được sẽ làm lộ hết". Sau đó bố nhét túi trứng gà vào tay tôi rồi kéo mẹ tôi đi.
Tôi cũng khóc, họ bị tàn tật không phải là lỗi của họ mà là do ông trời không công bằng với họ. Nhưng họ đã nuôi dạy anh thành người để tôi có được anh. Thiên thật là ngốc, bố mẹ anh thật đáng kính trọng. Tôi rất giận, sao anh lại nghĩ tôi ích kỷ đến vậy?
Tôi không ngủ được sau cuộc trò chuyện với Thiên và quyết định đi tìm gặp bố mẹ chồng tôi
"Chuyện sau đó thế nào?", tôi hỏi anh.
"Tôi vốn không tin. Người mà vợ tôi cần là tôi chứ không phải bố mẹ tôi, sao cô ấy lại không thể chấp nhận bố mẹ tôi chứ? Tôi sống xa nhà 10 năm, bố mẹ tôi chưa một lần đến thăm tôi. Năm đầu tiên sau khi ra trường đi làm, tôi muốn đưa họ lên thành phố chơi, nhưng họ nhất quyết không đi, họ sợ người khác biết bố mẹ tôi là người tàn tật thì sẽ làm coi thường tôi, ảnh hưởng đến việc lấy vợ của tôi. Cả đời họ đều sống ở trên núi, không muốn đi đâu ra khỏi nhà. Mẹ còn nói bà vốn đến từ thành phố, bà thấy thành phố cũng chẳng có gì thú vị cả.
Sau đó, tôi có bạn gái, khi tôi cảm nhận là thời cơ đã đến, tôi liền đưa cô về thăm nhà tôi. Ai ngờ sau khi về đến nhà, cô ấy bỏ đi ngay mà không ở lại ăn một bữa cơm cùng gia đình tôi, tôi đuổi theo, cô ấy nói cô ấy sẽ không sống nổi một ngày nếu phải sống chung với những người như bố mẹ tôi. Cô ấy còn nói gen nhà tôi không tốt, sau này sinh con thì con cái cũng sẽ không lành lặn khỏe mạnh. Tôi tức giận đuổi cô ấy cút đi càng xa càng tốt. Tôi quay vào nhà, mẹ tôi đang khóc, bố mắng tôi, nói tôi không chịu nghe lời họ, rằng tôi không muốn có người nối dõi hương hỏa cho dòng họ hay sao.
Sau đó, tôi gặp người bạn gái thứ hai, đó chính là vợ tôi bây giờ, tôi rất yêu cô ấy và rất sợ mất cô ấy. Nhà cô ấy rất giàu, bố mẹ họ hàng đều là người có chức vụ địa vị trong xã hội. Lần trước đã có một bài học rồi, vì vậy tôi rất sợ và tôi đành phải bất hiếu với bố mẹ mình. Nhưng cứ mỗi lần đến những ngày tết sum họp là tôi lại nhớ họ, lòng dạ tôi rối bời, khó chịu".
"Vậy anh chưa từng nói chuyện này với vợ anh sao? Biết đâu cô ấy sẽ đón nhận họ?". "Tôi chưa hề nói gì với cô ấy, và tôi cũng không dám nói. Nếu cô ấy có đồng ý thì tôi nghĩ bố mẹ cô ấy cũng sẽ không đồng ý. Vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ vợ, bố vợ tôi là người có địa vị ngoài xã hội, nếu bố mẹ tôi đến sống cùng chẳng phải sẽ làm ảnh hưởng đến họ sao? Tôi chỉ có thể tranh thủ những dịp đi công tác để trốn đi thăm họ mà thôi. Cảm ơn bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi, bây giờ trong lòng tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều rồi".
Tắt máy rồi, tôi nằm mãi vẫn không ngủ được. Người ta vẫn nói con cái không chê cha mẹ mình, tôi hiểu sự bất lực của Thiên, tôi cũng hiểu nỗi khổ của bố mẹ anh. Nhưng họ không biết rằng họ đã khiến tôi, một người vô tội, trở thành người vô tình vô nghĩa.
Khi trời sắp sáng, tôi gõ cửa phòng giám đốc ban, nói với giám đốc là tôi có chút việc quan trọng cần phải đi ngay, nhờ giám đốc giúp tôi giải quyết nốt các công việc còn lại. Sau đó tôi thu dọn hành lý và đi đến bến xe, cũng may là tôi vẫn kịp bắt chuyến xe đầu tiên trong ngày.
Đoạn đường đồi núi rất khó đi, vừa đi được một đoạn chân tôi đã mỏi rã rời, chân tôi bị cọ vào giầy phồng rộp lên, tôi không đi nổi nữa, lại đúng vào giữa trưa, tôi chỉ còn biết ngồi thở. Nước tôi mang theo cũng sắp uống hết, tôi cũng không biết con đường phía trước còn phải đi mất bao lâu, tôi tháo giầy ra, nặn hết nước ở các chỗ bị phồng rộp, lúc đó tôi đau đến phát khóc, tôi chỉ muốn gọi điện cho Thiên bảo anh đến đón tôi về, nhưng cuối cùng tôi đã cố kìm lại được. Tôi ngắt một ít cỏ ven đường lót vào đế giầy, cảm giác đã dễ chịu hơn. Nghĩ đến bố mẹ Thiên lúc này đang lao động vất vả ở nhà, tôi không còn cảm thấy chân mình đau nữa, tôi đứng dậy và tiếp tục đi về phía trước.
Khi ông trưởng thôn đưa tôi đến cổng nhà Thiên, ánh nắng xế chiều chiếu lên cây táo già trước cửa nhà anh, bác anh ngồi dưới gốc cây táo, mà không, là bố Thiên, ông nhìn già đi nhiều so với lúc đến dự lễ cưới của chúng tôi, tay ông đang tách ngô, chiếc gậy được đặt nằm cạnh cái chân bị tàn tật. Mẹ anh đang ngồi ở sân, chuẩn bị thu gom chỗ hạt ngô đã được phơi khô, bà bốc từng nắm để vào trong thúng. Cảnh tượng lúc này như một bức tranh, trong bức tranh đó là hình ảnh của một ông bố bà mẹ đáng kính trọng nhất trên thế gian này.
Tôi bước lại gần phía họ, bố nhìn thấy tôi, bắp ngô ông đang cầm trên tay rơi xuống đất, ông ngớ người, kinh ngạc hỏi tôi: "Cháu... sao cháu lại đến đây?".
Mẹ khua khua tay ở bên cạnh hỏi: "Bố nó à, ai đến vậy?". "Vợ của thằng Thiên" ."Hả, đâu, cháu nó đâu?", mẹ hốt hoảng bối rối tìm về hướng tôi đứng. Tôi cúi đặt hành lý xuống, sau đó nắm chặt tay bà, trong tôi dấy lên một niềm thương cảm sâu sắc với họ, tôi quỳ xuống: "Bố, mẹ, con đến đón bố mẹ về ở với chúng con đây ạ!". Bố ho mấy tiếng, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đầy nếp nhăn. "Ta nói rồi mà, thật không uổng công chúng ta nuôi dạy con trai khôn lớn". Mẹ lau hai tay vào người mình, rồi ôm chặt lấy tôi, hai hàng nước mắt tuôn rơi chảy xuống cổ tôi.
Trước khi tôi đưa bố mẹ về thành phố, tôi làm bữa cơm mời mọi người trong thôn đến dự, tôi muốn bố mẹ được tự hào với thôn xóm.
Khi Thiên mở cửa nhìn thấy bố mẹ anh đứng bên cạnh tôi, anh kinh ngạc, đứng ngây người ra không nói được lời nào.
Tôi nói: "Anh à, em chính là người có facebôk "Lắng nghe và ". Em đã đón bố mẹ chúng mình về nhà rồi. Bố mẹ anh thật đáng kính trọng, tại sao anh lại lỡ để họ sống cô đơn trên núi chứ?".
"Cảm ơn em!" Thiên khóc không thành tiếng, anh ôm chặt lấy tôi, nước mắt anh chảy xuống ướt đẫm bờ vai tôi.
Theo GĐVN
Vừa đoàn tụ sau 3 năm xa cách, chồng bỗng bị vợ bỏ chỉ vì tờ giấy mỏng manh Anh Nam run run cầm lên tờ giấy mới ngày hôm qua còn làm anh vỡ òa trong niềm vui sướng. Hôm nay, ngay dưới tờ giấy đó là một lá đơn ly hôn - chị Hồng đã kí sẵn, chỉ còn chờ chữ kí của anh. ảnh minh họa Lên đường đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài được tròn một...