Thủ tướng Yingluck tiếp tục xoa dịu phe đối lập
Ngày 21-12, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề xuất thành lập một hội đồng cải cách quốc gia ngay sau cuộc tổng tuyển cử, dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 2-2-2014.
Bà Yingluck cho rằng tất cả các đảng phái chính trị tham gia tranh cử trên toàn quốc cần phải ban hành một tuyên bố chung để đảm bảo rằng một hội đồng cải cách sẽ được thành lập ngay sau khi cuộc đua vào quốc hội kết thúc.
Đề nghị này đã được đưa ra một ngày trước khi phe đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình chống chính phủ quy mô lớn vào ngày Chủ nhật (22/12) để buộc bà Yingluck phải rời bỏ chức thủ tướng tạm quyền.
Theo phát ngôn viên của Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chống chính phủ Ekanat Prompan, tổng số người tham gia cuộc biểu tình này dự kiến sẽ lên đến 2-3 triệu người.
Video đang HOT
Phe đối lập sẽ tiến hành một cuộc biểu tình với 2-3 triệu người
Thủ tướng tạm quyền Yingluck tuyên bố rằng hội đồng này sẽ bao gồm đại diện của các đảng phái chính trị, hiệu trưởng các trường đại học, các viện nghiên cứu, các giáo sư, doanh nhân và quan chức chính phủ, cùng với những lực lượng khác. Theo bà, thời gian để tiến hành cải cách sẽ kéo dài khoảng 2 năm và vấn đề này cần phải được xem như là một chương trình nghị sự quốc gia.
“Tất cả các đảng phái tham gia tranh cử và các lĩnh vực xã hội khác cần phải có một tuyên bố chung về việc thành lập một hội đồng cải cách quốc gia ngay sau khi quốc hội nhóm họp lại và một nội các mới đã được thành lập. Hội đồng sẽ tiến hành công việc cải cách trên cơ sở dài hạn tập trung vào lĩnh vực chính trị,” bà cho biết.
Bà Yingluck đã nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử cần phải được tổ chức đúng kế hoạch để duy trì nguyên tắc dân chủ, hòa bình và trật tự.
Theo ANTD
Hàng trăm ngàn người biểu tình ở Bangkok, Phnom Penh
Ngày 22.12, phe chống đối ở Thái Lan và Campuchia cùng lúc gây bất ổn ở Bangkok và Phnom Penh nhằm đòi các vị thủ tướng từ chức.
Người biểu tình chiếm cứ nhiều địa điểm tại Bangkok ngày 22.12 - Ảnh: Minh Quang
Quầy bán vé tự động ở bến tàu điện trên cao Ratchaprasong tại thủ đô Bangkok của Thái Lan liên tục tắc nghẽn. Dù tăng cường nhân viên nhưng bến tàu này vẫn quá tải vì hàng ngàn người biểu tình đổ xô về Bangkok chiều qua.
Dòng người đông đến mức các nhân viên chỉ có thể đứng một chỗ và phát không vé. Hầu như trong cả ngày 22.12, tàu cao tốc trên cao là phương tiện duy nhất để di chuyển tại thủ đô Thái Lan bởi hầu hết các tuyến đường ở trung tâm đã bị phong tỏa. Phe biểu tình dựng sân khấu lớn ở 5 điểm chính, chưa kể hàng chục điểm tụ tập nhỏ khác.
Người biểu tình tập trung ở các bến tàu điện, xe buýt và những điểm trung tâm trong đợt xuống đường quy mô lớn lần này thay vì cơ quan công quyền và tòa nhà chính phủ như trước. Phe chống đối tuyên bố "hàng triệu người" ở Bangkok và từ các tỉnh đã tham gia biểu tình nhưng theo Cảnh sát quốc gia Thái Lan, chỉ có khoảng hơn 300.000 người. Họ hò hét, thổi còi inh ỏi, làm kinh động cả Bangkok, khiến người dân bình thường và cả khách nước ngoài cảm thấy rất phiền toái.
Theo quan sát của phóng viên Thanh Niên, lực lượng an ninh không xuất hiện ở các điểm biểu tình ngoại trừ khu vực nhà riêng của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và đã xảy ra một số vụ xô xát nhỏ tại đây. Lần biểu tình quy mô lớn hôm qua là nhằm đòi bà Yingluck phải từ chức và tiến hành cải cách chính trị trước khi tổ chức bầu cử mới. Trước đó, nữ thủ tướng này đã tuyên bố giải tán quốc hội và sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 2.2.2014. Tuy nhiên, bà bác bỏ yêu cầu từ chức và khẳng định phải bầu cử xong thì mới có cơ sở để cải cách chính trị. Trong ngày hôm qua, thủ tướng Yingluck có chuyến làm việc tại miền bắc Thái Lan, nơi tập trung thành phần ủng hộ chính phủ và gia tộc Shinawatra. Trái với không khí thù địch ở Bangkok, hàng ngàn người ở tỉnh Nong Khai đổ ra đường chào đón bà Yingluck. Nữ Thủ tướng đi thị sát địa phương này bằng xe máy và còn dùng bữa trưa tại một nhà hàng nổi tiếng của Việt kiều tại đây. Nói chuyện với giới báo chí, bà khẳng định bầu cử vẫn sẽ diễn ra như kế hoạch và cảm thấy tiếc cho đảng Dân chủ đối lập khi không tham gia.
Sự bình tĩnh và cương quyết của Thủ tướng Yingluck đã khiến lãnh đạo phe biểu tình Suthep Thaugsuban "điên tiết". Tối qua, ông này xuất hiện trên sân khấu chính và dùng những lời lẽ nặng nề để chỉ trích Thủ tướng là "phá hoại đất nước, vô tâm trước nỗi đau của người dân". Ông Suthep tuyên bố tiếp tục chiếm đường phố nếu bà Yingluck còn tại vị đồng thời kêu gọi người ủng hộ bao vây điểm đăng ký ứng cử từ hôm nay 23.12. Trước đó, quân đội Thái Lan tỏ ra lo ngại về "nguy cơ nội chiến" và kêu gọi các bên ngồi vào bàn đàm phán.
"Campuchia không phải Thái Lan"
Cũng trong ngày 22.12, hàng chục ngàn người xuống đường ở Phnom Penh đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức, theo Reuters. Trong một tuần qua, người chống đối do chính trị gia Sam Rainsy của đảng đối lập CNRP cầm đầu cũng đã chiếm cứ công viên Tự do. Phe này tiếp tục tố cáo đảng cầm quyền CPP gian lận bầu cử hồi tháng 7 và đòi giải tán chính phủ để bầu cử lại. Đến tối qua, vẫn chưa xảy ra xô xát hay bạo lực do lực lượng an ninh hầu như không can thiệp.
Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia khẳng định sẽ không có bầu cử lại còn Thủ tướng Hun Sen cũng tuyên bố bác bỏ yêu cầu của phe đối lập. Bên cạnh đó, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh cảnh báo người biểu tình đã vi phạm pháp luật và chính quyền đang xem xét để xử lý các trường hợp cụ thể. Ông Tea Banh còn tuyên bố phe biểu tình đừng hòng gây áp lực như "đồng bạn" tại Thái Lan vì "Campuchia không phải là Thái Lan".
Thoe TNO
Thủ tướng Campuchia khẳng định không từ chức Ngày 20-12, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố ông sẽ không từ chức hay tổ chức bầu cử lại, trong bối cảnh cuộc biểu tình của phe đối lập đã bước sang ngày thứ sáu. Thủ tướng Hun Sen tại phiên họp Quốc hội Campuchia khóa V ở Phnom Penh ngày 24-9 Phát biểu với các phóng viên sau một phiên họp...