Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm cán bộ đăng kiểm nhũng nhiễu
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ thị về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải, trong đó yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ và trung tâm đăng kiểm nhũng nhiễu, tiêu cực.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong những năm vừa qua, bên cạnh những chuyển biến tích cực trong công tác đăng kiểm thì vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng đăng kiểm.
Để kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót, hạn chế và nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) kiểm tra toàn diện tất cả các đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải trong cả nước, chấn chỉnh những hạn chế cả về trang thiết bị, tổ chức thực hiện, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, cần có biện pháp hiệu quả để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm của trung tâm đăng kiểm, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm trong thực thi nhiệm vụ và trách nhiệm của người đứng đầu.
Cán bộ và trung tâm đăng kiểm nhũng nhiễu, tiêu cực sẽ bị xử lý nghiêm
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiên quyết đình chỉ hoạt động của các trung tâm đăng kiểm không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực hoặc có vi phạm nghiêm trọng trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Công khai đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý phản ánh tiêu cực của các trung tâm đăng kiểm, đồng thời thông báo công khai tên các trung tâm đăng kiểm đã vi phạm quy định về đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện các quy định về công tác đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải; khắc phục những kẽ hở trong văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về vận tải; đăng kiểm an toàn kỹ thuật phương tiện; rà soát quy hoạch hệ thống các trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông vận tải trên cả nước, đồng thời công bố công khai quy hoạch. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống camera giám sát, truyền dữ liệu từ tất cả các trạm đăng kiểm về Cục Đăng kiểm Việt Nam, đồng thời, chuyển dữ liệu về Thanh tra Bộ Giao thông vận tải để thường xuyên giám sát; tăng cường vận động, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đăng kiểm viên.
Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo lực lượng chức năng của Bộ và công an các địa phương tiến hành điều tra, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác đăng kiểm phương tiện GTVT. Bộ Công an chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp yêu cầu đại diện của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn cung cấp đầy đủ hồ sơ và phối hợp chặt chẽ trong công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân từ phía phương tiện GTVT trong các vụ tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Cũng trong Chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở GTVT, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra các đơn vị đăng kiểm do địa phương quản lý và các trung tâm đăng kiểm xã hội hóa xử lý nghiêm vi phạm, kiên quyết đình chỉ hoạt động các trung tâm đăng kiểm vi phạm nghiêm trọng trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đình chỉ chức vụ để tiến hành điều tra đối với những trường hợp cán bộ, công chức có dấu hiệu tiếp tay, dung túng cho các trung tâm đăng kiểm vi phạm quy định hoặc để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu.
Châu Như Quỳnh
Theo dantri
4 thiếu sót lớn trong vụ máy bay mất tích
Trang Theweek.com mới đây đã chỉ ra một số sai lầm của Chính phủ Malaysia trong quá trình tìm kiếm và điều tra số phận của chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH370 bị mất tích bí ẩn từ ngày 8-3.
1. Không kiểm tra hộ chiếu dựa trên cơ sở dữ liệu của Interpol
Có ít nhất 2 hành khách trên máy bay dùng hộ chiếu ăn cắp từ châu Âu và vấn đề này đáng lẽ đã có thể tránh được nếu các quan chức sân bay Malaysia kiểm tra đối chiếu hộ chiếu hành khách với cơ sở dữ liệu quốc tế của Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế Interpol. Phi công Mỹ Chris Manno viết trên trang blog JetHead: "Nếu điều phần còn lại của thế giới xem trọng là an ninh hàng không sân bay thậm chí không được duy trì ở Malaysia thì liệu còn có điều gì bị bỏ sót ở đây nữa không?
Chính phủ Malaysia đã mắc nhiều sai sót trong quá trình điều tra về chiếc máy bay mất tích MH370. Ảnh: AP
2. Không kiểm tra nghi vấn
Sai lầm lớn đầu tiên của Malaysia là đã không đặt nghi vấn hay thậm chí đã không chú ý đến chiếc máy bay MH370 khi nó bay ngang qua một căn cứ quân sự ở bờ biển phía Tây nước này. Tính đến thời điểm đó, chiếc máy bay đã đi lệch khá xa lộ trình bay đã định sẵn với thiết bị phát tín hiệu đã bị vô hiệu hóa. Thông thường, đội quốc phòng hàng không gồm 4 thành viên ở căn cứ quân sự Butterworth của Malaysia phải lập tức có phản ứng với diễn biến bất thường như vậy hoặc chí ít họ cũng phải cho một số máy bay chiến đấu F-16 đi kiểm tra.
3. Khiến lực lượng hỗ trợ quốc tế tìm kiếm sai địa điểm suốt 1 tuần
Các quan chức quân đội Malaysia đã phát hiện tín hiệu radar của chiếc MH370 tại eo biển Malacca từ sáng 8-3 sau khi xem lại đoạn thu tín hiệu, thế nhưng Malaysia lại không công bố khiến lực lượng tàu và máy bay tìm kiếm của 14 quốc gia đã lùng sục tìm kiếm trên biển Đông (cách Malacca hàng trăm km) đến ngày 15-8. Sự chậm trễ này làm giảm hy vọng tìm thấy chiếc máy bay trên Ấn Độ Dương ngay cả khi có đến 26 quốc gia tham gia nỗ lực tìm kiếm tại vùng biển này.
Chính phủ Malaysia khiến lực lượng tìm kiếm cứu hộ quốc tế phí cả 1 tuần tìm kiếm sai khu vực. Ảnh: The Week
4. Chờ cả tuần mới cho lục soát nhà các phi công
Những thông tin mới được tiết lộ cho thấy mọi nghi ngờ của các quan chức Malaysia hiện đều đang hướng về cơ trưởng Zaharie Almad Shah của chiếc MH370 và cơ phó Fariq Abdul Hamid. Chiếc MH370 được cho là đã chuyển hướng bay sau khi có ai đó đã lập trình lại lộ trình bay cho nó - một điều chỉ có phi công vững tay nghề mới biết cách làm. Thế nhưng cảnh sát không lập tức cho lục soát nhà phi công mà chờ đến ngày 15-3 mới làm việc này. Đến này chưa có phi công nào bị kết tội "không tặc" chiếc máy bay. Cơ quan điều tra Malaysia chỉ mới phát hiện cơ trưởng Zaharie có "bà con" với thủ lĩnh đối lập Malaysia Anwar Ibrahim. Tuy là cái gai trong mắt chính phủ Malaysia nhưng Anwar xưa nay không đấu tranh bằng phương pháp khủng bố bạo lực nên vẫn chưa thể kết luận được gì.
Theo ANTD
Vụ bảo mẫu đánh chết bé 18 tháng tuổi: Xác định trách nhiệm để xử lý Trao đổi với PV báo chí bên lề Quốc hội về vụ việc bảo mẫu đánh chết trẻ 18 tháng tuổi tại TP.HCM, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM nói: "Tôi đã nhận được thông tin về vụ việc này. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nên chưa thể nói được gì nhiều". - Phản ứng...