Thủ tướng yêu cầu: Xử lý nghiêm khắc những đối tượng tuyên truyền kích động
Ngày 17-5, Văn phòng Chính phủ phát hành Thông báo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh trật tự.
Theo đó, những ngày qua, bằng các biện pháp đồng bộ, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh, trật tự. Tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội đã được bảo đảm. Chính quyền các địa phương đã trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ và hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, kiên quyết không để xảy ra biểu tình trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi tuyên truyền kích động.
Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân không tham gia biểu tình trái pháp luật, hỗ trợ giúp đỡ nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, giữ gìn an ninh trật tự và góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành chức năng, lãnh đạo các tỉnh, thành phố thông báo đến các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài: “Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương kiên quyết thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết theo đúng pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam để bảo đảm an ninh và an toàn tuyệt đối cho các cơ quan, doanh nghiệp và người nước ngoài tại Việt Nam”.
Theo ANTD
Video đang HOT
Trung Quốc đã tính toán kỹ hành động xâm phạm, bất chấp mọi luật pháp
Đây là nhận định của một số chuyên gia hàng đầu của Pháp về Đông Nam Á. Cũng theo các chuyên gia này, các nước ASEAN phải đoàn kết để đối phó và Việt Nam cần liên kết với các nước khác kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Giáo sư Francois Godement
"Trung Quốc nghĩ họ có thể làm mọi thứ mà không tạo nên một sự phản kháng mạnh mẽ nào"- đó là lời khẳng định của Giáo sư Francois Godement tại Trường Chính trị Paris (Sciences Po-Paris), một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại Pháp, người đứng đầu chương trình nghiên cứu Trung Quốc của Ủy ban châu Âu về quan hệ quốc tế (European Council on Foreign Relations, một think-tank có ảnh hưởng hàng đầu ở châu Âu).
Giáo sư Francois Godement
Giáo sư Francois Godement nói: "Hành động của Trung Quốc có tính toán rất kỹ. Thứ nhất là vì trước khi sự việc này xảy ra, Việt Nam luôn được xem là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Tiếp đến là vị trí đặt giàn khoan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại không quá xa quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974. Điều này tạo cho phía Trung Quốc cái gọi là "cơ sở tranh cãi hợp pháp có thể", bất chấp nó rất gần với bờ biển Việt Nam. Tôi cũng nghĩ đây thực sự là một hành động nhằm đến toàn bộ biển Đông và toàn bộ các nước ASEAN chứ không chỉ riêng Việt Nam".
Tiến sỹ David Camroux
Theo ông David Camroux, chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á tại Pháp, Tiến sỹ Lịch sử chính trị tại Đại học Paris Sorbonne, là giảng viên trường Chính trị Paris (Sciences Po Paris) và các trường đại học tại Tokyo, Seoul và Kuala Lumpur, thì chiến lược bá quyền của Trung Quốc đã có từ lâu, nhưng bước đi hung hăng lần này của Trung Quốc tương đối bất ngờ về thời điểm. Thời điểm này, ông Camroux cho rằng Thủ tướng Trung Quốc vừa thăm Việt Nam nên quan hệ hai nước đang tốt đẹp. Hơn nữa, hành động xâm phạm của Trung Quốc diễn ra ngay trước cuộc họp cấp cao ASEAN.
Tiến sỹ David Camroux
Tiến sỹ David Camroux nói: "Trung Quốc bất chấp đã phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 nhưng không tuân thủ luật pháp quốc tế vì họ cho rằng các vùng tranh chấp đều nằm trong "đường lưỡi bò" của họ. Trung Quốc luôn không muốn có một phán quyết của Tòa án quốc tế về những tranh chấp này. Để giải quyết, Việt Nam phải liên kết với các nước khác như Philippines để tiến hành các thủ tục pháp lý kiện Trung Quốc ra trước Tòa án quốc tế và phải liên kết mạnh mẽ hơn trong ASEAN. Các nước ASEAN cần phải nhận ra một thực tế rằng thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đang mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mạnh hơn hẳn những người tiền nhiệm. Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề một cách đa phương mà muốn giải quyết với riêng từng nước ASEAN. Vì thế, ASEAN càng cần phải đoàn kết và liên kết chặt với các đối tác lớn như Mỹ để bảo đảm ổn định, hòa bình trong khu vực".
Bà Monique Chemillier Gendreau
Bà Monique Chemillier Gendreau, nguyên chủ tịch Hội luật gia châu Âu cũng nhấn mạnh Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào khi vạch ra đường lưỡi bò 9 điểm và trên cơ sở đường lưỡi bò, tiến hành các hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác.
"Trung Quốc tuyên bố rằng tất cả các vùng nước, lãnh thổ trong đường lưỡi bò là thuộc về họ. Lập luận đó là hoàn toàn trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), các nước sẽ chỉ có quyền với các vùng nước theo quy định của công ước luật biển quốc tế, quy định về vùng lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế trong 200 hải lý cách đường cơ sở cũng phải tuân thủ theo công ước này... Thế còn nói về quyền lịch sử thì phải có bằng chứng cũng như phải có sự công nhận của những nước khác, mà Trung Quốc lại không có bằng chứng nào thuyết phục. Cả về lịch sử lẫn luật pháp quốc tế, Trung Quốc không chứng minh được. Trung Quốc đã nghĩ ra đường lưỡi bò theo kiểu của riêng họ. Vì những gì họ muốn trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, nên họ phải nghĩ ra lập luận của riêng họ để chiếm giữ. Tôi cho rằng các nước ASEAN sẽ không chấp nhận lập luận điên rồ đó của Trung Quốc"- bà Monique Chemillier Gendreau nói.
Tiến sỹ Emmanuel Dubois
Tiến sỹ Emmanuel Dubois, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Thomas More, cũng cho rằng tham vọng bành trướng bằng vũ lực mới là đích ngắm của Trung Quốc chứ không phải lợi ích kinh tế đơn thuần là khai thác dầu khí.
Tiến sỹ Emmanuel Dubois
Theo Tiến sỹ Emmanuel Dubois: "Trung Quốc nói rằng ở đó có dầu và đưa giàn khoan vào khai thác, nhưng tôi hoàn toàn không tin. Tôi cho rằng đó chỉ là một lý do để xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của quốc gia khác mà thôi. Các giàn khoan như HD-981 chỉ là một dạng công cụ di động để Trung Quốc tiến hành xâm phạm chủ quyền".
Francois Godement là giáo sư đại học ở Trường Chính trị Paris (Sciences Po-Paris) Năm 2005, ông lập ra Asia Centre, một tổ chức nghiên cứu độc lập. Ông cũng là người đứng đầu chương trình nghiên cứu Trung Quốc của Ủy ban châu Âu về quan hệ quốc tế (European Council on Foreign Relations), một think-tank có ảnh hưởng hàng đầu ở châu Âu. Ông là thành viên của Carnegie Endowment for International Peace. Godement được xem là một trong những chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc tại Pháp.
David Camroux là chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á tại Pháp. Ông là Tiến sỹ Lịch sử chính trị tại Đại học Paris Sorbonne, là giảng viên các trường Chính trị Paris (Sciences Po Paris), đồng thời giảng dạy ở các trường Đại học Keio (Tokyo), Yonsei (Seoul) và Malaya (Kuala Lumpur). Ông cũng từng là Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chuyên sâu về châu Phi và châu Á đương đại (CHEAM), Giám đốc Trung tâm Âu- Á, tư vấn khoa học của Ủy ban châu Âu tại Việt Nam (2001-2004), Trung Quốc (2004-2008), Tổng Biên tập Tạp chí Pacific Review (1994-2008), Phó TBT tờ Current Southeast Asia Affairs (2009-nay)
Theo Thùy Vân
VOV
Ký ức Hoàng Sa Ly rượu đế chánh gốc Phú Lễ - Bến Tre được rót đi rót lại nhiều lần nhưng câu chuyện về Hoàng Sa của bốn mươi năm trước vẫn chưa được bắt đầu. Trăng đêm rằm cao lồng lộng và sáng rực rất lạ thường trên cánh đồng mênh mang lúa chín. Có lẽ ánh trăng kia cũng muốn lắng nghe câu chuyện...