Thủ tướng: Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
“Lãnh thổ là thiêng liêng, Việt Nam kịch kiệt phản đối và áp dụng mọi biện pháp đấu tranh, ngoại giao, hoà bình theo luật pháp quốc tế, luật pháp trong nước”.
Chiều 15/5, tiếp xúc cử tri Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định chủ quyền là thiêng liêng, quyết tâm bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền theo đúng luật pháp nhưng cũng bằng mọi giá phải đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, thuận lợi.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhận định việc làm của Trung Quốc là ngang ngược khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, vị trí chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách đảo Tri Tôn mà Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trước đó 17 hải lý.
Việc làm này vi phạm Công ước luật Biển 1982 và tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã ký với các nước ASEAN. Theo các văn bản pháp luật này, Việt Nam, với tư cách là quốc gia ven biển, có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, vùng thềm lục địa của mình.
“Việc làm này ngang ngược và nghiêm trọng, đe dọa hòa bình, đe dọa an ninh, an toàn tự do hàng hải ở Biển Đông vì nếu 2 bên không kiềm chế, có thể sẽ xảy ra xung đột” – Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc cử tri quận Hồng Bàng – Ảnh: TTXVN
Thủ tướng nhấn mạnh: “Chủ quyền, lãnh thổ quốc gia là thiêng liêng, Việt Nam cực lực phản đối hành động sai phạm của Trung Quốc và kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Trước đây Việt Nam đã có những cuộc đấu tranh như vậy trên biển và đã thành công. Nay ta tiếp tục kiên trì đấu tranh. Với cách làm kiên quyết, nhất quán ấy, vừa qua, Việt Nam đã kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phê phán việc làm sai trái của Trung Quốc”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư vẫn kiên cường đeo bám thực địa với mục tiêu đưa giàn khoan Trung Quốc ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tàu của Việt Nam tuy nhỏ nhưng kiên cường và rất nhiều tàu trong số đó do Việt Nam tự đóng. Hiện tại, Việt Nam đang đóng thêm 30 chiếc tàu tốt hơn nữa để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền…
“Quan điểm xuyên suốt của chúng ta là yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi khu vực thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời mong muốn giữ quan hệ hòa bình, láng giềng hữu nghị” – Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nói với cử tri về hành vi manh động phá hoại của một số người ở Bình Dương, Hà Tĩnh… những ngày qua, khiến nhiều cơ sở sản xuất không chỉ của Trung Quốc mà của cả các nước khác và của chính Việt Nam bị thiệt hại, buộc lực lượng chức năng phải xử lý, bắt tạm giữ nhiều người.
“Đó là những vi phạm nghiêm trọng làm mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, an ninh kinh tế, đến đời sống người dân, đến môi trường đầu tư, đến chính sách của Đảng, nhà nước. Tôi yêu cầu bằng mọi biện pháp phải ngăn chặn không để tiếp tục xảy ra hành vi vi phạm này” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 11/5, tham dự hội nghị cấp cao nhất của hiệp hội ASEAN tại Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về các diễn biến nguy hiểm gần đây trên Biển Đông.
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng tóm tắt toàn bộ diễn biến việc Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu và hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự, máy bay hộ tống đi vào vùng biển VN, và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN, được bảo vệ theo Công ước LHQ vê Luật biển 1982 (UNCLOS).
Thủ tướng khẳng định “hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.”
“Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng phát biểu đanh thép: “VN coi trọng quan hệ với Trung Quốc song “kiên quyết phản đối các hành động vi phạm và bằng mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình.”
Theo ĐVO
Liên kết tạo thành sức mạnh
15 năm (1999-2014) thực hiện Chương trình phối hợp vận động toàn dân xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ trên địa bàn thành phố, Hội Cựu Chiến binh TP Hà Nội và CATP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả, thành tích đáng tự hào. Mối liên kết giữa hai lực lượng còn góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo tuyệt đối ANCT, TTATXH của Thủ đô.
CAP Phố Huế, Hai Bà Trưng gắn kết với nhiều cán bộ cơ sở là hội viên Cựu chiến binh
Nòng cốt trong phong trào
Triển khai Nghị quyết liên tịch số 01 giữa Bộ Công an và Hội Cựu Chiến binh Việt Nam ban hành năm 1999, Hội Cựu Chiến binh TP Hà Nội và CATP đã báo cáo, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đến tận từng cơ sở.
Sự phối hợp giữa hai lực lượng CATP và Cựu chiến binh thể hiện rõ nét trên các mặt công tác: phối hợp tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, hội viên và nhân dân tham gia xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ; phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững ANCT, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác phối hợp thực hiện cuộc vận động "Toàn dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội"; công tác phối hợp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ kết hợp với các phong trào Cách mạng khác; công tác phối hợp xây dựng lực lượng nòng cốt và các tổ chức quần chúng trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, củng cố, xây dựng tổ chức hội Cựu chiến binh và lực lượng CAND trong sạch, vững mạnh làm nòng cốt trong phong trào.
Với phương châm phòng ngừa là chính, Ban chỉ đạo thực hiện NQ liên tịch 01 các cấp phối hợp với các cấp, các ngành đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Có khoảng 1.400 hội nghị, tập huấn, tọa đàm đã được tổ chức, cùng hàng chục nghìn buổi thông tin, phổ biến tuyên truyền các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo ANTT được hai đơn vị triển khai. Đặc biệt, với phương châm "vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", từng đồng chí CSKV đã cùng với hội viên Hội Cựu chiến binh cơ sở bám sát địa bàn... từ đó nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động người dân chấp hành pháp luật, các chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như phòng ngừa không để xảy ra mất ANTT trên địa bàn.
Hiệu quả "đo đếm" được
Trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, Hội Cựu chiến binh TP và CATP Hà Nội đã phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm tình hình; kịp thời phát hiện, hóa giải các mâu thuẫn, điểm nóng phức tạp về ANTT. Hơn 3.000 tổ hòa giải với hội viên Hội Cựu chiến binh làm nòng cốt đã phát huy hiệu quả vai trò, nhiệm vụ. Trung bình hàng năm, Hội Cựu chiến binh và lực lượng Công an cơ sở đã tham gia hòa giải khoảng 1.300 vụ việc, trong đó tỷ lệ thành công trên 70%; vận động hàng trăm nghìn hộ dân ký cam kết tự phòng ngừa trộm cắp tài sản; 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ, 90% số hộ kinh doanh đăng ký thực hiện các quy định về ANTT...
Hàng năm, lực lượng Công an và Hội Cựu chiến binh các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện các nội dung chương trình đấu tranh, phòng chống tội phạm. Nhiều mô hình, phong trào, chuyên đề hay về vận động quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm như "Tự phòng, tự quản về ANTT", hay "Xứ họ đạo an toàn", học sinh, sinh viên nói "không" với ma túy, vi phạm pháp luật... Bên cạnh đó, các hội viên Hội Cựu chiến binh TP cũng phối hợp với Công an cơ sở tham gia công tác tuần tra đêm trên tuyến, địa bàn trọng điểm, tất cả đã góp phần đảm bảo vững chắc ANTT trên địa bàn.
"Qua 15 năm thực hiện NQ liên tịch 01, mối quan hệ phối hợp, gắn bó truyền thống giữa lực lượng Công an và Hội Cựu chiến binh TP ngày càng được tăng cường. Hai lực lượng đã làm tốt công tác phối hợp, đấu tranh, phòng ngừa, góp phần giữ vững ổn định ANCT, TTATXH địa bàn Thủ đô; tạo nên hình ảnh đẹp về những người lính một thời hy sinh xương máu cho Tổ quốc, và thế hệ CBCS Công an hôm nay", lãnh đạo Hội Cựu chiến binh TP chia sẻ.
Theo ANTD
"Hành động của Trung Quốc là vô nhân đạo, thiếu văn minh" Vừa nghỉ hưu từ đầu tháng 5 vừa qua, ông Đặng Công Ngữ đã có trên 1.800 ngày giữ cương vị Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa. Trong thời gian này, ông đã đấu tranh quyết liệt trên nhiều mặt trận để khẳng định Hoàng Sa là một phần không thể thiếu của Việt Nam. Trước khi nghỉ hưu, trong một buổi tiệc...