Thủ tướng yêu cầu tăng cường xử phạt vi phạm giao thông
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông tập trung kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông như chạy quá tốc độ quy định đi sai phần đường, làn đường chở quá tải và số người quy định…
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các đợt nghĩ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nhận định, cuối tháng 4 và đầu tháng 5 năm nay tập trung nhiều ngày nghỉ lễ (Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5), thời điểm này cũng diễn ra nhiều hoạt động khai trương mùa du lịch hè 2013. Nhu cầu đi lại của người dân tăng lên, dẫn đến tăng mật độ phương tiện tham gia giao thông, nhất là trên một số tuyến đường, tại một số khu vực tập trung.
Vì vậy, để hạn chế tối đa tai nạn và ùn tắc giao thông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… phối hợp và khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.
Cảnh sát giao thông Hà Nội xử phạt vi phạm giao thông. Ảnh: Vạn Xuân
Các Bộ, ngành, địa phương phải xây dựng các phương án tổ chức, điều tiết giao thông để tránh ùn tắc giao thông, xử lý kịp thời khi xẩy ra ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông ứng trực thường xuyên trên các tuyến giao thông trọng điểm, các khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông.
Video đang HOT
Tập trung kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông như chạy quá tốc độ quy định đi sai phần đường, làn đường chở quá tải và số người quy định vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông không đội mũ bảo hiểm khi đi môtô, xe gắn máy sử dụng phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật… Trọng điểm là các tuyến quốc lộ: 1, 5, 14, 18, 51 và một số điểm du lịch tập trung trên địa bàn. Hạn chế tối đa và ngăn chặn tai nạn đối với xe chở khách, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng có biện pháp ngăn chặn tình trạng đua môtô trái phép tại các đô thị lớn.
Đồng thời, các Bộ, ngành, địa phương cũng phải tăng cường công tác kiểm tra an toàn giao thông tại các nhà ga, bến xe, bến tàu, bến phà, bến đò kiên quyết đình chỉ ngay hoạt động của các phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, phương tiện chở quá số người quy định và người điều kiển phương tiện không đủ điều kiện theo quy định.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải rà soát việc bảo đảm an toàn đối với các phương tiện vận tải chấn chỉnh đội ngũ người điều khiển phương tiện giao thông tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, nhất là trong vận tải hành khách đường dài và đường thủy nội địa.
Theo vietbao
Đền Hùng, đất thiêng không cần yểm!
Trước vụ việc hòn đá lạ xuất hiện tại đền Thượng thuộc quần thể Đền Hùng (Phú Thọ) gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng khẳng định, vùng đất này rất linh thiêng, không cần yểm.
Dù chỉnh sửa một chữ cũng phải có hồ sơ, tuy nhiên, hòn đá lạ đã được lén lút đưa vào Đền Hùng từ gần 4 năm trước, nay mới được phát hiện.
Hòn đá lạ không có trong hồ sơ
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Năm 2009, khi tu sửa khu đền Thượng đã có một doanh nhân công đức hòn đá trên. Việc này do Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông (Hiệp hội Unessco Việt Nam) chứng kiến và làm lễ.
Mặt trước hòn đá lạ
Thường thì các bác ở đây (ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc BQL Khu di tích lịch sử Đền Hùng - PV) sẽ mời pháp sư về làm lễ. Tôi không biết việc đưa hòn đá đó vào đền Thượng đúng hay không đúng, nhưng hòn đá xuất hiện ở đền Thượng là có thật. Thời gian gần đây, rất nhiều người hỏi tôi về ý nghĩa của các dòng chữ trên hòn đá đó, nhưng thú thật là tôi không biết.
"Thứ nhất, Đền Hùng vốn dĩ là vùng đất rất linh thiêng, không cần phải yểm. Trên hòn đá có chữ Phạn và chữ Hoa lẫn lộn, nếu làm đúng, nó sẽ mang ý nghĩa quốc thái dân an, nhưng nếu làm sai, nó sẽ rất tệ hại. Trong hồ sơ tôn tạo tu bổ đền Thượng là không có cái đó (hòn đá lạ - PV).
Nguyên tắc là nguyên tắc, tôi lên đây tiếp quản từ năm 2011, hòn đá lạ không có trong hồ sơ, nếu nó có hồ sơ thì không phải là câu chuyện để chúng ta hôm nay phải ngồi với nhau để bàn", ông Các nói.
Giám đốc BQL Đền Hùng Nguyễn Xuân Các
Ông Các phân tích thêm: Hiện nay, hồ sơ về đền Hạ, đền Giếng chặt chẽ tới mức sửa một chữ cũng phải đóng dấu. Hoành phi câu đối có 4 chữ, chúng tôi phải thành lập hội đồng xong rồi mời Viện Hán Nôm nghiên cứu, phân tích mới cho in 4 chữ treo lên đó, 4 chữ phải đóng 4 dấu. Khi đóng dấu xong thì thợ mới khắc, thợ khắc xong rồi lại phải lập biên bản thống nhất các nét chữ với nhau.
Các dòng chữ, họa tiết trên đó tôi không biết nó có ý nghĩa như thế nào, nhưng nó chỉ chệch đi một tí là khác rồi. Điều đó thể hiện sự quản lý chặt chẽ và nghiêm minh trong việc chấp hành Luật Di sản.
"Đền Hùng vốn dĩ là vùng đất rất linh thiêng, không cần phải yểm. Trên hòn đá có chữ Phạn và chữ Hoa lẫn lộn, nếu làm đúng, nó sẽ mang ý nghĩa quốc thái dân an, nhưng nếu làm sai, nó sẽ rất tệ hại".
Giám đốc BQL Đền Hùng
Nguyễn Xuân Các
"Từ câu chuyện đó, những nhà quản lý cần phải rút kinh nghiệm. Hai năm nay tôi về đây, tôi làm căng lắm, như tháng 2 vừa rồi, tỉnh Phú Thọ có văn bản đề nghị trồng một cây, tôi cũng không cho trồng. Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ra đây, Bí thư, Chủ tịch tỉnh Phú Thọ giao cho Sở NN&PTNT làm quyết định để trồng 1 cây ở đền Thượng, nhưng không bao giờ có chuyện như vậy. Trong quy định thể hiện rất rõ chức vụ nào mới được trồng cây ở đó, trồng ở vị trí nào. Làm thế tức là ép tôi, tôi nói luôn, các ông ép tôi là cây sẽ chết.
Tôi làm việc ở đây là những việc tâm linh, trồng cây trước đền là cực kỳ khó khăn. Còn ở vườn cây lưu niệm, mỗi tỉnh chỉ được trồng 3 cây, lãnh đạo trước đã trồng đủ 3 cây rồi thì thôi, làm gì còn chỗ mà trồng nữa. Thời gian gần đây, có người đề nghị công đức bằng cây nến nặng 1 tấn, cao 1,2 mét, nhưng tôi không đồng ý. Tôi khẳng định rằng, bây giờ không có gì có thể mang vào Đền Hùng được, trừ hương, hoa", ông Các nhấn mạnh.
Trước đó (tháng 3/2012), ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc BQL khu di tích Đền Hùng khẳng định với phóng viên Tiền Phong rằng: Quy định bảo vệ rừng, bảo vệ khu di tích nêu rõ: Dù chặt một cành cây cũng phải báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Cây chết, đổ do nguyên nhân khách quan như mưa bão cũng không được cưa, chặt mà phải để chết mục.
Theo 24h
Giải mã "hòn đá lạ" ở đền Hùng "Việc đưa đá lên đền Thượng tại Đền Hùng là có cơ sở khoa học và không ai dám làm bậy bạ ở nơi thờ tự linh thiêng như thế. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật, Nhà nước và nhân dân khi làm việc này. Khi hoàn thành công việc; các lãnh đạo Trung ương, tỉnh đều đã chứng kiến và...