Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, đồng thời có giải pháp gỡ ngay ách tắc lưu thông hàng hóa ở các địa phương có dịch.
Phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Bộ Y tế thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Bộ Chính trị, của Thủ tướng khi gần 117.000 liều vaccine đã về đến Việt Nam để sớm đưa vào tiêm chủng cho người dân vào thời gian tới, vaccine lần lượt về nhiều hơn và sẽ tổ chức tiêm kịp thời cho người dân. Thủ tướng yêu cầu nhanh chóng tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
Nhấn mạnh thực hiện mục tiêu kép, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo một số biện pháp.
Thứ nhất, về vấn đề vaccine, tuy có vaccine về đến sân bay, nhưng tinh thần của ngành y tế phải thần tốc với những biện pháp mạnh mẽ, kịp thời, quyết liệt hơn để tiêm cho các đối tượng sẽ được quy định rõ hơn tại một nghị quyết của Chính phủ. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ và Bộ Y tế sớm trình dự thảo nghị quyết về vấn đề tiêm vaccine với những đối tượng được ưu tiên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Thủ tướng nêu rõ, chiến lược của Việt Nam là “vaccine 5K”, không vì vaccine mà chúng ta chủ quan.
Video đang HOT
Không thể ngay một lúc tiêm vaccine được cho tất cả 100 triệu người nên phải có thứ tự ưu tiên, Thủ tướng cho rằng, ưu tiên cho nhân viên y tế, cơ sở điều trị, xét nghiệm, nhân viên lấy mẫu; thứ 2 là lực lượng biên phòng, công an tại khu cách ly; thứ 3 là lực lượng truy vết, khoanh vùng, dập dịch tại vùng có dịch, lực lượng phòng chống dịch tự nguyện và các đối tượng khác theo nghị quyết của Chính phủ trên nguyên tắc quan trọng là đối tượng có nguy cơ cao thì tiêm trước, nguy cơ thấp thì tiêm sau, vùng có dịch tiêm trước, vùng không có dịch thì tiêm sau.
“Tinh thần là bao phủ vaccine cho người dân Việt Nam nhưng do những điều kiện cụ thể, không thể tiêm ngay được nên có thứ tự ưu tiên như vậy “, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu cần có giải pháp gỡ ngay ách tắc lưu thông hàng hóa ở các địa phương có dịch trên tinh thần “không ngăn sông cấm chợ”.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì, cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế ban hành ngay quy trình tiêu thụ nhanh các sản phẩm nông nghiệp trong vùng có dịch, vừa bảo đảm yêu cầu phòng dịch, vừa không để ách tắc.
Thủ tướng nhất trí cho rằng, các địa phương, nhất là khu vực có cảng như Hải Phòng phải bảo đảm lưu thông hàng hóa bình thường, biện pháp thông thoáng, chủ động phòng chống nhưng không ngăn sông cấm chợ và yêu cầu phải có ngay một quy chế giữa 3 Bộ để có thể thực hiện chủ trương lưu thông hàng hóa bình thường, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương cần đẩy mạnh việc học trực tuyến để bảo đảm việc học tập cho học sinh, sinh viên.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế và UBND các địa phương, nhất là Bộ Quốc Phòng chuẩn bị sẵn sàng các khu vực cách ly, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch, thực hiện nghiêm quy định cách ly tập trung và tăng cường giám sát việc thực hiện cách ly y tế, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm trong cơ sở y tế tập trung.
Các Bộ tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác kiểm soát đường biên giới, đường bộ, đường thủy, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh không để xảy ra tình trạng vượt biên trái phép, nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bộ Y tế, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Quốc phòng và các địa phương có thể chuẩn bị một số khu vực như Singapore đã làm, đó là các khu vực giao dịch an toàn, không để ách tắc.
Thủ tướng nêu rõ bảo vệ sức khỏe nhân dân rất quan trọng nhưng không thể vì chống dịch mà ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho người dân.
PGS Trần Đắc Phu: 'Không tiêm vaccine COVID-19 ồ ạt'
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng Bộ Y tế sẽ không tiêm vaccine ngừa COVID-19 ồ ạt để đảm bảo đưa vaccine an toàn nhất cho người dân.
Tại cuộc họp sáng 23/2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 thảo luận một số vấn đề liên quan đến tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Ông Trần Đắc Phu, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế) khẳng định: "Vấn đề vaccine ngừa COVID-19 được Cục Y tế dự phòng thực hiện phối hợp với Cục Dược cấp phép, lên kế hoạch phân phối và Cục Đào tạo (Bộ Y tế) theo dõi đánh giá hiệu quả. Chúng ta sẽ không phải tiêm ồ ạt và không theo dõi. Đây là cách làm khôn ngoan để vừa chống dịch vừa kiểm soát độ an toàn để đảm bảo đưa vaccine ngừa COVID-19 an toàn nhất cho người dân".
Vị chuyên gia này cũng cho biết, các loại vaccine khi về Việt Nam, như trước đây là Quinvaxem hay ComBE Five, đều được thử nghiệm đánh giá an toàn.
Tuy nhiên, bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đây là tình huống khẩn cấp nên Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị để tiêm vaccine này cho các đối tượng ưu tiên, đối tượng nguy cơ theo đúng kế hoạch.
Cuộc họp sáng 23/2 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19. (Ảnh: VGP/Đình Nam)
Cũng theo ông Trần Đắc Phu, ở những nước đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng như Israel, hiện vẫn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, các biện pháp khử khuẩn và giữ khoảng cách.
"Virus SARS-CoV-2 lây theo giọt bắn, do đó, đây vẫn luôn là các biện pháp phòng dịch hữu hiệu đầu tiên. Chúng ta phải hiểu rõ vaccine khi tiêm vào sẽ không tạo miễn dịch ngay và đặc biệt chúng ta còn phòng ngừa biến chủng virus, hướng tới miễn dịch cộng đồng với 70% dân số" , ông Trần Đắc Phu nói thêm.
Ban Chỉ đạo cho rằng chúng ta đã rất cố gắng, khẩn trương để sớm có vaccine ngừa COVID-19, nhưng không có đầy đủ ngay một lúc nên phải phân theo các nhóm đối tượng ưu tiên.
Tuy nhiên, tới đây vaccine ngừa COVID-19 sẽ được hoàn thiện và đáp ứng đầy đủ, tiến tới cơ bản về lâu dài người dân sẽ được tiêm miễn phí giống như trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bên cạnh đó có phần nhỏ vaccine dịch vụ dành cho những người có khả năng chi trả cao hơn.
Theo các chuyên gia, vaccine Astra Zeneca đang được nhập về Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiền thẩm định chất lượng. Theo đó, về nguyên tắc, khi về đến Việt Nam vaccine có thể tiêm ngay được.
Các thành viên Ban Chỉ đạo khẳng định Chính phủ đang chỉ đạo để triển khai vaccine COVID-19 sản xuất trong nước. Theo đó, sẽ rút ngắn các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo các khâu an toàn và hiệu quả trong sản xuất, phát triển vaccine.
Giá vàng hôm nay 18/2: Xuống đáy, thấp nhất từ đầu năm 2021 Giá vàng hôm nay 18/2 trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm mạnh và xuống mức thấp nhất trong 2 tháng rưỡi do đồng USD tăng giá trong bối cảnh Mỹ công bố tổng mức bán lẻ tăng khá mạnh. Giá vàng thế giới Đêm 17/2 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.781 USD/ounce. Vàng giao...