Thủ tướng yêu cầu minh bạch các dự án đầu tư cho sân bay Tân Sơn Nhất
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT cần công khai minh bạch các dự án đầu tư hạ tầng hàng không cho Tân Sơn Nhất, tách bạch các dự án do Nhà nước làm và dự án cần ưu tiên xã hội hóa.
Trong phiên họp Thường trực Chính phủ ngày 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ GTVT khắc phục nhiều tồn tại, bất cập trong lĩnh vực hàng không, đường cao tốc, đường sắt đô thị…
Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh quý III/2019 đã kết thúc nhưng nhiều phần việc của ngành GTVT vẫn ngổn ngang.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.
Cụ thể, trong lĩnh vực hàng không, trước tình hình hư hỏng 2 đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phải có trách nhiệm bảo đảm hoạt động bình thường của hai sân bay này, không để ảnh hưởng đến an toàn bay.
Về thực trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất, Thủ tướng nêu rõ Bộ GTVT cần công khai minh bạch các dự án đầu tư trong hạ tầng hàng không, tách bạch rõ các dự án do Nhà nước làm và dự án cần ưu tiên xã hội hóa để huy động nguồn lực hiệu quả.
Video đang HOT
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sau hơn 10 năm thi công vẫn chỉ là đường đất. Ảnh: Quỳnh Danh.
Tại buổi họp, Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu bảo đảm đúng tiến độ với dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tuyến cao tốc này phải cơ bản thông xe trong năm 2020 và khánh thành vào đầu năm 2021 để đáp lại lòng mong mỏi của hơn 20 triệu người dân miền Tây.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì xử lý, sớm đưa tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào hoạt động. Bộ cũng phải rà soát, đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường sắt đô thị còn lại ở Hà Nội và TP.HCM.
Về vướng mắc trong triển khai hệ thống thu phí không dừng, Thủ tướng nhấn mạnh các doanh nghiệp dự án phải triển khai thu phí không dừng chậm nhất đến ngày 31/12.
Theo New zing.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Xử lý nghiêm đại úy công an náo loạn sân bay
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga dẫn lại vụ nữ đại úy công an ở thành phố Hà Nội náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất như một điển hình về chất lượng đội ngũ trong cơ quan phòng chống, tham nhũng.
Trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2019, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong năm qua đã được Chính phủ và các cơ quan liên qua triển khai tích cực, đồng bộ và có hiệu quả.
Tuy nhiên, theo bà Nga, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong một số ngành, lĩnh vực, địa phương vẫn còn hạn chế, điển hình như tình trạng bổ nhiệm cán bộ thiếu điều kiện, tiêu chuẩn vẫn diễn ra.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm qua vẫn còn 131 trường hợp bị thu hồi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; 176 trường hợp thu hồi, hủy bỏ quyết định tuyển dụng, tiếp nhận; 121 trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ quyết định nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp; 15 trường hợp bị kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi việc....
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình Báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ vềcông tác phòng chống tham nhũng sáng 12.9 Ảnh Gia Hân
Bên cạnh đó, bà Nga đánh giá, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vẫn còn hiện tượng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, người dân, hoặc vi phạm nghiêm trọng về quy tắc ứng xử. Trong đó có những trường hợp rất phản cảm và gây bức xúc trong dư luận.
"Điển hình như trường hợp nữ đại úy công an thành phố Hà Nội có hành vi gây mất trật tự và cư xử không đúng mực tại sân bay Tân Sơn Nhất", bà Nga dẫn chứng, và đề nghị Bộ Công an xử lý nghiêm trường hợp này.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể Quốc hội kết quả công tác kiểm tra, rà soát việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, nhất là bổ nhiệm lãnh đạo giữ chức vụ, quản lý trên cả nước.
Tham nhũng trong cơ quan phòng, chống tham nhũng làm giảm niềm tin của người dân
Một vấn đề khác mà Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp Quốc hội lưu ý là việc để xảy ra tham nhũng ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, các cơ quan bảo vệ pháp luật thời gian qua, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Cụ thể như vụ bà Nguyễn Thị Kim Anh, Phó phòng Phòng chống tham nhũng, Thanh tra Bộ Xây dựng, và đồng phạm nhận hối lộ trong quá trình thanh tra tại một số đơn vị của tỉnh Vĩnh Phúc; vụ 5 cán bộ thanh tra tỉnh Thanh Hóa nhận hối lộ trong quá trình thanh tra một số địa phương của tỉnh Thanh Hóa; hay như vụ ông Đặng Trường An, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Tân Châu (Tây Ninh) nhận hối lộ...
"Tình trạng này còn làm giảm niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật; là vấn đề cần được Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đánh giá đúng về thực trạng và có giải pháp khắc phục", bà Nga nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đồng thời đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và bộ trưởng các bộ có chức năng thanh tra chuyên ngành, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá thực trạng tình hình và đề ra giải pháp phòng, chống trong thời gian tới.
Bà Nga cũng đề nghị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu của Bộ Công an; Cục điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong chương trình công tác của năm 2020 cần chú trọng việc phát hiện, xử lý tham nhũng trong các cơ quan chống tham nhũng, và cơ quan bảo vệ pháp luật.
Theo thanhnien
Mở thêm đường chỉ giải quyết bề nổi ùn tắc quanh sân bay Tân Sơn Nhất Theo các chuyên gia, thực tế là ai cũng nhìn thấy việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam là một sai lầm bởi khu vực trên đã quá tải. TP HCM dự kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án Xây dựng đường nối Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình từ 1.402 tỷ đồng...