Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo PVN chú trọng việc nêu gương
Đối với các dự án đang gặp tồn tại, vướng mắc, Chính phủ, Thủ tướng sẽ cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tháo gỡ khó khăn. Đây là quan điểm được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra tại hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của PVN, chiều 11-1.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng PVN là doanh nghiệp anh cả trong các tập đoàn nhà nước. PVN không những đóng góp quốc kế dân sinh, không chỉ đơn thuần nộp ngân sách nhà nước rất lớn mà còn có vai trò đối ngoại, quốc phòng an ninh. Đặc biệt trong nhiều năm, PVN đã xây dựng chuỗi sản phẩm dầu khí, xăng dầu, phục vụ cho đất nước, tự chủ kinh tế.
Thời gian qua, dù PVN gặp rất nhiều khó khăn, biến động nhân sự nhưng vẫn vượt qua nhiều thử thách. “Tất nhiên có mặt này mặt khác, tâm tư này tâm tư khác nhưng căn bản PVN có đội ngũ có trình độ, trí tuệ vững vàng, đó là nền tảng tốt nếu ta biết cải cách, sáng tạo và phát huy” – Thủ tướng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý lãnh đạo PVN cần phát huy tinh thần nêu gương, đoàn kết nội bộ, nâng cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, áp dụng khoa học công nghệ, tạo sức cạnh tranh cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: TTXVN
“Chúng ta cần coi trọng công tác xây dựng Đảng trong nội bộ tập đoàn, đi liền đó là chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Người ta bảo là “anh đói, anh nghèo một tí nhưng êm ấm còn hơn anh giàu có một tí mà làm bậy bạ, mất đoàn kết… Vừa rồi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 về nêu gương người đứng đầu, ở đây nhiều đồng chí lãnh đạo, cấp ủy đã nêu gương chưa? Có phải là người xứng đáng không hay chi tiêu bừa bãi, sân trước sân sau, ảnh hưởng thế này thế khác” – người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ.
Video đang HOT
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, Tổng Giám đốc PVN, cho biết thách thức đặt ra với PVN hiện nay là tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc tìm kiếm thăm dò, phát triển chung của tập đoàn. Việc gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2018 mặc dù đạt kế hoạch nhưng nếu so với mục tiêu chiến lược phát triển ngành đề ra ở trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng 28-42 triệu tấn/năm) thì không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra.
Cùng với đó, lãnh đạo PVN cũng nhìn nhận thực tế khó khăn do những tác động không tốt từ kết quả xử lý với các vụ án liên quan PVN, PVC, OceanBank. Theo ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, tác động tiêu cực của những vụ án liên quan tới một số đơn vị thành viên PVN đã ảnh hưởng tới tinh thần xử lý công việc của các ban chức năng, chất lượng, tiến độ công việc. Nhiều lãnh đạo phòng, ban có thái độ né tránh, sợ trách nhiệm. Đây là những khó khăn mà PVN gặp phải trong thời gian qua.
Tổng doanh thu toàn tập đoàn năm 2018 đạt 626,8 ngàn tỉ đồng, vượt 96.000 tỉ đồng, vượt 18% kế hoạch năm, tăng 26% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 47.000 tỉ đồng. Về kế hoạch năm 2019, lãnh đạo PVN cho biết tập đoàn đặt ra chỉ tiêu doanh thu toàn tập đoàn đạt 612.000 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 31.000 tỉ đồng.
TRÀ PHƯƠNG
Theo PL
Thủ tướng: Tiếp dân phải ghi hình, để đảm bảo quyền con người
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ghi âm, ghi hình khi tiếp dân là cải cách quan trọng nhằm đảm bảo quyền con người.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Chiều 8/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2019. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành tư pháp là nhạc trưởng, là cơ quan gác cửa trong việc bảo đảm tính thống nhất, tính hợp pháp, tính hợp lý và khả thi của hệ thống pháp luật và là người gác gôn của Chính phủ trước các vấn đề pháp lý quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, trong thành tích chung của đất nước có sự đóng góp của ngành Tư pháp. Điển hình như trong công tác tham mưu về công tác xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật, ngành Tư pháp đã làm tốt công tác gác cửa trong thẩm định văn bản và gác gôn trong các tranh chấp quốc tế.
Trong công tác thi hành án dân sự cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, thụ lý thi hành án đạt và vượt chỉ tiêu. Ngành cũng đã hoàn thành 600.000 việc với 35.000 tỷ đồng.
"Tôi rất mừng khi nghe Bộ trưởng nói đồng chí Tổng cục trưởng thi hành án mới này vững vàng, ngay ngắn. Tôi nói ý này là để nhắc các cục trưởng thi hành án địa phương có vững vàng, ngay ngắn không? Tôi theo dõi nhiều năm thì năm nào cũng có mấy ông ở tù vì đây là lĩnh vực dễ lạm dụng quyền lực, dễ áp dụng pháp luật sai", Thủ tướng lưu ý.
Đề cập đến một số tồn tại, hạn chế của ngành tư pháp, Thủ tướng cho rằng công tác xây dựng thể chế, pháp luật còn nhiều bất cập, có văn bản mới ban hành phải sửa đổi bổ sung, còn tình trạng xin rút, xin lùi. "Đây là một khuyết điểm trong hệ thông cần rút kinh nghiệm không chỉ Bộ Tư pháp. Trước QH hay nói đây là tình trạng 'bắt nước chờ gạo', nước sôi sùng sục mà gạo chưa tới", Thủ tướng nói.
Ông cũng nhắc đến hàng loạt sai phạm trong quản lý nhà nước như vụ MobiFone mua AVG, vụ Thủ Thiêm hay những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở Đà Nẵng, Khánh Hoà...
"Điều này nói lên cái gì? Cán bộ pháp chế, tư pháp suy nghĩ gì?", Thủ tướng nhấn mạnh. Với vai trò là "người gác gôn" về pháp luật thì "các đồng chí đã làm hết trách nhiệm trong tham mưu cho lãnh đạo chưa hay góp ý rồi mà lãnh đạo không nghe". Có vấn đề gì trong cơ chế tham mưu của cán bộ tư pháp với lãnh đạo?" - Thủ tướng nói và nhấn mạnh cán bộ tư pháp cần làm hết chức trách, nhiệm vụ trong việc can gián này thì sai phạm ít xảy ra.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chỉ ra hiện tượng nhờn luật khá phổ biến ở một số lĩnh vực, nhất là Luật Giao thông đường bộ. Đây là vấn đề gây bức xúc xã hội. Vậy ngành tư pháp có giải pháp đột phá nào để đề xuất với Chính phủ hay tự mình đưa ra biện pháp tăng cường thực thi pháp luật.
Nhắc đến nhiệm vụ trong năm 2019, Thủ tướng cho rằng ngành Tư pháp cần thực hiện tốt nhất nhiệm vụ xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, xứng đáng là nhạc trưởng, gác cửa thẩm định tính hợp pháp, hợp lý, khả thi của các quy định.
Cùng với đó là cải cách tư pháp, xây dựng luật đồng bộ giữa kinh tế với cải cách tư pháp và các lĩnh vực khác. "Tiếp dân cũng phải ghi âm ghi hình, hỏi cung cũng phải ghi âm ghi hình, quy định như vậy để đảm bảo quyền con người. Đó là những cải cách rất quan trọng trong hệ thống", Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý xem xét xử lý các văn bản trái luật và đưa ra khỏi hệ thống. "Có tình hình ai cũng thấy khó chịu luật pháp tràn lan ban hành nhiều. Tôi đi họp Quốc hội, có ĐB người dân tộc nói 'luật nhiều hơn lông bò quê tôi" - Thủ tướng dẫn chứng.
Nhấn mạnh ngành tư pháp là lĩnh vực liên quan đến quyền lợi của người dân rất lớn, Thủ tướng đề nghị, các dự án luật nhạy cảm, liên quan đến người dân phải tuyên truyền, giải thích rõ, sai là phải rút ngay.
Theo Thủ tướng, muốn thực hiện những việc này, ngành tư pháp phải coi trọng công tác xây dựng đảng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ.
Hoài Vũ
Theo Baogiaothong
Thủ tướng gợi ý các Bộ, Ngành, Địa phương góp ý thẳng thắn và xây dựng để phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Ngay sau khi nghe báo cáo của Bộ TN&MT do Bộ trưởng Trần Hồng Hà trình bày tại Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của ngành TN&MT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu gợi ý các Bộ, Ngành, địa phương và các Đơn...