Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Kiên Giang kiểm điểm vì để dịch bùng phát
Trong khi dịch bệnh ở nhiều địa phương chuyển biến tích cực thì Kiên Giang lại có số F0 trong cộng đồng tăng 69,7%.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh này kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Tại cuộc họp sáng 11/9 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điểm qua tình hình dịch ở các địa phương đang thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội trong tuần qua.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tuần qua, tỷ lệ mắc mới Covid-19 tại cộng đồng đã giảm so với tuần trước tại một số địa phương có số mắc cao. Cụ thể, Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%, Long An giảm 3%. Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%, trong đó TP.HCM giảm 30%, Đồng Nai giảm 50%, Long An giảm 30%, Tiền Giang giảm 70%.
So với tuần trước, các địa phương thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát dịch là: Vĩnh Long, Trà Vinh cải thiện từ nhóm 2 lên nhóm 1 và Long An, Tiền Giang cải thiện từ nhóm 3 lên nhóm 2. Riêng Kiên Giang có số mắc mới trong cộng đồng gia tăng (69,7%) so với tuần trước đó, chuyển từ nhóm 2 xuống nhóm 3.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt nhiều câu hỏi và đưa ra lưu ý cụ thể với các địa phương về công tác phòng chống dịch.
Video đang HOT
Với Kiên Giang, người đứng đầu Chính phủ cho rằng tỉnh quán triệt không hết, tổ chức thực hiện không tốt các biện pháp đã có đầy đủ, rất cụ thể trong các công điện gần đây của Thủ tướng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo tỉnh Kiên Giang kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tổ chức thực hiện thật tốt để kiểm soát dịch.
Theo Thủ tướng, các nguyên nhân gây bùng phát dịch tại Kiên Giang đều đã có bài học kinh nghiệm từ trước tại những địa phương khác, nhưng tỉnh vẫn chủ quan, lơ là. Khi có dịch, Kiên Giang chưa làm tốt việc xét nghiệm thần tốc để phát hiện, bóc tách F0.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo tỉnh Kiên Giang kiểm điểm, rút kinh nghiệm, tổ chức thực hiện thật tốt để kiểm soát dịch.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Chính phủ đánh giá công tác phòng chống dịch trong tuần qua đã có những kết quả tích cực. Trong số 23 địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, đến nay, có 8 địa phương kiểm soát dịch tốt gồm Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.
12/23 địa phương gồm Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch. TP.HCM, Bình Dương cũng đã có nhiều cố gắng, tình hình đang chuyển biến theo hướng tích cực.
Riêng tình hình tại Kiên Giang lại diễn biến phức tạp hơn, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần nỗ lực hơn, thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp chòng chống dịch, nhất là trong quản lý di chuyển, cách ly, chấp hành giãn cách xã hội.
Thủ tướng nêu rõ mục tiêu trong thời gian tới là số ca tử vong, nhanh chóng kiểm soát được tình hình dịch. Ông nhấn mạnh không có người dân nào an toàn khi vẫn còn người dân khác mắc Covid-19, không có địa phương nào an toàn nếu địa phương khác còn phải chống dịch.
Lãnh đạo Chính phủ nhắc các tỉnh phải tránh 2 khuynh hướng. Một là lơ là, mất cảnh giác khi phòng chống dịch mới đạt được kết quả ban đầu và khi đã giãn cách trong thời gian dài. Hai là chủ quan, nóng vội muốn mở lại ngay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi chưa chuẩn bị tốt, chưa an toàn đã nới lỏng các biện pháp chống dịch.
Thủ tướng: Quan tâm hơn về đời sống vật chất, tinh thần y bác sĩ chống dịch
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế chủ trì cùng các bộ ngành liên quan quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần, đề xuất chính sách cho đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng chống dịch Covid-19.
Thủ tướng động viên các y bác sĩ trong lần kiểm tra tình hình chống dịch tại TPHCM cuối tháng 8 vừa qua.
Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng xuất phát từ việc kiểm tra tình hình thực tế hoạt động phòng chống dịch tại các cơ sở vừa qua. Từ việc nắm bắt hoạt động tại các bệnh viện, trung tâm y tế, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo đưa vào Nghị quyết phiên họp về vấn đề chế độ với lực lượng y tế tham gia phòng chống dịch.
Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần và đề xuất chính sách cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế đang ngày đêm vất vả phục vụ nhân dân.
Hôm nay, ngày 8/9, qua nắm bắt thông tin dư luận, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế khẩn trương có giải pháp kịp thời, cụ thể về vấn đề này.
Thời gian qua, trong các chuyến làm việc tại địa phương, nhất là khi kiểm tra công tác phòng chống dịch tại những điểm nóng nhất về dịch bệnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An... Thủ tướng dành nhiều thời gian thăm hỏi, động viên các lực lượng tuyến đầu chống dịch, trong đó có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế.
Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm đến cơ chế, chính sách cho các lực lượng tuyến đầu, trong đó có các y bác sĩ, nhân viên y tế.
Làm rõ vụ việc 5 cơ sở y tế tại Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu dẫn đến một người dân tử vong "Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương xác minh, làm rõ vụ việc 5 cơ sở y tế tại tỉnh Bình Dương không tiếp nhận cấp cứu dẫn đến một người dân tử vong"- Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Bên trong phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19...