Thủ tướng yêu cầu khởi tố điều tra vi phạm trong quản lý biên giới
Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý tốt biên giới, khởi tố điều tra vi phạm trong quản lý biên giới.
Sáng nay 29-7, chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về phòng chống Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nêu cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan trong bối cảnh tình hình phức tạp.
Thực hiện triệt để Chỉ thị 16 trong toàn TP Đà Nẵng
Theo Thủ tướng, dịch lần này khác trước vì đã lây ra cộng đồng nhiều ngày, chưa tìm được ca F0, do đó, tình hình phức tạp, diễn biến nhanh trong thời gian ngắn, nhiều nguy cơ lây nhiễm ở các địa phương, các thành phố lớn, các tỉnh, thành phố xung quanh TP Đà Nẵng.
“Vì vậy, cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, nâng cao trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề này”- Thủ tướng nêu rõ. “Khi tình hình xấu rồi thì sẽ trở tay không kịp”, do đó, không được chủ quan. Các địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền một cách đầy đủ về các biện pháp phòng chống dịch để đề cao cảnh giác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp – Ảnh: VGP
Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải nêu cao tinh thần cảnh giác, “các đồng chí Bí thư, Chủ tịch phải ra tay, hệ thống chính trị phải vào cuộc và người dân phải cảnh giác thực hiện một số biện pháp đã được phổ biến”.
Ngành y tế, tài chính và các địa phương cần bảo đảm năng lực cho hệ thống y tế, “hỏi đâu có đó”, nhất là phương tiện, công cụ trong xét nghiệm cũng như cán bộ có liên quan. Phải đẩy mạnh truy vết và cách ly nhanh. Các đơn vị quân đội, đặt biệt là Quân khu 5 cần tổ chức công tác cách ly cho người dân tại Đà Nẵng một cách tốt nhất.
Cần nâng cao năng lực xét nghiệm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng tăng cường thêm phương tiện, cán bộ có liên quan không chỉ cho Đà Nẵng mà các địa phương khác khi có yêu cầu.
Video đang HOT
Thủ tướng đồng ý phương án tăng cường các vị trí điều trị ở các bệnh viện Trung ương, bệnh viện quân đội, các cơ sở điều trị ở Huế, Quảng Nam để xử lý tình hình có các bệnh nhân mắc bệnh nền rất nặng.
Thủ tướng nêu rõ tùy hoàn cảnh cụ thể mà các địa phương áp dụng Chỉ thị 19 hoặc Chỉ thị 16 một cách kịp thời với các ổ dịch đã được phát hiện. Còn đối với Đà Nẵng, thực hiện triệt để Chỉ thị 16 trong phạm vi toàn Thành phố. Thủ tướng lưu ý, không được ngăn sông cấm chợ. Từng địa phương đều có kịch bản ứng phó như giai đoạn đầu chống dịch.
Khởi tố điều tra vi phạm trong quản lý biên giới
Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý tốt biên giới, khởi tố điều tra vi phạm trong quản lý biên giới. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tăng cường quản lý tốt các trung tâm cách ly mà mình đang quản lý. Những nơi tập trung đông người, đặc biệt phương tiện giao thông công cộng thì cần đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch diệt khuẩn… Những nơi có dịch bệnh không tổ chức các lễ hội lớn, kể cả vận động không tổ chức đám tang, đám cưới đông người…
Thủ tướng đề nghị các địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án bảo đảm kỳ thi an toàn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp – Ảnh: VGP
Các địa phương đều phải tổ chức tốt quản lý dân cư, bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt là bảo đảm bình ổn giá cả, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, không để tình trạng lộn xộn xảy ra trên địa bàn của mình.
Không chỉ Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Hà Nội, TP HCM mà các trung tâm, các thành phố lớn, nhất là các thành phố du lịch ven biển từ Quảng Ninh, Hải Phòng cho đến Bình Thuận… phải có biện pháp chủ động hơn nữa.
Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia họp 2 ngày một lần để đưa ra các biện pháp.
Đầu cầu tại TP HCM – Ảnh: VGP
Đầu cầu Đà Nẵng – Ảnh: VGP
Đầu cầu Quảng Nam – Ảnh: VGP
Xử lý người đứng đầu nơi có nhiều vụ trẻ bị xâm hại
Chiều 19-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Nghị quyết đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời. Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn.
Chế tài chưa bảo đảm tính răn đe
"Các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em cơ bản được xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em" - nghị quyết nêu rõ. Tuy nhiên, Quốc hội (QH) cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em còn một số hạn chế, bất cập. Đáng chú ý, chế tài quy định trong một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe. Bạo lực đối với trẻ em xảy ra trong gia đình ít được phát hiện, xử lý. Cạnh đó, việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu bức thiết nhưng pháp luật quy định chưa đầy đủ, kịp thời, tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ em bị xâm hại.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ở một số địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả chưa cao. "Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì tình hình xâm hại trẻ em sẽ vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng" - nghị quyết nêu.
Vụ cha đánh đập dã man con ruột sáu tuổi ở Sóc Trăng mới đây gióng lên hồi chuông về pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em. (Ảnh cắt từ clip)
Địa phương chưa làm hết trách nhiệm được giao
QH cũng cho rằng những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể, một số cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực sự quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Một số cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm được giao...
Về các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, QH yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề. "Đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý. Cụ thể, người đứng đầu không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em" - nghị quyết nêu rõ.
Đẩy mạnh mô hình "Phòng điều tra thân thiện"
Nắm thông tin các đối tượng có tiền án xâm hại trẻ em, nghị quyết vừa thông qua yêu cầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an ban hành quy định về điều tra thân thiện trong các vụ án xâm hại trẻ em. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai mô hình "Phòng điều tra thân thiện" tại công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương. Ban hành và triển khai kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cho điều tra viên.
QH cũng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỉ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hại trẻ em đạt 100%; tỉ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về xâm hại trẻ em đạt trên 95%.
100% tội phạm xâm hại trẻ em phải được khởi tố
QH yêu cầu Bộ Công an 100% các vụ xâm hại trẻ em có dấu hiệu tội phạm phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật. Bộ Công an cũng được yêu cầu nắm đầy đủ, kịp thời thông tin các đối tượng đã có tiền án về xâm hại trẻ em và tiến hành các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật.
Vì sao Trưởng ban Nội chính Thái Bình gây tai nạn chết người chưa bị khởi tố? Theo cơ quan công an, vụ việc Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Bình gây tai nạn khiến 3 người thương vong vẫn đang được điều tra theo đúng quy trình. Chiều 25/5, ông Nguyễn Xuân Hậu - Trưởng công an TP Thái Bình cho biết, cơ quan công an đang chờ kết quả giám định liên quan vụ ông Nguyễn Văn...