Thủ tướng yêu cầu khẩn trương khắc phục thiệt hại mưa lũ ở Quảng Ninh
Trước diễn biến mưa lũ phức tạp ở Quảng Ninh và đã gây thiệt hại nặng nề về người,tài sản, sáng nay (28/7), Thủ tướng đã có công điện yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Trong công điện, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia sẻ đối với đồng bào khu vực bị tác động, chia buồn sâu sắc đến chính quyền địa phương và thân nhân các gia đình có người thiệt mạng. Để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống, Thủ tướng yêu cầu:
UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại; hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng người thiệt mạng; cứu trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ dân còn bị cô lập, nhất là các hộ bị mất nhà cửa, đảm bảo không để người dân bị đói, khát; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực nước ngập sâu, chảy xiết; tiếp tục rà soát, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi các khu vực bị ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để đảm bảo an toàn tính mạng; chỉ đạo lực lượng cán bộ y tế hỗ trợ nhân dân đảm bảo vệ sinh môi trường sau khi lũ rút, không để phát sinh dịch bệnh; huy động các lực lượng thanh niên, quân đội, công an trên địa bàn giúp nhân dân dựng lại nhà cửa và dọn vệ sinh môi trường.
Mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh làm 17 người chết và mất tích. (Ảnh: Tuấn Hợp)
Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo Quân khu 3 và các lực lượng đóng quân trên địa bàn khẩn trương triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.
Video đang HOT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với địa phương chỉ đạo vận hành an toàn các hồ chứa nước. Bộ Y tế chủ động chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở triển khai các phương án đảm bảo vệ sinh môi trường vùng bị ngập lũ.
Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục các sự cố điện, thông tin liên lạc do ảnh hưởng của mưa lũ, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Bộ GTVT chỉ đạo kiểm tra, khẩn trương khắc phục các điểm bị sạt lở, đảm bảo giao thông trên các trục giao thông chính.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai rà soát tổng hợp kiến nghị của các địa phương, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; phối hợp với địa phương và các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá, xác định rõ nguyên nhân để chỉ đạo triển khai các biện pháp phù hợp, hạn chế tình trạng ngập lụt cục bộ ở các đô thị khi xảy ra mưa lớn.
Trong 3 ngày vừa qua, tại một số khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có mưa rất to, tại Cô Tô, Cửa Ông đã xảy ra mưa đặc biệt lớn với tổng lượng mưa gần 800mm gây ngập úng cục bộ các thành phố: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, các thị trấn: Đông Triều, Vân Đồn, Hoành Bồ. Con số tổng hợp mới nhất về thiệt hại do trận mưa lũ lịch sử gây ra tại tỉnh Quảng Ninh, tính đến trưa ngày 28/7, đã cướp đi sinh mạng của 7 người, 10 người khác bị lũ cuốn mất tích, hàng trăm ngôi nhà bị đổ sập, thiệt hại ước tỉnh trên 500 tỉ đồng.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Phó Thủ tướng: Nỗ lực tìm người mất tích sau bão số 1
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc vừa có công điện yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 1, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống.
Sơn La tan hoang trong lũ dữ (ảnh: vov.vn).
Công điện của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 1 vừa qua, trên địa bàn các tỉnh vùng Tây Bắc đã có mưa to đến rất to, gây thiệt hại về người, ngập lụt nghiêm trọng nhiều khu dân cư. Đặc biệt, tại tỉnh Sơn La đã có 7 người chết, 4 người mất tích, 3 người bị thương, nhiều nhà cửa bị cuốn trôi...
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân những gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương.
Để khẩn trương khắc phục hậu quả, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Sơn La tiếp tục triển khai tìm kiếm người còn mất tích; hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng người thiệt mạng; tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho các hộ dân bị mất nhà cửa, đảm bảo không để người dân bị đói, khát.
Phó Thủ tướng lưu ý địa phương cử người canh gác, hướng dẫn việc đi lại an toàn qua các bến đò ngang, các ngầm giao thông bị ngập sâu, khu vực nước chảy xiết; tiếp tục chủ động di dời dân ra khỏi các vùng nguy hiểm do lũ quét, sạt lở đất; huy động các lực lượng thanh niên, quân đội, công an trên địa bàn giúp nhân dân vệ sinh và dựng lại nhà cửa khi lũ rút.
Bộ Giao thông vận tải được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát, khẩn trương khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra đối với các công trình giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính sau khi lũ rút.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của thiên tai, dự báo và cung cấp thông tin kịp thời cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, các cơ quan thông tin đại chúng và các Bộ, ngành liên quan để chỉ đạo và đưa tin kịp thời cho các địa phương và nhân dân biết để chủ động phòng, tránh.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tiếp tục theo dõi sát diễn biến của mưa lũ để kịp thời chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó có hiệu quả; rà soát, tổng hợp đề nghị của các địa phương, đề xuất Thủ tướng xem xét hỗ trợ địa phương khắc phục khẩn cấp hậu quả mưa lũ.
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo các lực lượng, liên quan tại khu vực sẵn sàng hỗ trợ địa phương thực hiện có hiệu quả công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
P.Thảo
Theo Dantri
Người Hà Nội tất bật dọn dẹp sau trận mưa giông Ngoài 2 người chết, 5 người bị thương, Hà Nội cũng bị thiệt hại nặng nề về vật chất sau cơn mưa giông chiều qua với hơn 1.000 cây xanh bị đổ, hàng trăm nhà tốc mái. Sáng nay, lực lượng chức năng cùng người dân phải vất vả khắc phục hậu quả. Trận mưa giông chiều 13/6 khiến khu vực quanh Hồ...