Thủ tướng yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng các kịch bản phát triển
Thành phố Hà Nội cần xây dựng kịch bản phát triển một cách toàn diện, xứng tầm là Thủ đô của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong tương lai.
Hà Nội trang hoàng đường phố, chào mừng 45 năm Ngày thống nhất đất nước. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội, thành phố cần khẩn trương xây dựng các kịch bản phát triển với các cấp độ khác nhau trong bối cảnh nền kinh tế đất nước, khu vực và thế giới có nhiều thay đổi để chủ động tận dụng mọi thời cơ mới, khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy mọi nguồn lực phát triển để xây dựng Hà Nội trở thành thành phố giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, năng động và là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước.
Tăng cường hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội cần tiếp tục thực hiện việc phòng chống dịch COVID-19, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tính mạng của người dân; tập trung đầu tư, cung ứng đầy đủ vật tư, trang thiết bị y tế, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.
Song song với công tác phòng chống dịch, phải tiếp tục đảm bảo cung ứng, kết nối cung cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm của thành phố, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Thành phố cần quyết liệt, chủ động, sáng tạo, triển khai đồng bộ các biện pháp phục hồi và phát triển kinh tế, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 mà thành phố đã đề ra, góp phần quan trọng cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Thủ đô Hà Nội.”
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần triển khai các biện pháp có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở huy động, sử dụng nguồn lực tiết kiệm và hiệu quả cao nhất, phù hợp với yêu cầu đón bắt thời cơ, phương châm nhanh, chính xác, kịp thời.
Cần khen thưởng, động viên kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, mô hình tốt đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, trục lợi, vi phạm pháp luật.
Thành phố Hà Nội cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; nỗ lực phát huy các tiềm năng, thế mạnh, nắm bắt và hiện thực hóa cơ hội phát triển, đặc biệt là tận dụng các cơ hội mới từ các cam kết hội nhập quốc tế mới ký kết và có hiệu lực.
Video đang HOT
Phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, đề xuất các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế-xã hội; tập trung tháo gỡ, đẩy nhanh thủ tục, thi công, giải ngân, tạo vốn thực hiện kích cầu… cũng là các nhiệm vụ thời gian tới của thành phố Hà Nội.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân các dự án đầu tư, trọng tâm là các dự án nông nghiệp, giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội; đôn đốc quyết liệt các công trình trọng điểm; tập trung tháo gỡ khó khăn tối đa cho các dự án ODA, dự án vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ngoài ngân sách, các dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP).
Thành phố Hà Nội đảm bảo nguồn lương thực cho người dân trong dịch COVID-19. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Xây dựng nền hành chính văn minh, thanh lịch
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; xây dựng nền hành chính Hà Nội văn minh, thanh lịch; tăng cường làm tốt hơn nữa xây dựng nông nghiệp kinh tế số, công khai minh bạch, công bố phần mềm mới qua điện thoại di động.
Ngoài ra, Hà Nội phải thúc đẩy phát triển mạnh ngành nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhất là giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn; đẩy mạnh việc tái đàn lợn, đảm bảo chỉ tiêu tổng đàn lợn đạt 2 triệu con và có giải pháp kiểm soát tốt giá thịt lợn trên thị trường.
Thủ tướng chỉ đạo thành phố phải chuẩn bị và triển khai tốt công tác phòng chống thiên tai; làm tốt hơn nữa công tác quản lý đô thị, mở rộng ranh giới đô thị ra các quận, huyện để giảm mật độ dân trong trung tâm thành phố; đặc biệt là quản lý trật tự xây dựng, an toàn giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị, phát triển hạ tầng thông tin-truyền thông.
Thành phố cần quan tâm tới vấn đề môi trường đô thị, đảm bảo cung ứng đủ nước sạch cho người dân với giá phù hợp; xử lý triệt để ô nhiễm nguồn nước ở sông Đáy, sông Nhuệ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án tiếp nước, cải tạo sông Tích để chuyển nước cho sông Đáy.
Lãnh đạo thành phố cần tập trung chỉ đạo triển khai tổ chức tốt đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tăng cường trách nhiệm của cấp cơ sở trong tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, khiếu kiện tập trung đông người tiềm ẩn gây mất an ninh, trật tự; tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở.
Khẩn trương giải quyết “bốn tồn tại”
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội khẩn trương giải quyết những vấn đề tồn tại kéo dài nhiều năm, trong đó có 4 tồn tại cần tập trung xử lý.
- Về vấn đề liên quan đến xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức), thành phố cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn nữa, củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới.
- Về dự án xây dựng ở số 8B Lê Trực, Hà Nội cần khẩn trương giải quyết dứt điểm, bảo đảm đúng quy hoạch chi tiết, an toàn công trình, bảo đảm quyền lợi đúng mức, chính đáng cho nhà đầu tư.
- Về dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông, Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm để đưa vào khai thác vận hành trong năm 2020.
- Thủ tướng cũng yêu cầu Hà Nội khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm liên quan đến việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng, sử dụng đất mương thoát nước Phan Kế Bính (quận Ba Đình) và mương thoát nước Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), thành phố Hà Nội./.
Thủ tướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm sai phạm trong dự án 8B Lê Trực. (Ảnh: TTXVN)
Thủ tướng: Từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội
Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 20/4.
Thủ tướng đánh giá cao các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, Ban Chỉ đạo quốc gia đã huy động trí tuệ của các chuyên gia, tham khảo nhiều ý kiến khác nhau để đưa ra chủ trương, biện pháp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và xử lý các vấn đề cụ thể.
Thủ tướng nhìn nhận, tình hình dịch bệnh có chuyển biến tốt hơn so với phiên họp trước, cần phải nới lỏng từng bước nhưng phải có kiểm soát đúng mức để không có tình trạng chủ quan, coi thường mà dịch bệnh có thể quay lại.
Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 15/4 cho đến khi có chỉ đạo mới, dự kiến sẽ được đưa ra trong cuộc họp ngày 22/4. Tại cuộc họp tới, các nhóm địa phương nguy cơ cao, nguy cơ và nguy cơ thấp cũng sẽ được xem xét để điều chỉnh. Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Quốc gia báo cáo Thủ tướng về các nhóm nguy cơ này tại cuộc họp 22/4 để "chốt" lại. Nếu tình hình an toàn thì nhiều địa phương có thể được hạ thấp nguy cơ.
Thủ tướng lưu ý, khả khả năng lây nhiễm vẫn còn cao, tất cả các địa phương, hệ thống chính trị cũng như người dân vẫn phải tiếp tục kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch là phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị hiệu quả.
Từng bước nới lỏng, khôi phục các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, Thủ tướng nhắc lại, không được lơ là, chủ quan, thoả mãn.
Việc thực hiện biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 là đúng đắn, là giải pháp quan trọng trong ngăn ngừa dịch bệnh thời gian qua nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cấp bách.
Các biện pháp như đeo khẩu trang nơi công cộng, không tập trung đông người khi không thật sự cần thiết, rửa tay thường xuyên... vẫn phải tiếp tục thực hiện.
Về các kiến nghị của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế sửa đổi Nghị quyết số 20/NQ-CP về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 (theo hướng tăng cường xuất khẩu trên cơ sở chúng ta đã có cơ số dự trữ cần thiết).
Thủ tướng nhất trị việc tiếp tục giao nhiệm vụ cho Tổ 4 người (gồm Thứ trưởng các Bộ: Y tế, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Quốc phòng) phối hợp quyết định cho phép các chuyến bay đơn lẻ đón người về Việt Nam, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, khả năng tổ chức tiếp nhận, cách ly và tổ chức các chuyến bay.
Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xác định cấp độ nguy cơ cụ thể của từng huyện, xã, thậm chí thôn, bản, khu vực dân cư địa phương và có hình thức áp dụng các biện pháp phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh tại địa phương.
Đức Tuân
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa" Phó Thủ tướng: Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa, bởi thực tế chỉ cấm bật các hệ thống điều hòa tổng. Tại cuộc họp sáng 6/5, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đề xuất các biện pháp phòng chống dịch trong diễn biến mới, trong đó có những biện pháp nới lỏng. Đến thời điểm...