Thủ tướng yêu cầu giải quyết điểm đen cầu vượt Tam Điệp
Cho rằng việc người dân ngăn cản thi công dự án cầu vượt đường sắt Tam Điệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, gây ùn tắc giao thông, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Ninh Bình, Bộ Giao thông giải quyết dứt điểm những vướng mắc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có công điện khẩn yêu cầu tỉnh Ninh Bình và Bộ Giao thông khẩn trương giải phóng mặt bằng tiểu dự án cầu vượt đường sắt thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) nhằm đẩy nhanh tiến độ, tránh ùn tắc giao thông.
Do lưu lượng phương tiện giao thông rất lớn nên tình trạng ùn tắc liên tục xảy ra tại nút giao đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Tam Điệp thời gian gần đây. Ảnh: Lê Hoàng.
Dự án cầu vượt đường sắt Tam Điệp đã phải tạm dừng thi công từ tháng 1 do các hộ dân ở phường Nam Sơn và Tây Sơn liên tục kéo ra phong tỏa, cản trở nhà thầu thi công…
Để đảm bảo tiến độ, khắc phục điểm đen ùn tắc, mất an toàn giao thông, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch tỉnh Ninh Bình nhanh chóng triển khai công tác bảo vệ thi công, đồng thời tập trung chỉ đạo dứt điểm các vướng mắc, tồn tại để bàn giao toàn bộ mặt bằng sạch cho dự án trước ngày 5/4/2014.
Dự án cầu vượt đường sắt thị xã Tam Điệp được Bộ Giao thông khởi công vào trung tuần tháng 9/2013, nhằm giảm thiểu ùn tắc tại nút giao đường sắt Bắc Nam với quốc lộ 1A phía bắc thị xã Tam Điệp. Dự kiến hoàn thành sau 12 tháng, nhưng hơn 5 tháng thi công các nhà thầu mới chỉ xây dựng được một số mố cầu. Máy móc, vật liệu, lô cốt dựng lên chiếm quá nửa lòng đường, giao thông ách tắc liên tục.
Vào giờ cao điểm hoặc khi tàu hỏa đi qua, hàng nghìn phương tiện nối nhau nhích từng mét. Do tầm nhìn hạn chế, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra. Ít nhất hai người chết ở cung đường này gần đây.
Video đang HOT
Người dân bức xúc vì đơn vị thi công dựng lô cốt chắn hết lối đi, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ trong khi chưa nhận được tiền đền bù . Ảnh: Lê Hoàng.
Hai tháng nay, các nhà thầu buộc phải dừng thi công vì gần 200 hộ dân nằm trong phạm vi ảnh hưởng của dự án kéo ra ngăn cản, không cho máy móc hoạt động. Người dân cho rằng, chính sách đền bù đất đai, tài sản… không thỏa đáng.
Ngoài khiếu nại về hạn mức đền bù, người dân còn bức xúc vì chính quyền dọa cho cán bộ, đảng viên dưới quyền quản lý nghỉ việc nếu không vận động gia đình nhận tiền và bàn giao mặt bằng. Ông Vũ Ngọc Châu, Chủ tịch UBND thị xã Tam Điệp cho rằng, “đây cũng là nhiệm vụ chính trị nên đã được thường vụ Thị ủy thống nhất”.
Ông Dương Đức Đằng, Phó chủ tịch UBND thị xã Tam Điệp, Trưởng ban GPMB cho biết, đang rà soát các quy định và phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình để xác minh lại mức hỗ trợ, đền bù cho người dân.
Lê Hoàng
Theo VNE
Cầu treo đứt cáp do quá tải
Tải trọng thiết kế của cầu khoảng 1,5 tấn, tuy nhiên 50 người cùng lên cầu khi đưa tang khiến cáp treo bị đứt, làm cầu lật nghiêng hất đoàn người cùng chiếc quan tài xuống suối.
Cầu treo bị đứt dây cáp và đổ nghiêng, khiến hàng chục người bị hất xuống suối. Ảnh: Sơn Thủy
Trao đổi với VnExpress về vụ tai nạn sập cầu khiến 7 người tử vong, ông Vàng A Hồ, Chủ tịch UBND xã Sơn Bình cho biết vụ tai nạn xảy ra khi hàng chục người dân dự đám tang một người trong xã. Khi cả đoàn đi qua cầu treo nối bản Chu Va 8 với Chu Va 6 (thuộc xã Sơn Bình) thì bất ngờ dây cáp bị đứt.
Ảnh: Hiện trường cầu treo bị đứt
"Một trong hai dây cáp chịu lực chính bị đứt, làm cầu nghiêng hẳn sang một bên, hất cả đoàn người cùng chiếc quan tài rơi xuống con suối cạn nước. Đây là vụ tai nạn thương tâm nhất từ trước tới nay ở xã", ông Hồ cho biết thêm.
Sự việc xảy ra khiến hàng chục người bị rơi xuống lòng suối và bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Hiện tại, sau khi sơ cứu, 27 nạn nhân đã được chuyển lên bệnh viện tỉnh Lai Châu, còn lại 10 người tiếp tục được điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường.
Hơn 30 người bị thương được đưa vào bệnh viện Tam Đường cấp cứu. Ảnh: Sơn Thủy
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng, Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đã lên Lai Châu để thăm hỏi các nạn nhân bị tai nạn. Ông Thăng sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu sáng 25/2 về nguyên nhân vụ tai nạn.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, cho biết, nguyên nhân vụ tai nạn có thể do cầu treo bị quá tải trọng. Trọng tải thiết kế của cây cầu treo này là 1,5 tấn song thời điểm xảy tai nạn có tới 50 người trên cầu khiến dây cáp bị đứt. Cây cầu này là công trình phục vụ dân sinh của huyện, không thuộc diện quản lý của Bộ Giao thông.
Ông Nguyễn Công Hoan, Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết, ngành y tế tập trung toàn bộ nhân lực để cấp cứu nạn nhân vụ sập cầu.
"Ngay sau khi nhận được tin báo, 10 xe cứu thương đã được huy động đến hiện trường. Các bệnh nhân được sơ cứu, phân loại trường hợp nhẹ được chuyển đến Bệnh viện huyện Tam Đường, nặng thì chuyển lên tuyến trên. Bệnh viện đa khoa tỉnh chuẩn bị sẵn sàng 8 phòng mổ để cấp cứu các nạn nhân", ông Hoan cho biết.
Theo ông Hoan, theo phong tục của người Mông đưa tang là chạy chứ không đi. Có thể vì lý do này mà dây cáp ở đầu mố cầu bị đứt, cầu nghiêng về một bên khiến những người trên cầu rơi xuống suối. Bên dưới toàn là đá cuội, đá to nên nhiều trường hợp bị chấn thương sọ não, mất máu nặng.
Cây cầu bị sập, xoắn vặn. Ảnh: Báo Lai Châu.
Ủy ban ATGT Quốc gia đã hỗ trợ các gia đình có người chết 2 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng, Bộ Giao thông cũng hỗ trợ gia đình có người chết 3 triệu đồng, người bị thương 1 triệu đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Lai Châu, cho biết, lãnh đạo tỉnh đã đến thị sát hiện trường, cấp cứu nạn nhân. Tỉnh đã hỗ trợ gia đình có người chết 5,4 triệu đồng, người bị thương 2,7 triệu đồng.
Trước đó, vào 8h30 sáng 24/2, đoàn người đưa tang đang qua cầu treo ở xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) thì bất ngờ cầu đứt cáp. Hơn 40 người rơi xuống suối, 7 người chết và 33 người khác bị thương.
Trao đổi với VnExpress, một chuyên gia xây dựng cầu cho biết, cầu treo thường được thiết kế dây cáp chịu lực rất tốt, việc cáp bị đứt là rất hy hữu. "Nếu điều này xảy ra thì do chất lượng cáp không đảm bảo. Và bài toán đặt ra dành cho người thi công và nơi nhập dây cáp", chuyên gia này nói. Trường hợp neo bị tuột, chuyên gia này phân tích, có thể địa phương không thực hiện việc bảo trì, bụi cát nhiều khiến thanh neo bị hoen gỉ, chất lượng neo suy giảm. Bên cạnh đó thiết kế và thi công không đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả. Về nguyên nhân liên quan tải trọng, theo vị chuyên gia rất dễ để xác định. Trong hồ sơ thiết kế bao giờ cũng có thông số về tải trọng dành cho người hoặc phương tiện đi qua. Với cây cầu ở Sơn Bình (Lai Châu), chỉ cần tính toán tải trọng của những người có mặt trên cầu rồi so sánh thông số trong hồ sơ thiết kế sẽ có được kết quả. Vị chuyên gia cũng không loại trừ hiện tượng cộng hưởng, nhưng ông cho rằng ít khả năng này. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi nhiều người cùng bước đều trong khi ở Sơn Bình mọi người có thể sẽ đi lộn xộn. Một kỹ sư cầu đường khác nhận định, việc đứt cáp ở cây cầu mới hoạt động gần 2 năm rất khó. "Cần xem xét chất lượng cây cầu. Nếu nguyên nhân do tải trọng thì vấn đề có thể đặt ra là các đơn vị liên quan đã không để biển báo tải trọng ở đầu cầu để người dân biết", kỹ sư này nói.
Theo VNE
Bộ Giao thông sẽ thi tuyển nhiều vị trí lãnh đạo Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng khẳng định, sau khi thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ thì Bộ Giao thông sẽ nhân rộng ra các vị trí khác để xóa nạn "chạy chức, chạy quyền". Tại Hội nghị thanh tra Bộ Giao thông Vận tải sáng 21/2, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, thi tuyển là cách tốt...