Thủ tướng yêu cầu đánh giá thẳng thắn vụ Formosa, Trịnh Xuân Thanh
Riêng sự cố ô nhiễm môi trường biển do Formosa gây ra gây thiệt hại 0,3% GDP; khai thác dầu thô giảm 1 triệu tấn (tương đương 13%), làm giảm kim ngạch xuất khẩu; Trịnh Xuân Thanh là một trong những vụ án nghiêm trọng, sai phạm về công tác cán bộ… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về những tồn tại của năm 2016.
Sáng 28/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khai mạc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương – phiên họp sau cùng của năm 2016.
Thủ tướng nhấn mạnh, đây là cuộc họp hết sức quan trọng để cả nước cùng thảo luận phân tích, làm rõ và thống nhất nhận định, phân tích về tình hình năm 2016, cả những thành tích đạt được cũng như hạn chế yếu kém và hướng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm 2017.
Thủ tướng phát biểu khai mạc hội nghị (ảnh: VGP)
Người đứng đầu chính phủ khái quát, 2016 đất nước đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, cả ở trong và ngoài nước. Trong nước, đây là một năm thiên tai liên tục, vô cùng khắc nghiệt diễn ra trên diện rộng.
“Hiện tại, khi chúng ta đang ngồi đây, bão lũ vẫn đang tiếp tục đe doạ các tỉnh miền Trung, nhiều con sông nước đã vượt báo động 3, đồng bào đang rất lo lắng, mệt mỏi” – Thủ tướng nói.
Từ bên ngoài, tình hình quốc tế phức tạp với xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra khắp nơi, tình hình Biển Đông cũng khó lường.
Trong khi đó, trong nước, Thủ tướng đề cập thẳng tình trạng quản trị yếu kém, trì trệ đang bộc lộ, khối DNNN làm ăn thua lỗ hàng loạt…
“Năm nay, ngành khai khoáng và nông nghiệp chậm tăng trưởng rất lớn. Nông nghiệp do ảnh hưởng thiên tai làm thiệt hại 1% GDP, riêng vụ Formosa thiệt hại 0,3%, còn khai khoáng, cả năm chỉ xuất 15 triệu tấn dầu, thấp hơn 1 triệu tấn so với 2015″ – Thủ tướng nêu rõ.
Dù vậy, nền kinh tế cũng có những thành tích đáng ghi nhận. Thủ tướng nhắc đến kết quả phát triển DN khi lần đầu tiên có trên 11.000 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký đến 181.000 tỷ đồng. Khu vực dịch vụ, du lịch cũng khởi sắc. Dịch vụ tăng trưởng cao, đạt gần 7% trong khi số khách du lịch đến thời điểm này đã cán mốc 10 triệu khách quốc tế, lớn nhất từ trước đến nay.
Môi trường đầu tư kinh doanh cũng ghi nhận kết quả tăng 9 bậc trên bảng xếp hạng quốc tế.
Video đang HOT
Các lĩnh vực xã hội, Thủ tướng nhận định, cũng có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội được đảm bảo, nhà nước không để một người dân nào đứt bữa, bệnh tật trong thiên tai. Quyết tâm chống tham nhũng, lợi ích nhóm của Chính phủ được thể hiện. Thủ tướng nhấn mạnh, niềm tin thị trường, niềm tin xã hội đang tăng mạnh mẽ.
Một tín hiệu vui được người đứng đầu Chính phủ cập nhật ngay tại hội nghị là Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa báo cáo, đến thời điểm này, mục tiêu thu ngân sách TƯ đã đạt và thu ngân sách địa phương năm nay đạt, vượt rất cao. Đây là một diễn biến đáng mừng vì trước đó, con số thống kê đến ngày 15/12, thu ngân sách trung ương mới đạt 83% dự toán.
Tuy nhiên, Thủ tướng vẫn yêu cầu phải làm rõ những tồn tại, hạn chế của năm 2016, điển hình là việc công nghiệp khai khoáng giảm mạnh, trong đó riêng dầu thô giảm 13%, kim ngạch xuất khẩu dầu giảm 36% do giá dầu giảm thấp.
Sự cố môi trường biển miền Trung, các dự án nghìn tỷ thua lỗ lớn mà Quốc hội đã đặt vấn đề, các ngân hàng thương mại yếu kém, thua lỗ lớn, rủi ro cao… cũng được Thủ tướng điểm danh.
“Chúng ta cũng để xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng. Nhiều vụ án nghiêm trọng, sai phạm trong công tác cán bộ như vụ Trịnh Xuân Thanh khiến dư luận, người dân hoang mang…” – Thủ tướng đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị thảo luận, phân tích thẳng thắn về những hạn chế, yếu kém này.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã quyết tâm hành động, giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường biển, đã áp dụng nhiều giải pháp, trong đó có cả visa điện tử để thúc đẩy du lịch phát triển. Chính phủ cũng triển khai xây dựng Chính phủ liêm chính với quyết tâm chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Chính phủ tích cực thực hiện chủ trương Chính phủ hành động với việc lập Tổ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ với các bộ, ngành, địa phương.
“Như vậy, Chính phủ đã bám sát tình hình để chỉ đạo, điều hành, đảm bảo ổn định xã hội, đảm bảo những cân đối vĩ mô của nền kinh tế, bảo vệ an toàn, an ninh” – Thủ tướng khái quát.
Tăng GDP năm 2016 chỉ đạt 6,2%
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đến thời điểm này, khi năm 2016 đã chốt lại, các chỉ số phát triển kinh tế xã hội chủ yếu tiếp tục có những thay đổi so với dự tính trước đó.
Tốc độ tăng GDP 2016 ước tăng 6,21%. Con số này thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 6,7% Quốc hội đã đề ra, cũng thấp hơn mức dự tính có thể đạt 6,5% mà các cơ quan nêu ra những tháng gần đây.
Cơ cấu GDP, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản từng bước phục hồi, tăng trưởng đạt 1,36%; công nghiệp – xây dựng tăng 7,57%; dịch vụ tăng trưởng cao 6,98%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 tăng 0,23% so với tháng trước; tăng 7,74% so với tháng 12 năm ngoái, bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,66%. Lạm phát cơ bản tháng 12 tăng 1,87% so với cùng kỳ; bình quân cả năm 2016 tăng 1,83% so với năm trước.
P.Thảo
Theo Dantri
"Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố thì ông Vũ Huy Hoàng cũng phải ra toà"
Cho rằng, nếu còn đương chức Bộ trưởng Bộ Công Thương thì ông Vũ Huy Hoàng đã bị cách chức, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng nhận định, tuy ông Hoàng đã về hưu song có thể bị khởi tố trong vụ Trịnh Xuân Thanh.Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố chiều qua (24/10), ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương bị đề nghị nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo do đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công Thương.
Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Sáng nay (25/10), ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương đã có một số trao đổi với phóng viên Dân Trí về vấn đề này:
Thưa ông, mặc dù đưa ra nhận định rằng nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã "gây hậu quả nghiêm trọng", song vị Bộ trưởng đã về hưu này lại chỉ nhận mức độ kỷ luật cảnh cáo. Cá nhân ông đánh giá như thế nào về mức kỷ luật này đối với ông Vũ Huy Hoàng?
- Đứng về trong Đảng thì chỉ có 3 hình thức kỷ luật thôi. Nhẹ nhất là khiển trách rồi nặng hơn là cảnh cáo, nặng nhất là khai trừ khỏi Đảng. Tại kết luận vừa rồi của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì ông Hoàng nhận mức kỷ luật cảnh cáo, cũng là mức kỷ luật tương đối, chứ chưa bị khai trừ.
Trong trường hợp của ông Hoàng, nếu như ông này còn đương chức thì sẽ bị cách chức, nhưng bây giờ ông ấy không còn chức nữa, thôi Ủy viên Trung ương, thôi Bộ trưởng rồi, giờ chỉ còn vấn đề ông Hoàng sẽ phải ra pháp luật nữa thôi!
Ông có thể nói rõ hơn?
- Nếu ông Vũ Huy Hoàng dính vào tham nhũng, dính vào sai phạm trong quy trình đề bạt công chức thì ông Hoàng sẽ phải ra tòa thôi. Trịnh Xuân Thanh ra tòa thì ông Hoàng cũng phải ra tòa, chứ không còn cách nào khác.
Đây mới chỉ là bước đầu kỷ luật trong nội bộ Đảng mà thôi, ông Hoàng bị kỷ luật cảnh cáo - là mức kỷ luật cao sau mức khai trừ.
Do liên quan đến Luật phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an sẽ phải vào cuộc. Nếu ông ấy liên đới, phạm tội thì ông Hoàng phải ra tòa. Vi phạm Luật phòng chống tham nhũng thì sẽ bị khởi tố.
Trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nêu yêu cầu đối với Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm theo quy định; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công Thương.
Trong khi đó, Kết luận cũng chỉ ra Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đã vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Doanh nghiệp trong việc bổ nhiệm Vũ Quang Hải (con trai Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; điều động, đề cử tham gia HĐQT và giữ chức Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Vậy số phận ông Hải sẽ thế nào, thưa ông?
- Đúng rồi, phải rút lại các quyết định sai trái trong công tác cán bộ nghĩa là các văn bản bổ nhiệm, điều chuyển kia đều không còn giá trị nữa. Nói cách khác là con ông Hoàng mất chức rồi.
Còn với một lãnh đạo đương nhiệm của Bộ Công Thương là Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng bị khiển trách, ông có bình luận gì không?
- Theo tôi trên cương vị Thứ trưởng dưới thời ông Vũ Huy Hoàng làm Bộ trưởng, bà Hồ Thị Kim Thoa chỉ là người giúp việc, bà ấy chỉ làm tròn trách nhiệm. Tôi không bình luận về hình thức kỷ luật đối với bà này.
Trong vụ việc này, ông Vũ Huy Hoàng với tư cách là Bộ trưởng, là người đứng đầu một bộ, sai như thế là sai quá rồi! Nếu đương chức thì phải cách chức.
Nói với Dân Trí sáng nay, ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết thêm, trong vụ Trịnh Xuân Thanh thì kết luận này của Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới chỉ là bước đầu, vẫn còn những dấu hỏi đặt ra với những người liên quan khác, những bộ ngành khác.
"Vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến rất nhiều cá nhân và tổ chức. Kết luận này mới chỉ đưa ra những hình thức kỷ luật đối với một số cá nhân thuộc Bộ Công Thương, vẫn còn phải làm rõ vấn đề tại Bộ Nội Vụ, Ban Tổ chức Trung ương, và một số cá nhân có trách nhiệm khác. Cần phải có giải trình", ông Hùng nhận định. Do đó, riêng trong vấn đề Trịnh Xuân Thanh vẫn phải chờ những bước đi tiếp theo, không thể vội vàng.
Bích Diệp thực hiện
Theo Dantri
Từ Bộ GTVT, ông Vũ Đức Thuận được đề nghị chuyển về Thành ủy TP.HCM Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, ông Vũ Đức Thuận chuyển công tác khỏi Bộ GTVT theo đề nghị của Thành ủy TP.HCM. Chiều nay (29.9), tại cuộc họp báo thường kỳ quý III, Bộ GTVT đã thông tin về việc ông Vũ Đức Thuận - nguyên Chánh Văn phòng Bộ GTVT - rời khỏi Bộ này. Khi các phóng viên...