Thủ tướng yêu cầu cứu trợ dân vùng lũ bằng mọi biện pháp
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận, cứu trợ nhân dân các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên bị ngập lụt do mưa lũ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi Công điện số 1960/CĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Trung-Tây Nguyên tới UBND các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum; các Bộ NNPTNT, Quốc phòng, Công an, TNMT, GTVT, TTTT, Công Thương, Y tế; Ủy ban Quốc gia TKCN, Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương…
Trong Công điện Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến thân nhân những gia đình có người bị chết, mất tích, người bị thương. Trước tình hình lũ các sông còn đang ở mức cao, diễn biến còn phức tạp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, chủ động di dời dân ra khỏi các vùng bị nguy hiểm có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở, vùng bị ngập sâu đến nơi an toàn.
Huy động mọi phương tiện, lực lượng, bằng mọi biện pháp tiếp cận những khu dân cư còn bị ngập sâu, chia cắt; tổ chức cứu trợ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm cho nhân dân, nhất là những người dân chưa sơ tán kịp tại các khu vực bị ngập sâu, đảm bảo không để người dân nào bị đói, khát.Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức cứu chữa người bị thương, hỗ trợ mai táng người thiệt mạng. Đồng thời, cử người canh gác, kiểm soát giao thông, hướng dẫn việc đi lại an toàn qua các bến đò ngang, các ngầm giao thông bị ngập sâu, nước chảy xiết.
Nhiều địa phương miền Trung vẫn đang chìm trong lũ
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu các ban ngành liên quan như Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo lực lượng tìm kiếm cứu nạn, các lực lượng quân đội, công an trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện thực hiện việc sơ tán nhân dân, cứu nạn, cứu hộ theo đề nghị của địa phương. Các Bộ NNPTNT, Công Thương phối hợp với các địa phương chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong khu vực để đảm bảo an toàn, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du…
Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung khắc phục nhanh các tuyến giao thông chính bị sự cố, sạt lở ngay sau khi lũ rút, nhất là trên tuyến Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam…
Từ ngày 15/11 đến nay, tại các tỉnh ven biển từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có mưa to đến rất to, đặc biệt là tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tổng lượng mưa phổ biến từ 400-600 mm, nhiều nơi ở Quảng Ngãi tổng lượng mưa tới gần 1.000 mm. Lũ trên các sông lên nhanh, đỉnh lũ trên sông Vệ, sông Trà Khúc, sông Ba đã vượt mức lũ lịch sử gây ngập lụt trên diện rộng, thiệt hại nặng nề về sinh mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống nhân dân, nhất là tại các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định.
Ngày 16/11, đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã đi Quảng Ngãi, Bình Định để chỉ đạo đối phó với mưa, lũ.
Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây nguyên, tính đến 6h ngày 18/11, các hồ chứa lớn đều đạt trên 80% dung tích thiết kế. Hiện các hồ chứa lớn đang vận hành theo quy trình (đang mở các cửa van tràn). Tổng hợp từ các địa phương cho biết đã có 40 người chết và mất tích do ảnh hưởng của đợt mưa lũ vừa qua.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Đừng để tái diễn "cơn lốc xe Trung Quốc"
Đối với xe đạp điện, xe máy không nên đặt vấn đề cấm mà tìm cách quản lý sao cho chặt chẽ, tránh tình trạng "cơn lốc xe máy Trung Quốc"chất lượng kém tràn sang nước ta gây ùn tắc, mất ATGT như nhiều năm trước. Đó là những ý kiến của ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội khi trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô.
- Xe đạp điện, xe máy điện đang gây "loạn" đường phố nên nhiều ý kiến cho rằng nên cấm, hạn chế lưu thông, ông nghĩ sao?
- Không thể lấy tư duy cái gì không quản được thì cấm. Đặt vấn đề, nếu cấm sử dụng xe đạp điện, xe máy điện thì học sinh lại đi xe máy đến trường, còn nguy hiểm hơn. Theo tôi, chúng ta nên tập trung vào quản lý người sử dụng, trong nhà trường cần giáo dục ý thức cho các cháu chấp hành luật giao thông. Bản thân phụ huynh phải nhắc nhở ý thức con em mình, không thể "buông" cho xã hội.
- Phần lớn xe đạp điện, xe máy điện trên thị trường hiện nay là nhập khẩu, nhưng lại không được quản lý về chất lượng hay quy định?
- Theo quy định đã là xe đạp điện thì vận tốc tối đa không được quá 25km/h. Xe đạp điện được xếp vào nhóm xe thô sơ như xe đạp. Nhưng, bấy lâu nay chúng ta không quan tâm quản lý vấn đề này, chỉ đến khi, lượng xe đạp điện phát triển ồ ạt mới giật mình. Bản thân Bộ GTVT chịu trách nhiệm về vấn đề này nhưng cũng rất chậm, luôn đi sau, nhiều khi còn có những quy định không phù hợp thực tế.
- Nhiều người lo ngại, nếu không quản lý chặt thì xe đạp điện, xe máy điện dễ giống như "cơn lốc xe máy Trung Quốc" tràn ngập thị trường Việt Nam nhiều năm trước?
- Thực trạng này hoàn toàn có thể tái diễn, giống như xe máy Trung Quốc nhiều năm về trước. Bởi vậy, chúng ta phải có bộ tiêu chuẩn cho loại xe này để đưa vào quản lý.
Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước để họ có thể đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng về chất lượng cũng như mẫu mã. Sản xuất loại xe này cũng khá đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp như các loại phương tiện khác, doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể làm được. Nếu không, kịch bản "xe máy Trung Quốc" sớm muộn sẽ lặp lại.
- Bộ GTVT cũng vừa mới ban hành quy chuẩn về loại xe này, nhưng lượng xe hiện đang tồn tại trên thị trường sẽ xử lý ra sao?
- Việc ban hành quy chuẩn để quản lý loại phương tiện này là hoàn toàn đúng, dù chậm nhưng không thể buông như thời gian qua.
Ở đây, đặt ra hai vấn đề: Trước hết, với lượng xe đang lưu thông trên thị trường thì xem như "cho qua", vì bản thân quy chuẩn của Bộ GTVT ban hành sau. Còn, khi đã có quy chuẩn thì phải thực hiện nghiêm. Các Bộ ngành như Công Thương, Hải quan phải vào cuộc. Xe sản xuất hoặc nhập khẩu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn buộc tái xuất hoặc xử lý, không để tự do nhập khẩu như thời gian vừa qua mà không có kiểm soát.
Theo ANTD
Sắp mở tòa vụ Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, cuối năm nay sẽ xử 6 "đại án" liên quan đến Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Dương Tự Trọng, Huỳnh Thị Huyền Như... Quá trình điều tra các vụ án lớn liên quan đến Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí...