Thủ tướng yêu cầu cắt giảm chi tiêu, không mua ô tô bằng vốn ODA
“Cần phải rà soát, cắt giảm các khoản chi không cần thiết trong các dự án ODA như mua ô tô” – đây là yêu cầu được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp với một số bộ, ngành về việc quản lý vốn vay ODA và vay ưu đãi, diễn ra vào sáng nay.
Tại cuộc họp này, đa số các ý kiến đều nhất trí cho rằng, những chương trình, dự án ODA và vay ưu đãi nước ngoài phải bảo đảm nguyên tắc chỉ vay cho đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên. Quan điểm này cần được quán triệt từ khâu đề xuất chủ trương, đàm phán, ký kết cũng như thực hiện.
Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn về việc phân định giữa chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển trong các dự án ODA còn chưa rõ ràng. Chi cho đầu tư phát triển thường được nói tới là chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng, hay còn gọi là “phần cứng”. Tuy nhiên, chi cho “phần mềm” như các dự án tăng cường năng lực, các dự án hỗ trợ kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, rất cần thiết, chi cho con người, cũng cần được xem là chi đầu tư phát triển.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam thời gian qua, nhất là đối với phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực bộ máy.
“Khi chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì năng lực xây dựng thể chế, năng lực bộ máy rất quan trọng”, Thủ tướng nhất trí cho rằng, không chỉ hạ tầng cứng mà cả hạ tầng mềm cũng quan trọng. Thời gian qua, công tác quản lý ODA có nhiều tiến bộ, chặt chẽ hơn tuy nhiên, còn tồn tại bất cập, hạn chế.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu trong giai đoạn tới phải thắt chặt quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay ODA, kể cả các dự án hỗ trợ kỹ thuật. Phải chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn để dòng vốn này đi vào phục vụ phát triển tốt hơn. Rà soát, cắt giảm các khoản chi không cần thiết trong các dự án ODA như mua ô tô.
Thủ tướng nhất trí với các ý kiến rằng phải có tiêu chí rõ ràng hơn đâu là chi đầu tư phát triển, đâu là chi thường xuyên trong các dự án ODA. Phải làm rõ các khái niệm này, không để nhầm lẫn, dẫn đến khó khăn trong quản lý. Thủ tướng giao Bộ Tài chính làm rõ khái niệm này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Đối với các chương trình, dự án ODA và các hiệp định đã ký từ năm 2017 về trước cần thực hiện theo Nghị quyết 49 của Quốc hội. Các cơ quan chủ quản chủ động rà soát, cắt giảm tối đa các khoản chi không hiệu quả, không phù hợp, chưa cần thiết để làm sao bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và trên cơ sở thống nhất với các nhà tài trợ; gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các khoản vay ODA mới chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, không dùng cho chi thường xuyên.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về vốn ODA trong giai đoạn tới, lấy ý kiến của các bộ, ngành, trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo Danviet
Thủ tướng: "Dự án không làm được sẽ cắt vốn, không thể cứ do dự mãi"
"Rà soát, xem lại từng dự án, cái nào không làm được thì thôi, đừng làm. Không làm được thì cắt vốn chứ không thể cứ do dự mãi được" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quán triệt tinh thần chỉ đạo về việc giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Chiều 1/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn vay.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp để thúc đẩy việc giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 đến tháng 6/2017, Việt Nam đã ký kết các khoản vay và viện trợ không hoàn lại có giá trị khoảng 82,61 tỷ USD (trong đó vốn vay 74,92 tỷ USD).
Tính đến hết tháng 6/2017, có 810 chương trình, dự án đang triển khai với số vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn lại chưa giải ngân khoảng 21,167 tỷ USD. Số vốn này sẽ giải ngân theo tiến độ hiệp định từ nay đến hết năm 2026, tuy nhiên, sẽ tập trung khối lượng lớn vào giai đoạn 2017 - 2020 là 17,485 tỷ USD. Để bảo đảm giải ngân số vốn còn lại đã ký kết, trong giai đoạn này trung bình mỗi năm cần giải ngân được 4,37 tỷ USD.
Năm 2017, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi có khả năng giải ngân khoảng 4,6 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm, đã giải ngân được 1,5 tỷ USD, bằng 32,6% dự kiến cả năm.
Sau khi lắng nghe các ý kiến tại cuộc họp, phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vốn ODA đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước, phần lớn đã được sử dụng có hiệu quả.
Thủ tướng nêu rõ tinh thần phải bảo đảm giải ngân được hết số vốn ODA và vốn vay ưu đã đã ký kết theo tiến độ cả giai đoạn 2017 - 2020, đặc biệt là năm 2017.
Trăn trở trước việc 6 tháng đầu năm 2017 mới giải ngân được 1,5 tỷ USD, đạt 32,6%, Thủ tướng nhấn mạnh trong năm 2017, với những dự án chưa giải ngân được, chưa làm thủ tục thì phải điều chuyển vốn để làm sao giải ngân hết số vốn kế hoạch đã thông qua. Từng chủ dự án phải xem lại năng lực, trách nhiệm, phải tự rút lui khi thấy khả năng không thể triển khai được dự án hoặc tìm được nguồn khác mà không cần đến vốn vay ODA.
Thủ tướng cho rằng bên cạnh vướng mắc cố hữu như năng lực nhà thầu, giải phóng mặt bằng, chỉ đạo điều hành thì thay đổi dự toán là vấn đề cần quan tâm, thủ tục đầu tư xây dựng còn nhiều vướng mắc.
Để khắc phục những vướng mắc này, cập nhật định hướng thu hút vốn ODA và vốn vay ưu đãi phù hợp với tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số giải pháp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem lại từng dự án, ưu tiên các dự án hoàn thành trong năm 2017. Ngành, đơn vị nào không làm được thì báo cáo để điều chỉnh.
Thủ tướng: "Cái gì ta làm được, dân ta làm được thì ta phải làm".
"Không làm được thì thôi, đừng làm. Không làm được thì sẽ cắt vốn chứ không thể cứ do dự mãi được", Thủ tướng nêu "tối hậu thư".
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập danh sách cần giải ngân trong năm 2017 mà thiếu vốn, không thuộc phạm vi của Chính phủ để báo cáo Thường vụ Quốc hội bổ sung các danh mục và cân đối bổ sung vốn ngoại trong kỳ họp Quốc hội sớm nhất.
Với các bộ, ngành, địa phương, cần chỉ đạo sát sao hơn nữa các cơ quan thực hiện dự án ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là những dự án kết thúc trong năm 2017 - 2018, bảo đảm không gia hạn thời gian thực hiện, hạn chế điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư do nguyên nhân chủ quan; phối hợp với nhà tài trợ xây dựng, rà soát lại kế hoạch vốn hàng năm phù hợp với nhu cầu giải ngân, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp.
"Tất cả dự án vượt dự toán đều phải thẩm tra lại để có biện pháp xử lý, đặc biệt không để kéo dài", Thủ tướng nói và giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các nhà tài trợ để sửa đổi các điều kiện vay vốn tại các hiệp định theo hướng nâng cao tính cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu tránh để tình trạng chỉ định các nhà thầu không đủ năng lực như trường hợp dự án đường sắt tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) hay nhà thầu dự án nước Hưng Yên.
Về định hướng thu hút ODA, vốn vay ưu đãi thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ: Sớm xây dựng kế hoạch năm 2018 kèm theo kế hoạch tài chính 3 năm trong đó có kế hoạch ODA.
"Cái gì ta làm được, dân ta làm được thì ta phải làm. Cái gì bức xúc, đặc biệt công trình hạ tầng, chúng ta chưa có khả năng vốn thì chúng ta kêu gọi", Thủ tướng nói và nhấn mạnh phải đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực trong nhân dân.
P.T
Theo Dantri
27 dự án giao thông cấp bách nguy cơ bị dừng do thiếu vốn Nguồn vốn ngân sách bố trí được để phát triển giao thông trong giai đoạn 2016 - 2020 mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu, khiến 27 dự án quan trọng có nguy cơ dừng, giãn tiến độ. Tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Bộ Giao thông vận tải ngày 16/3, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết, dự kiến số...