Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành giảm 1,5 – 2% công chức mỗi năm
Chỉ thị 02 về đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế vừa được Thủ tướng ban hành nêu rõ, từ nay đến năm 2021, mỗi năm các Bộ ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 – 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015.
Để đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương tinh giản biên chế.
Chỉ thị nêu rõ, từ nay đến năm 2021, mỗi năm Bộ ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 đến 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015. Các Bộ ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được giao năm 2015.
Đối với các Bộ ngành, UBND các tỉnh thành chưa xây dựng Đề án tinh giản biên chế thì phải khẩn trương xây dựng, phê duyệt Đề án tinh giản biên chế và kế hoạch tinh giản biên chế từ nay đến năm 2021 và của từng năm, trong đó phải xác định rõ tỷ lệ tinh giản biên chế. Với đơn vị đã phê duyệt Đề án tinh giản biên chế nhưng kết quả thực hiện còn thấp, cần có giải pháp để thực hiện hiệu quả kế hoạch tinh giản biên chế được phê duyệt.
Nhiều người mong muốn được làm công chức nhà nước
Về rà soát chức năng, nhiệm vụ; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc theo nguyên tắc một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì; chuyển một số nhiệm vụ mà cơ quan nhà nước không cần thiết phải trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả sang các tổ chức ngoài nhà nước đảm nhận.
Trường hợp phải thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới thì Bộ, ngành, địa phương tự cân đối, điều chỉnh trong tổng biên chế công chức hoặc biên chế sự nghiệp được cấp có thẩm quyền giao.
Video đang HOT
Riêng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trường hợp thành lập mới trường, tăng số lớp và tăng số học sinh, Bộ ngành, địa phương tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được cấp có thẩm quyền giao; nếu không thể tự cân đối được thì có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp thành lập mới cơ sở y tế, tăng số giường bệnh thực tế sử dụng, Bộ, ngành, địa phương tự cân đối trong tổng số biên chế sự nghiệp y tế đã được cấp có thẩm quyền giao; nếu không thể tự cân đối được thì có đề xuất gửi Bộ Nội vụ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chỉ thị nêu rõ việc thực hiện tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định (phẩm chất, năng lực, sức khỏe), những người dôi dư do xác định vị trí việc làm và sắp xếp tổ chức.
Quang Phong
Theo Dantri
Chính phủ giảm gần 4.000 biên chế công chức năm 2017
Tổng biên chế công chức nhà nước năm 2017 gần 270.000 người, giảm khoảng 4.000 người so với năm trước đó.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan hành chính, các Hội có tính chất đặc thù trong phạm vi cả nước năm 2017.
Cụ thể, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2017 (không gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, đơn vị sự nghiệp công lập và công chức cấp xã) là gần 269.000 người.
Hàng ngàn thí sinh xếp hàng nộp hồ sơ thi công chức ngành thuế thủ đô. Ảnh: Võ Hải.
Trong 269.000 biên chế, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (không phải đơn vị sự nghiệp công lập) chiếm gần 110.000 người.
Số biên chế còn lại của các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện với khoảng 158.000 biên chế; cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trên 1.000 biên chế.
Quyết định cũng phê duyệt, tổng biên chế của các Hội có tính chất đặc thù (gồm 28 đơn vị: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; Liên minh hợp tác xã; Hội Nhà báo; Hội sinh viên; Hội người cao tuổi...) hoạt động trong phạm vi cả nước là 686 biên chế.
Như vậy, tổng biên chế công chức năm 2017 giảm khoảng 4.000 người so với năm 2016 (tổng biên chế công chức năm 2016 là gần 273.000 người); biên chế dự phòng và biên chế các hội đặc thù, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài giữ nguyên so với năm 2016.
Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức với từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương thực hiện điều chuyển, sắp xếp trong tổng số biên chế được giao khi thành lập tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới.
Công chức tinh giản của Hà Nội chủ yếu là người nghỉ hưu
Ban pháp chế HĐND TP Hà Nội vừa công bố kết quả giám sát biên chế thành phố. Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, một số hạn chế được nêu ra:
Việc tinh giản biên chế gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là người nghỉ hưu, chưa đạt yêu cầu Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Nghị định 108/2014 của Chính phủ đề ra.
Vẫn còn tình trạng sử dụng biên chế công chức thấp hơn chỉ tiêu nhưng lại ký hợp đồng lao động vượt chỉ tiêu.
Công tác rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố, quận, huyện, thị xã còn chậm.
Đội ngũ Thanh tra xây dựng tuy đã giao Chủ tịch UBND cấp quận, huyện, thị xã điều hành trực tiếp nhưng biên chế lực lượng Thanh tra vẫn do Sở quản lý...
Võ Hải
Theo VNE
Đề xuất sáp nhập quận 4: Khó khăn là sẽ đụng chạm quyền lợi Ông Đỗ Văn Đạo - Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM - cho biết: "Tâm lý thủ trưởng thì ai cũng muốn có đông quân, đầy đủ ban bệ bởi mấy ông đâu bỏ tiền ra trả lương. Tách ra thì ai cũng thích nhưng nhập vô thì phản ứng. Khó khăn khi sáp nhập là đụng chạm quyền lợi". Mới đây,...