Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo rõ về vắc xin trong tháng 1-2022
Bộ trưởng Bộ Y tế được yêu cầu báo cáo cụ thể về vắc xin tiêm và nhận trong tháng 1-2022, kế hoạch bảo đảm đủ vắc xin để tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên để hoàn thành mũi 3 trong quý 1-2022.
Thủ tướng yêu cầu có kế hoạch truyền thông thật tốt về việc vắc xin Pfizer được gia hạn – Ảnh tư liệu
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn 9656 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo họp với chuyên gia, phối hợp lực lượng y tế, quân đội để thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa việc tiêm vắc xin phòng COVID-19, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; có kế hoạch truyền thông thật tốt về việc vắc xin Pfizer được gia hạn.
Đồng thời, báo cáo cụ thể vắc xin tiêm và nhận trong tháng 1-2022, kế hoạch bảo đảm đủ vắc xin để tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên để hoàn thành mũi 3 trong quý 1-2022, bảo đảm mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
Video đang HOT
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu các thông tin liên quan đến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Cổng thông tin điện tử Chính phủ để chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.
Trước đó, Chính phủ cũng vừa ban hành nghị quyết số 168 về một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó, cho phép Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu với vắc xin đã được WHO phê duyệt, sử dụng trong trường hợp khẩn cấp và cấp bách.
Đối với các vắc xin do Chính phủ các nước viện trợ và đã được cấp phép nhập khẩu trong trường hợp khẩn cấp hoặc cấp bách, cho phép miễn hồ sơ tóm tắt sản xuất và kiểm tra chất lượng của lô vắc xin, giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu và nước viện trợ khi đánh giá để cấp giấy chứng nhận xuất xưởng.
Nghị quyết cũng yêu cầu Bộ Y tế báo cáo Chính phủ thông tin về giá mà các doanh nghiệp, đơn vị ký hợp đồng, thỏa thuận mua vắc xin và không phải thực hiện công bố giá theo quy định của pháp luật.
Với thuốc điều trị COVID-19 được nhập khẩu, cho phép đơn vị nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan, đưa hàng về bảo quản tại các kho, đáp ứng điều kiện bảo quản. Đơn vị nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19, vắc xin phòng COVID-19 có trách nhiệm báo cáo Bộ Y tế, thực hiện thủ tục theo quy định, bảo quản và chỉ được phép lưu hành sản phẩm sau khi được thông quan và cấp giấy chứng nhận.
Thủ tướng: Tăng cường các giải pháp chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Chỉ thị số 36 về việc tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Trong đó, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh cần tuyên truyền và có các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội củng cố hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em.
Thủ tướng ban hành Chỉ thị 36/CT-TTg về việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mồ côi, trẻ em mồ côi vì Covid-19
"Bộ LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành đề xuất các chính sách, giải pháp chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi nói chung và trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nói riêng, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, chú trọng việc trẻ em được chăm sóc bởi người thân thích", Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ.
Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cần nghiên cứu, xây dựng chương trình khắc phục hạn chế, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với trẻ em như chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội, chăm sóc trẻ em mồ côi nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em. Tăng cường truyền thông để phát huy vai trò xã hội và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhất là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng nêu rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan. Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch và đẩy mạnh thực hiện việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo việc điều trị và chăm sóc trẻ em bị nhiễm Covid-19 và ảnh hưởng bởi Covid-19.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng đào tạo, giáo dục. Hướng dẫn gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm an toàn, hiệu quả khi học trực tuyến. Bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường học.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phát huy vai trò của gia đình trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em nhất là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hướng dẫn tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất và tinh thần để bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật cho trẻ em và gia đình trong dịch Covid-19.
Chỉ thị của Thủ tướng đưa ra trong bối cảnh gần đây có một số vụ trẻ em bị đánh đập, hành hạ ngay gia đình, mái ấm của mình. Dư luận hẳn phẫn nộ trước cái chết đầy uất nghẹn của cháu bé 8 tuổi tại TPHCM do bị nhân tình của bố đánh đập, bạo hành tử vong tại nhà.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình "Sóng và máy tính cho em". Hướng dẫn các cơ quan báo chí, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trên môi trường mạng phổ biến kiến thức, kỹ năng về các hoạt động hỗ trợ thể chất và tinh thần phù hợp với trẻ em, góp phần chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội và phòng, chống bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích cho trẻ em.
Chỉ thị của Thủ tướng cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 cho trẻ em tại địa phương. Tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 kịp thời, an toàn, hiệu quả cho trẻ em.
Về tổ chức việc điều trị, chăm sóc cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và ảnh hưởng bởi Covid-19, Thủ tướng yêu cầu chăm sóc trẻ em mồ côi nói chung và trẻ em mồ côi do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nói riêng, cần bảo đảm trẻ em mồ côi được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt nhất cả về vật chất và tinh thần, ưu tiên chăm sóc thay thế bởi người thân thích.
Trong Chỉ thị, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng, phổ biến rộng rãi các chương trình dạy học trên truyền hình, các chuyên mục phổ biến kiến thức, kỹ năng, hoạt động rèn luyện thể chất và tinh thần cho trẻ em và gia đình; giáo dục, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội cho trẻ em; bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn, thương tích trẻ em.
Điều chỉnh cơ chế trong chi kinh phí, điều động người chống dịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nghị quyết điều chỉnh các lĩnh vực như: Điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh Covid-19; Kinh phí...