Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn cho 1.500 lao động Việt tại Libya
Khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 7 của Chính phủ sáng nay, 30/7, Thủ tướng lưu ý các Bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người Việt Nam đang lao động tại Libya.
Phiên họp thường kỳ tháng này của Chính phủ diễn ra trong hai ngày 30 và 31/7/2014.
Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Tờ trình về một số giải pháp về thuế tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển cho doanh nghiệp; Báo cáo một số cơ chế, chính sách phát triển y tế;…
Chính phủ cũng sẽ thảo luận về một số dự án Luật như Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; Dự án Luật An toàn vệ sinh lao động; Dự án Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo; Dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 7 (ảnh: Chinhphu.vn).
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các thành viên Chính phủ trên cơ sở Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014, tập trung thảo luận vào những vấn đề lớn liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, tăng trưởng GDP, kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp;… trên tinh thần không điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2014.
Theo đó, đi sâu dự báo, đánh giá về khả năng tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; thảo luận các giải pháp khả thi để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm 2014; các giải pháp tiếp tục đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng tổng cầu của nền kinh tế, tăng dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu; đề xuất các giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải cách hành chính về thuế, hải quan, đất đai, giảm số lần, số giờ nộp thuế cho doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng lưu ý các Bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt các phương án đảm bảo an toàn cho hơn 1.500 người Việt Nam đang lao động tại Libya.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2014 cho thấy, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 của Chính phủ, các Nghị quyết trong các phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá cho thấy tình hình kinh tế – xã hội tháng tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp, giá cả thị trường ổn định, cung – cầu hàng hóa được bảo đảm; lãi suất, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, tiếp tục có xuất siêu; giải ngân vốn FDI, vốn ODA và vay ưu đãi đạt khá; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi qua từng tháng; sản xuất nông nghiệp được duy trì và phát triển tốt; khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao; an sinh xã hội tiếp tục được đảm bảo; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
P.Thảo
Theo Dantri
Chi 11.500 tỷ đồng đóng 32 tàu cho cảnh sát biển, kiểm ngư
Chính phủ thống nhất dành 11.500 tỷ đồng trong khoản 16.000 tỷ đồng Quốc hội duyệt chi để đóng mới 32 tàu các loại cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam. 4.500 tỷ đồng còn lại để hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ.
Ngày 3/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ quyết định Phương án phân bổ, sử dụng 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ; đóng tầu, trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư.
Tại cuộc họp, sau khi nghe Báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, ý kiến của các Phó Thủ tướng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Thường trực Chính phủ kết luận, quyết định chi 4.500 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ.
Chính phủ thống nhất dành khoản tiền 11.500 tỷ đồng trong gói 16.000 tỷ đồng để chi đóng mới tổng cộng 32 tầu các loại cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư.
Nhiều tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam đã bị hỏng hóc vì bị tàu lớn cua Trung Quốc đâm va trên biển trong hơn 2 tháng qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, việc quyết định và triển khai gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng nhằm giúp nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam, đảm bảo an toàn cho ngư dân, hỗ trợ ngư dân bám biển dài ngày và nâng cao hiệu quả khai thác thủy hải sản trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Còn việc hỗ trợ cho ngư dân đầu tư đóng tàu đánh bắt xa bờ và các lực lượng thực thi pháp luật sẽ góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo; bảo vệ các lợi ích trên biển của Việt Nam; hỗ trợ và bảo vệ ngư dân; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển và các nhiệm vụ quan trọng khác.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách, Chính phủ sẽ tiếp tục bố trí nguồn lực để tăng cường năng lực của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và hỗ trợ cho ngư dân.
Thủ tướng giao các Bộ, ngành liên quan hoàn chỉnh phương án, dự thảo Quyết định trình Thủ tướng ký ban hành. Thủ tướng cũng giao Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Dự thảo Nghị định của Chính phủ về hỗ trợ ngư dân đóng tầu đánh bắt xa bờ để ban hành ngay trong tháng 7 này.
Ngoài ra, trong cuộc họp Thường trực hôm nay, Chính phủ cũng quyết định tạm ứng ngân sách hỗ trợ kinh phí sửa chữa, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước năm 2014 và kế hoạch hỗ trợ sửa chữa, đảm bảo an toàn hồ chứa nước năm 2015.
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước còn khoảng 1.150 hồ chứa hư hỏng, xuống cấp cần phải sửa chữa nâng cấp, trong đó có 320 hồ chứa bị hư hỏng không bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ.
Thủ tướng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo và phối hợp với các tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn tuyệt đối các hồ, đập thủy lợi trong mùa mưa bão. Đối với các hồ đập yếu, lãnh đạo các Bộ, ngành chức năng kiểm ra, rà soát, chỉ đạo và giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương về phương án tích nước trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn hồ chứa.
Chính phủ quyết định tạm ứng 426 tỷ đồng để tập trung hoàn thành việc sửa chữa các hạng mục của các hồ chứa còn lại trong tổng số 93 hồ chứa cấp bách đã được triển theo kế hoạch từ năm 2013.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng kiểm tra tiến độ hoàn thành các công trình và việc quản lý nguồn vốn, đảm bảo chi đúng mục tiêu và danh mục.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được chỉ đạo phối hợp với các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư rà soát, xây dựng danh mục 169 hồ chứa bị hư hỏng trong tổng số 320 hồ chứa có yêu cầu phải sửa chữa, nâng cấp để bố trí ngân sách và triển khai trong năm 2015.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước hiện có 45 tỉnh, thành phố đã xây dựng và đưa vào khai thác 6.648 hồ chứa nước thủy lợi, trong đó có 560 hồ chứa lớn (có dung tích lớn hơn 3 triệu mét khối hoặc đập cao hơn 15 mét); 1.752 hồ chứa có dung tích từ 0,2 triệu đến 3 triệu mét khối, còn lại 4.336 hồ có dung tích nhỏ hơn 0,2 triệu mét khối. Phần lớn các hồ chứa được xây dựng từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, thời gian khai thác đã lâu, bị hư hỏng, xuống cấp với nhiều mức độ khác nhau. Trước thực trạng này, năm 2003 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa nước. Sau 10 năm thực hiện, Chương trình đã sửa chữa, nâng cấp được gần 600 hồ chứa các loại, với tổng kinh phí gần 6.000 tỷ đồng.
P.Thảo
Theo Dantri
"Tình huống xấu nhất là có thể chấm dứt quan hệ giữa hai nước" Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, tình huống xấu có thể xảy ra sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 là có sự hạn chế giao thương giữa biên giới Việt - Trung, đóng cửa biên giới và cao nhất là chấm dứt quan hệ giữa 2 nước... Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính...