Thủ tướng Ý từ chức
Thủ tướng Ý Enrico Letta ngày hôm qua (13/2) tuyên bố sẽ đệ đơn từ chức trong ngày hôm nay, sau khi đảng của ông quyết định thay đổi thành phần chính phủ. Người thay thế ông sẽ là Matteo Renzi, người vừa đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ.
Ông Letta khẳng định sẽ đệ đơn từ chức lên Tổng thống Giorgio Napolitano trong ngày hôm nay (14/2), sau chưa đầy một năm nắm quyền trong chính phủ liên minh tả – hữu, giữa lúc nước Ý bắt đầu thoát khỏi một cuộc suy thoái đầy khó khăn.
Thủ tướng Ý Enrico Letta sẽ đệ đơn từ chức trong ngày 14/2
Các thành viên của ban lãnh đạo đảng Dân chủ trung tả đã bỏ phiếu với tỷ lệ 136 ủng hộ 16 phiếu chống đối với yêu cầu thay đổi chính phủ do ông Matteo Renzi – chủ tịch đảng này yêu cầu, sau nhiều tuần nảy sinh tranh cãi với ông Letta.
Đảng Dân chủ đã cảm ơn ông Letta về “công việc tích cực” của ông, nhưng kêu gọi bước sang “một giai đoạn mới với một nhà lãnh đạo mới”.
Kể từ khi đắc cử chủ tịch đảng hồi tháng 12, chính trị gia giàu tham vọng và thân thiết với báo giới Renzi đã cáo buộc ông Letta chậm trễ trong thực hiện những cải cách chính trị then chốt, và thất bại trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Video đang HOT
Trong hôm nay, ông Napolitano sẽ phải chính thức nêu tên ứng cử viên thay thế ông Letta, hầu như chắc chắn sẽ là Renzi, 39 tuổi, và một nội các mới sẽ ra mắt trong tuần tới.
Trước khi từ chức, ông Letta sẽ tham dự buổi họp nội các cuối cùng, bắt đầu lúc 10 giờ 30 (giờ GMT) hôm nay.
Matteo Renzi – tân chủ tịch đảng Dân chủ sẽ thay thế ông Letta
Phát biểu tại phiên họp đảng Dân chủ, ông Renzi khẳng định đảng của mình và nước Ý đang đứng trước những bước ngoặt, nên “cần thiết và phải khẩn trương”, thay đổi chính phủ, nhưng bác bỏ khả năng bầu cử sớm.
“Chúng ta phải tìm được lối thoát khỏi đầm lầy thông qua một chương trình quyết liệt và thay đổi sâu rộng”, ông Renzi nói, và kêu gọi chính phủ mới sẽ điều hành cho đến hết nhiệm kỳ quốc hội.
Ông Renzi từng là thị trưởng Florence, được dư luận Ý đánh giá cao, bởi ông được xem như một người ngoài đối với sân khấu chính trị quốc gia, với những kinh nghiệm ở cấp địa phương. Ông chưa từng tham gia chính phủ hay quốc hội, và thường phản đối chi phí của bộ máy chính trị Ý.
Một cuộc khảo sát hồi tháng trước cho thấy 54% người được hỏi thích phong cách lãnh đạo của Renzi, cao hơn nhiều tỷ lệ ủng hộ 25% dành cho đảng của ông.
Sau khi nhậm chức Renzi sẽ là thủ tướng trẻ nhất liên minh châu Âu, và là thủ tướng thứ ba liên tiếp của Ý lên nắm quyền không qua bầu cử trực tiếp.
Theo dantri
Trung Quốc báo Nhật về vùng phòng không mới từ năm 2010
Báo Nhật Bản dẫn nguồn tài liệu mật ngày 2/1 cho hay một phái đoàn chính phủ của Nhật đã được các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc thông báo ngắn gọn về quyết định Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Hoa Đông từ tận năm 2010.
Một đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật và Trung Quốc trên Hoa Đông.
Nhật báo Mainichi Shimbun dẫn lời một tướng giấu tên của Viện Khoa học quân sự, thuộc quân đội Trung Quốc hỏi các đồng nghiệp phía Nhật trong một cuộc gặp không chính thức rằng: "Chúng ta sẽ phải làm gì khi ADIZ của Nhật và Trung Quốc chồng lấn?"
Tờ báo chỉ ra rằng tuyên bố vùng phòng không mới của Trung Quốc, bao phủ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, 7 tuần trước không bất ngờ như người ta vẫn tưởng.
Tờ Mainichi Shimbun hôm nay cũng cho hay họ đã được tiếp cận bản ghi chép mật về cuộc gặp tại Quỹ Trung Quốc về Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, một cơ quan nghiên cứu quân sự, ở Bắc Kinh từ ngày 14-15/5/2010.
Tuy nhiên, tờ báo từ chối cho biết tên người cung cấp bản ghi chép, trong khi một nhân viên của cơ quan nghiên cứu từ chối bình luận về vụ việc.
2 đại dinn của Trung Quốc, một tướng và một thiếu tướng hải quân của cơ quan nghiên cứu chiến tranh hải quân Trung Quốc, gợi ý lực lượng vũ trang của hai nền kinh tế hiện đứng thứ nhì và thứ ba thế giới nên phối hợp đưa ra quy tắc để ngăn chặn xung đột khi tuyên bố ADIZ chồng lấn.
Theo tờ báo, vùng phòng không đã được đưa cho phái đoàn Nhật xem gần như hoàn toàn giống với vùng phòng không Trung Quốc công bố hồi tháng 11 năm ngoái.
Ni Lengxiong, chuyên gia ngoại giao quân sự tại Thượng Hải, nhận định thông tin báo Nhật đưa ra không có gì là ngạc nhiên. "Năm 2010 khi chúng tôi nói với họ về ADIZ, nó đã là một trong nhiều "thẻ bài" thương lượng", ông nói. "Khi mối quan hệ xấu đi, Trung Quốc đã dùng "thẻ bài" đó. Xu hướng này còn tiếp diễn", ông nhận định.
Theo báo Nhật, cựu thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yingfan, người hiện là một đặc phái viên lưu động, đã dẫn đầu cuộc đàm phán với phái đoàn Nhật. Đoàn của ông gồm các sỹ quan của Đại học quốc phòng của quân đội Trung Quốc và Đại học Công nghệ quân sự quốc gia Trung Quốc.
Trong khi đó, phái đoàn không chính thức của Nhật do cựu phó chánh văn phòng Nội các Nhật Nobuo Ishihara dẫn đầu và trong đoàn khi đó còn có cả trợ lý của Thủ tướng Nhật khi đó. Tuy nhiên, cuộc đàm phán trước đây không được đưa tin.
Theo Dantri
Thổ Nhĩ Kỳ "thay máu" nội các giữa bê bối của các "quý tử" Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã thông báo cải tổ nội các sâu rộng sau khi 3 bộ trưởng từ chức vì các "quý tử" của họ bị bắt trong một cuộc điều tra tham nhũng. Ba Bộ trưởng từ chức - Zafer Caglayan (phải), Erdogan Bayraktar (giữa) vàMuammer Guler (thứ hai bên trái) đã ở sân bay gặp Thủ...