Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi… ngủ gật trước các nỗ lực của G20
Phải chăng vấn đề cứu nước Ý khỏi bờ vực phá sản không đủ khiến Thủ tướng Silvio Berlusconi… khỏi buồn ngủ?
Các nhà lãnh đạo thế giới ngán ngẩm nhìn Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi ngủ thiếp đi trong cuộc thảo luận cấp cao G20 về vấn đề đưa ra giải pháp giúp Italy không trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro.
Trong cuộc hội đàm thượng đỉnh G20 tại Cannes, Pháp, Thủ tướng Ý đã hai lần bị nhắc vì… ngủ gật.
Ông Berlusconi ngủ thiếp đi khi các nhà lãnh đạo cấp cao bao gồm Barack Obama, David Cameron, Angela Merkel và Nicolas Sarkozy đang kêu gọi giới quan chức Ý phải hành động nhiều hơn nữa để cứu đất nước ông khỏi bờ vực phá sản.
Các quan chức tham gia cuộc họp đã phải … đánh thức Thủ tướng ý tới 2 lần
Các nhà lãnh đạo khác của G20 cũng không nề hà gì với dáng vẻ “gà gật” của Berlusconi và họ quyết làm bẽ mặt ngài thủ tướng bằng việc buộc ông phải đồng ý cho thanh tra Quỹ tiền tệ quốc tế kiểm tra sổ sách của chính phủ Italy với lý do cứu nước này khỏi số phận bi thảm như Hy Lạp.
Một nhà ngoại giao tại buổi hội đàm nói: “Mối quan tâm hiện lớn hiện nay là dường như ông Berlusconi không thể kiểm soát được tình hình đang diễn ra tại Italy. Ông ngủ gật tới hai lần trong cuộc hội đàm. Họ đã phải đánh thức ông bằng một cú huých khuỷu tay nhẹ. Những nhà lãnh đạo khác cũng nhận thấy việc đó và tỏ ra vô cùng bất lực.”
Sau khi “tỉnh giấc”, Thủ tướng Ý tỏ ra vô cùng giận dữ với đồng tiền chung châu Âu. Ông phát biểu: “Nước Ý trở nên nghèo khó kể từ khi có sự xuất hiện của đồng euro.”
Video đang HOT
Italy đang mang khoản nợ gần 1,6 nghìn tỷ euro, cao gấp năm lần so với Hy Lạp và tỉ lệ thâm hụt sản phẩm quốc nội là 120%. Dù tình hình tại Ý thực sự đáng báo động, nhưng ông Berlusconi vẫn từ chối hành động để nhận gói cứu trợ từ IMF.
Trong khi Berluconi còn đang gật gù tại Cannes thì các đối thủ trên chính trường của ông đã tự hoạch định viễn cảnh sụp đổ cho vị Thủ tướng “ngủ gật” này. Ngày hôm qua, hàng ngàn người đã tụ tập biểu tình tại thủ đô nước Ý để phản đối chính phủ của Berlusconi. Những người biểu tình đứng chật cứng quảng trường chính ở Rome kêu gọi ngài Berlusconi phải từ chức. Họ yêu cầu một chính phủ mới lên thay thế.
Có hai nghị sĩ đã rời khỏi nhóm chính trị của ông Berlusconi, làm giảm tỉ lệ ủng hộ ông xuống 314 người trong tổng số 630 đại biểu cầm quyền ở Ý. Cùng lúc đó, 6 đồng minh của ông cũng đã lên tiếng kêu gọi “một giai đoạn chính trị mới và một chính phủ mới”.
Trước khi rời Cannes, ngài Berlusconi từ chối việc từ bỏ chiếc ghế Thủ tướng. Nhưng như vậy không có nghĩa Berlusconi có thể ngồi chắc trên chiếc ghế đó, ông sẽ phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu ngân sách quan trọng vào thứ Ba tới cùng sự mất lòng tin vào các chính sách thắt chặt chi tiêu mà ông đã đưa ra.
Cộng đồng quốc tế ngày càng lo ngại bởi sự yếu kém của chính phủ Berlusconi trước tình hình nợ công nghiêm trọng tại Ý. Chính phủ hiện nay, với sự dẫn dắt của Berlusconi, khó có thể thông qua được các khoản cắt giảm ngân sách để cứu vãn nền kinh tế Italy đang bên bờ vực thắm. Đây không chỉ là mối lo ngại của riêng Italy mà còn là của nền kinh tế thế giới nói chung. Rất có thể, nếu nền kinh tế đứng thứ ba khu vực đồng tiền chung châu Âu này sụp đổ sẽ khiến kinh tế thới giới lao đao.
Berlusconi gặp phải rất nhiều sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế cũng như trong nước
Theo ANTD
Rome dâng sóng biểu tình đòi Thủ tướng Ý từ chức
Chính đảng cánh tả ở Italy vừa tổ chức một cuộc biểu tình tại Rome với hàng vạn người tham gia nhằm yêu cầu Thủ tướng Silvio Berlusconi từ chức.
Hàng vạn người đã hô vang khẩu hiệu "Silvio hãy từ chức" khi tham gia vào cuộc biểu tình do đảng Dân chủ - phe đối lập chính với đảng cầm quyền ở đất nước này - tổ chức tại Rome vào hôm qua (5/11).
Đảng đối lập luôn xem chính quyền của ông Berlusconi là một chính quyền tham nhũng. Một trong các biểu ngữ họ giương cao khi biểu tình có hình ảnh của các bộ trưởng thuộc chính quyền Berlusconi - những người họ cho rằng cần phải thay thế để làm sạch bộ máy nhà nước.
Thủ tướng Italy Berlusconi
Một biếm họa khác có in hình Niccolo Ghedini, luật sư của Berlusconi và Nicole Minetti - nữ diễn viên chuyển nghề làm y tá nha khoa, người mà Thủ tướng Italy đã si mê ngay từ lần đầu gặp mặt khi cô điều trị răng cho ông sau lần bị tấn công ở Milan hồi tháng 12 năm ngoái.
Một số người biểu tình cũng đã bày tỏ khinh miệt với vị Thủ tướng này sau khi các nhà lãnh đạo thuộc G20 đặt nền kinh tế đang gặp khó khăn của Italy dưới sự giám sát chặt chẽ trong bối cảnh thiếu tin tưởng vào các cam kết cải cách của ông Berlusconi.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Cannes, đông nam nước Pháp, vị Thủ tướng giàu sụ này đã đánh giá thấp tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước bằng việc nêu một ví dụ hài hước: " Các nhà hàng ở Italy vẫn chật ních người, và các máy bay vẫn kín chỗ".
Hàng vạn người đã biểu tình đòi ông Berlusconi từ chức
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Italy đã nhanh chóng "ném đá" lời phát biểu của ông Berlusconi. Thậm chí một số tờ báo ủng hộ chính phủ cũng phải thừa nhận rằng tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng đến tuyệt vọng sau Hội nghị thượng đỉnh G20 bẽ mặt và sau việc bán tháo trái phiếu mới đây nhất của Italy.
Chuyện uy tín của Italy bị sụt giảm một cách thảm hại đã trở thành chủ đề quen thuộc tới mức nhàm chán của báo giới sau khi xuất hiện các thông tin đại diện của IMF sẽ tới Rome để kiểm tra việc thực thi các cam kết cải cách của quốc gia này và xem xét nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng kỉ lục của lãi trái phiếu vào hôm thứ 6 vừa qua.
Những tờ báo chống lại ông Berlusconi vào hôm qua cũng đã kêu gọi nhà lãnh đạo này từ chức. Tờ La Stampa cho rằng ông Berlusconi nên từ bỏ quyền lực vì lợi ích quốc gia, lợi ích của chính đảng mình và lợi ích của những người ủng hộ ông.
Thủ tướng Italy và vũ nữ hộp đêm Karima El Mahroug
Trong một báo cáo mới đây của chính phủ Mỹ, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã bị gọi là "kẻ buôn người" sau vụ bê bối với Karima El Mahroug, vũ nữ trẻ tuổi được có nghệ danh "Ruby - Kẻ đánh cắp trái tim".
Silvio Berlusconi, 75 tuổi từng bị cáo buộc có quan hệ tình dục với Karima El Mahroug sau một trong những bữa tiệc tối được tổ chức tại khu dinh thự sang trọng của ông khi cô gái này mới chỉ 17 tuổi. Cô gái này là 1 trong 33 phụ nữ từng tham dự vào các bữa tiệc xa xỉ của Berlusconi. Nếu bị kết tội, ông Berlusconi có thể sẽ phải lãnh án 15 năm tù giam.
Theo VTC
Bắt kẻ cung cấp gái gọi cho Thủ tướng Berlusconi Giampaolo Tarantini, 36 tuổi và vợ Angele Venvenuto, 34 tuổi đã bị bắt trong một cuộc đột kích của cảnh sát có vũ trang vào căn hộ sang trọng của họ sáng sớm 1/9. Doanh nhân cung cấp gái gọi cấp cao cho Thủ tướng Silvio Berlusconi này bị bắt do tham dự âm mưu tống tiền người đứng đầu chính phủ Italia...