Thủ tướng: Xử lý quyết liệt vi phạm chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý quyết liệt các vi phạm trong lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Sáng nay 5-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tình hình kinh tế- xã hội, chương trình phục hồi và phát triển; việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia.
Thủ tướng chủ trì hội nghị – Ảnh: Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hội nghị nhằm đánh giá tình hình triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội,… trọng tâm là thảo luận tình hình kinh tế- xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2022, việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình và giải pháp đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; việc triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia.
Thủ tướng nêu rõ, so với thời điểm tổ chức Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 5-1, tình hình hiện nay đã có nhiều diễn biến mới khác, phức tạp, khó lường. Tình hình có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ và thuận lợi.
Cụ thể là xung đột ở Ukraine ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh trên toàn cầu, tác động đến thị trường năng lượng, tài chính và cung cầu hàng hóa. Cạnh tranh nước lớn tiếp tục diễn ra gay gắt. Giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới, chi phí logistics và lạm phát ở nhiều nước tăng cao.
Video đang HOT
Ở trong nước, những khó khăn nội tại của nền kinh tế bộc lộ khi tình hình có những biến động. Vi phạm pháp luật liên quan tới bất động sản, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề nổi lên.
Trong quý I/2022, sức ép lạm phát trong và ngoài nước rất lớn nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân được kiểm soát ở mức 1,92% với các giải pháp tích cực, chủ động, linh hoạt về thuế, phí, giá…
“Chính phủ cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý quyết liệt các vi phạm trong lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cần tiếp tục giám sát, thanh tra, kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý, làm lành mạnh hóa thị trường”- Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng thời gian tới, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và đề nghị các đại biểu tham dự hội nghị tập trung phân tích, mổ xẻ những việc đã và chưa làm được trong quý I, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, những khó khăn, thách thức chính đối với Việt Nam hiện nay (cả nội tại lẫn tác động bên ngoài); giải pháp tháo gỡ, những trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới để đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng lưu ý một số nội dung cụ thể như việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông chiến lược, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phân tán, kéo dài; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế cho phát triển…
Bình Dương mời gọi doanh nghiệp Đức đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Đức vào các lĩnh vực cơ khí ô tô, công nghệ điện tử, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao... chiều ngày 24/3, UBND Bình Dương phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, Tổng công ty Becamex IDC và các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư Đức vào Bình Dương với chủ đề "Hậu Covid - Doanh nghiệp trong trạng thái Bình thường mới - Tiềm năng đầu tư và kinh doanh tại tỉnh Bình Dương".
Phát biểu khai mạc, ông Lê Phú Hòa - Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương - cho biết, mục đích của hội nghị nhằm tạo ra những cơ hội tăng cường hợp tác, kết nối cho doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Bình Dương với các DN của Công hòa Liên bang (CHLB) Đức, tạo điều kiện tìm kiếm đối tác cung - cầu để tìm ra một hướng đi mới cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng, cũng như mở ra hướng phát triển cho các DN trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và dịch vụ. Đặc biệt, hội nghị nhằm tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư trong các lĩnh vực mà các DN Đức có thế mạnh, như cơ khí ô tô, công nghệ điện tử, công nghiệp hỗ trợ của ngành cơ khí ô tô, điện tử...
Điểm cầu Hội nghị trực tuyến xúc tiến đầu tư CHLB Đức tại Bình Dương
Bình Dương luôn được đánh giá là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng của đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Bình Dương đạt được kết quả khả quan, với gần 2,7 tỷ USD, vượt 48% kế hoạch, tăng 36% so với cùng kỳ.
Hiện Bình Dương là địa phương đứng thứ 2 của cả nước về thu hút vốn FDI, chỉ (chỉ sau TP. Hồ Chí Minh) với tổng số 4.040 dự án đầu tư từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đăng ký hơn 39,4 tỷ USD. Trong đó, Đức đã đầu tư 18 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 50 triệu USD.
Để các DN, nhà đầu tư, DN Đức hiểu rõ về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, cũng như cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào các lĩnh vực Bình Dương ưu tiên thu hút đầu tư, tại hội nghị, đại diện Becamex IDC và các sở, ngành của Bình Dương đã thông tin về môi trường đầu tư, các dự án lớn đang phát triển để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp Đức.
Tại điểm cầu CHLB Đức có ông Vũ Quang Minh - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại CHLB Đức, ông Ludwig Graf Westarp Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Đức (BVMW), đông đảo các nhà đầu tư và doanh nghiệp Đức
Hiện nay, Bình Dương đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công nghiệp Khoa học công nghệ và Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương. Xây dựng hạ tầng giao thông kết nối vùng, hệ thống logictics, đào tạo nguồn lao động chất lượng cao cùng các chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển, Bình Dương sẽ tiếp tục triển khai Đề án "Vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương" với quy hoạch Khu công nghiệp khoa học công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh tỷ trọng dịch vụ, đặc biệt là thương mại điện tử, thương mại quốc tế với dự án tiêu biểu là Trung tâm Thương mại thế giới Thành phố mới Bình Dương.
Tại hội nghị, các đại biểu, chuyên gia đến từ các tổ chức quốc tế đã có những bài thuyết trình, phân tích đặc trưng kinh tế, văn hóa - xã hội, tập quán sinh hoạt cũng như những ảnh hưởng do dịch Covid-19... giúp DN Đức rút ra được kinh nghiệm, phương thức để tiếp cận với thị trường Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Từ đó, thúc đẩy mối quan hệ đầu tư và thương mại hai chiều giữa Việt Nam, trong đó có Bình Dương với cộng đồng DN CHLB Đức.
Ông Lê Phú Hòa - Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương, phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương ghi nhận và đánh giá cao sự hợp tác, đầu tư của các DN đến từ CHLB Đức tại Bình Dương trong suốt thời gian qua. Đồng thời mong muốn trong năm 2022 và những năm tiếp theo, Bình Dương sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác tích cực từ DN, nhà đầu tư CHLB Đức, nhằm tạo ra những bước tiến bứt phá trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tạo đà phát triển mới trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Chính quyền Bình Dương sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc để nhà đầu tư và DN, trong đó có đối tác từ CHLB Đức hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. "Bình Dương và Becmaex IDC đã và đang chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để đón chào những nhà đầu tư CHLB Đức trong thời gian tới" - Giám đốc Sở Ngoại vụ Bình Dương khẳng định.
Doanh nghiệp nhà nước muốn vận hành như doanh nghiệp tư nhân Đây là một trong những đề xuất nhằm sắp xếp, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và huy động tối đa nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với doanh nghiệp nhà nước ngày 24/3. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay,...