Thủ tướng: Xử lý nghiêm những người có hành vi kích động
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp, chủ động và kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện gửi Bộ Công an; các bộ, các cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo an ninh trật tự.
Công điện nêu rõ: Những ngày qua Nhân dân cả nước đã biểu thị lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng biển Việt Nam là việc làm chính đáng.
Nhưng tại một số địa phương đã có một số người có hành vi vi phạm pháp luật, manh động, phá hoại cơ sở sản xuất, có cả cơ sở sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài và chống người thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường của người dân, môi trường đầu tư và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Tình hình này là nghiêm trọng.
Người dân Tp HCM tuần hành ôn hòa cuối tuần qua
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, các bộ, các cơ quan của Trung ương và Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước, theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ sau đây:
1. Khẩn trương thực hiện đồng bộ các biện pháp, chủ động và kiên quyết ngăn chặn, không để xảy ra và xử lý nghiêm khắc những người có hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật. Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của mọi người, mọi doanh nghiệp. Bảo đảm sản xuất kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
2. Tuyên truyền vận động nhân dân không có những hành động vi phạm pháp luật, không nghe theo kẻ xấu, cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế.
3. Thực hiện ngay các biện pháp phù hợp để giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp sớm ổn định và trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
Video đang HOT
4. Thông báo rõ đến các cơ quan ngoại giao, các nhà đầu tư nước ngoài về chủ trương, chính sách đúng đắn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam luôn làm hết sức mình tạo mọi thuận lợi và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, doanh nghiệp và cơ quan nước ngoài tại Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, các bộ, các cơ quan Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên. Thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo Dantri
Nga sẽ ứng xử thế nào trong vấn đề Biển Đông?
Moscow đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Nga-EU trở nên căng thẳng...
Nga "thắt chặt quan hệ kinh tế" với Trung Quốc
Theo dự kiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 20/5. VnEconomy trích nguồn từ hãng tin RIA Novosti của Nga cho biết, mục đích chuyến thăm này của người đứng đầu điện Kremlin là nhằm "thắt chặt quan hệ kinh tế" với Bắc Kinh, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
"Trong các cuộc trao đổi sắp tới giữa các nhà lãnh đạo ở Thượng Hải, hai bên sẽ thảo luận một loạt vấn đề song phương. Một số văn kiện quan trọng về thương mại và kinh tế, năng lượng và nhân đạo đang được soạn thảo trong khuôn khổ chuyến thăm này", một tuyên bố của điện Kremlin cho biết.
Theo tuyên bố này, hai bên cũng sẽ thảo luận về triển vọng hợp tác Nga-Trung trong các vấn đề quốc tế.
Bên cạnh đó, Moscow đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Nga-Liên minh Châu Âu (EU) trở nên căng thẳng. EU đã áp dụng một loạt lệnh trừng phạt lên các quan chức và công ty Nga nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3.
Hãng tin RIA Novosti của Nga cho biết, mục đích chuyến thăm này của người đứng đầu điện Kremlin là nhằm "thắt chặt quan hệ kinh tế" với Bắc Kinh, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Trả lời phỏng vấn tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, Nga và Trung Quốc muốn tạo ra một thế giới đa cực "dân chủ hơn", trong đó Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế đóng vai trò trung tâm trong thế cân bằng quyền lực mới.
Không chỉ vậy, Nga và Trung Quốc đang tiến gần tới ký kết một thỏa thuận năng lượng lớn theo đó khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga sẽ được xuất khẩu sang vùng Đông Bắc "đói" năng lượng của Trung Quốc.
Đây là một thỏa thuận mà cả hai nước đều cần. Đối với Nga, các thị trường ở châu Âu đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của nước này trong bối cảnh bất ổn ở Ukraine leo thang. Về phần mình, Trung Quốc muốn có được nguồn cung nhiên liệu đáng tin cậy với mức giá phải chăng.
Một bài viết gần đây của hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin từ hai quan chức cao cấp của Chính phủ Nga cho biết thêm, Tổng thống Vladimir Putin đang có kế hoạch mở cửa cho các dòng vốn từ Trung Quốc. Thông tin này được hé lộ trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm vào Nga do vấn đề Ukraine đang có nguy cơ đẩy kinh tế Nga rơi vào suy thoái.
Theo nguồn tin trên, Nga sẽ rút các giới hạn không chính thức về vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này. Moscow đang muốn thu hút vốn từ Trung Quốc vào một loạt lĩnh vực, từ nhà đất, xây dựng cơ sở hạ tầng tới khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực quan trọng sẽ không được tiếp nhận vốn Trung Quốc, bao gồm các ngành khai thác vàng, bạch kim và kim cương, cùng các dự án công nghệ cao.
Ngoài các thỏa thuận năng lượng trị giá hàng trăm tỷ USD, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch song phương 95,6 tỷ USD trong năm 2012.
Trung Quốc tận dụng sao?
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh Nga đang cần tiền của Trung Quốc để bù đắp cho sự tháo chạy của các dòng vốn liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Trước hiện thực này, nhiều câu hỏi đặt ra, liệu Nga sẽ ứng xử như thế nào trước hành động ngang ngược này của người bạn lớn Trung Quốc?
Trong mối quan hệ Nga-Việt, mới đây, tờ tạp chí chuyên về các vấn đề ngoại giao Foreign Policy nhận định, nước Nga đã miệt mài thắt chặt mối quan hệ gần gũi với Việt Nam, một phần nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc vươn ảnh hưởng ra khu vực Đông Nam Á.
Việc Nga dự định cung cấp tài chính và tiến hành xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở Việt Nam là một bằng chứng cho những nỗ lực này. Cũng theo Foreign Policy, Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ chặt chẽ về vấn đề năng lượng trong nhiều thập niên.
Trong lĩnh vực quốc phòng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga thậm chí còn mật thiết hơn, bài báo viết.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Đợt mua sắm vũ khí lớn nhất của Việt Nam trong thời gian gần đây là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại từ Nga. Động thái này cho phép hải quân Việt Nam tăng cường sức mạnh trước sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc.
Nga cũng đã bán cho Việt Nam một số tàu hải quân, bao gồm tàu khu trục và máy bay cỡ nhỏ. Bên cạnh đó, Nga cũng đang thúc đẩy nhằm đạt một thỏa thuận cho phép các chiến hạm của Nga được ra vào cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Những động thái trên được xem là một phần trong nỗ lực đồng bộ của Nga nhằm tái xây dựng ảnh hưởng trong khu vực và chặn đà mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á.
Tờ Foreign Policy đặt câu hỏi, hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay chưa rõ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ mới được cải thiện giữa Bắc Kinh và Moscow?
Theo Báo Đất Việt
Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ bị cô lập vì tranh chấp với Việt Nam Ngày 14/5, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cảnh báo Trung Quốc sẽ bị cô lập trong bối cảnh các quốc gia châu Á ngày càng quan ngại liên quan tới cuộc đối đầu căng thăng giữa Trung Quốc và Việt Nam tại một khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Phát biểu tại một sự kiện ở Washington, bà...