Thủ tướng xem xét điều chỉnh quy hoạch sân bay Lào Cai
Đây là một trong những nội dung được đề cập trong cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại tỉnh Lào Cai ngày 20/9/2014 về tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, nghe báo cáo và cho ý kiến về Quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Sa Pa.
Fansipan Sa Pa – hệ thống cáp treo “khủng” nhất thế giới
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc làm việc với tỉnh Lào Cai.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng đề nghị Lào Cai phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Đánh giá cao nỗ lực cũng như kết quả khá toàn diện đạt được trong phát triển kinh tế – xã hội của Lào Cai song Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị tỉnh cần nhìn nhận rõ và ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém, nhất là yếu kém về hạ tầng, nguồn nhân lực, giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo của Lào Cai còn khoảng 17%).
Thủ tướng đề nghị Lào Cai tiếp tục phấn đấu nỗ lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển nhanh hơn và bền vững hơn, trước hết là phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ, du lịch; thương mại quốc tế; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; đồng thời ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã xem xét, cho ý kiến, định hướng về chủ trương đối với các đề xuất, kiến nghị của Lào Cai liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Lào Cai, xây dựng dự án đường nối đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đến Sa Pa, việc bổ sung quy hoạch nhà máy DAP số 3 tại Lào Cai.
Về phát triển du lịch, sau khi nghe Báo cáo quy hoạch xây dựng đô thị du lịch Sa Pa trong đó tập trung báo cáo các phương án về quy hoạch chung đô thị và đô thị du lịch Sa Pa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý Lào Cai cần đặc biệt quan tâm khai thác tiềm năng du lịch về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, sự đa dạng văn hóa của đồng bào các dân tộc ở khu vực Sa Pa.
Video đang HOT
Thủ tướng cho rằng, trên cơ sở đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai được hoàn thành và đưa vào sử dụng và sắp tới đầu tư xây dựng đường nối từ đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai lên Sa Pa, tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch Sa Pa, xem xét thuê tư vấn nước ngoài để làm Quy hoạch nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của Sa Pa để phát triển bền vững trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa; huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển Sa Pa nhất là đầu tư hạ tầng giao thông, các công trình dịch vụ vận chuyển phục vụ cho du lịch, nghỉ dưỡng, khám phá,..
Tại Sa Pa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới kiểm tra tiến độ thi công Dự án công trình cáp treo Fansipan Sa Pa. Theo dự kiến, công trình hệ thống cáp treo 3 dây có chiều dài 6.325m (dài nhất thế giới), độ cao chênh lệch giữa ga đi và ga đến là 1.410m (lớn nhất thế giới), sẽ hoàn thành vào tháng cuối tháng 4 năm 2015.
Đây cũng là hệ thống cáp treo 3 dây lần đầu tiên có tại Châu Á và là hệ thống cáp treo có giải pháp cứu hộ hoàn thiện nhất, trong mọi trường hợp, cáp treo vẫn chạy được để đưa hành khách về ga an toàn; có sức chứa 38 người/cabin.
Cao tốc Nội Bài – Lào Cai: Cơ hội bứt phá của các tỉnh miền núi phía Bắc
Trước đó, chiều 19/9/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Yên Bái về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao sự nỗ lực, những kết quả toàn diện mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Yên Bái đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua; nhất là trong điều kiện khó khăn chung nhưng Yên Bái đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng ngày càng tích cực; hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư; tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua các năm, bình quân từ 3,5-4%/năm).
Thủ tướng tại cuộc làm việc với tỉnh Yên Bái.
Nhấn mạnh với đặc thù là một tỉnh miền núi, có điểm xuất phát thấp và Yên Bái vẫn còn là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ bằng 50% của cả nước; hạ tầng kinh tế xã hội còn kém phát triển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ hết sức quan tâm hỗ trợ để Yên Bái phát triển nhanh và bền vững hơn, thu hẹp khoảng cách phát triển với các địa phương khác trên cả nước.
Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương, Yên Bái cần tìm ra các cách làm năng động, sáng tạo, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2014 cũng như cả nhiệm kỳ.
“Không có cách nào khác, Yên Bái phải phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động các nguồn lực cho xây dựng và phát triển” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh và lưu ý Yên Bái cần đặc biệt quan tâm đến lợi thế về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, lợi thế về hạ tầng giao thông vận tải, trong đó có đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ bố trí vốn hỗ trợ các địa phương xây dựng các đường nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai nhằm phát huy tối đa vai trò của tuyến cao tốc này.
Thủ tướng cũng lưu ý tỉnh hết sức quan tâm đưa khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng bền vững; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh cây nông nghiệp, cây công nghiệp, gắn với thị trường tiêu thụ; xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp về đất đai, vốn, giống cho các họ trồng rừng, sản suất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp lợi thế của địa phương; tập trung xúc tiến, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh còn nhiều tiềm năng; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về đầu tư tại khu vực nông thôn, qua đó tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; quyết liệt triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, Yên Bái cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp phát triển y tế, văn hóa, giáo dục; quan tâm đào tạo tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Nêu rõ tỷ lệ hộ nghèo giảm của tỉnh còn khá lớn (hơn 21%), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Yên Bái cần đặc biệt quan tâm tới công tác giảm nghèo, nhất là giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, phải thực sự tạo được những đột phá mới trong công tác này, trong đó tập trung hỗ trợ cho đồng bào nghèo phát triển sản xuất, tạo thu nhập.
P.Thảo
Theo Dantri
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý căn cơ tình trạng di dân tự phát
Sáng 17/9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tọa đàm "Di dân tự phát - Thực trạng và giải pháp bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững". Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc -Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng, những năm gần đây, tình trạng di dân tự phát giảm, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Số lượng di dân tự do ở khu vực Tây Bắc vào địa bàn Tây Nguyên có nguyên nhân chính là vì lý do kinh tế. Người dân di chuyển từ vùng kém phát triển, điều kiện sản xuất khó khăn sang những nơi thuận lợi hơn.
Nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát, bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững, một số giải pháp được các đại biểu đề xuất như tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là ở vùng kinh tế khó khăn; tăng cường quản lý Nhà nước về dân cư; rà soát cụ thể, phân loại các đối tượng di dân để quy hoạch sắp xếp lại...
Di dân tự phát để lại nhiều hệ luỵ đối với kinh tế xã hội.
Trước mắt, khuyến nghị đưa ra là cần ưu tiên đầu tư cho những địa bàn khó khăn để đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, bố trí các nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cho người dân, nhất là những vùng có tiềm ẩn nguy cơ di dân cư tự do cao.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định di cư tự phát là một trong những vấn đề lớn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội tại các khu vực miền núi khó khăn, tạo điều kiện ổn định đời sống cho đồng bào, góp phần hạn chế tình trạng di cư tự phát, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Những chương trình nổi bật như giải quyết vấn đề sản xuất, nước sinh hoạt, nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các chương trình giảm nghèo. Với cố gắng đó, số hộ di dân tự do, đặc biệt là Tây Bắc, Tây Nguyên đã giảm hẳn so với trước đây.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, tình trạng phá rừng còn xảy ra ở những vùng di dân tự do, việc bố trí vốn xây dựng hạ tầng nơi dân đến còn thiếu nhiều.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh để giải quyết vấn đề di dân tự do cần giải pháp đồng bộ trong đó, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, động viên người dân không rời bỏ làng quê và nếu di cư phải có tổ chức, theo kế hoạch của Nhà nước.
Đồng thời, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo cho người dân an cư lập nghiệp để người dân không muốn đi, dù còn khó khăn.
P.Thảo
Theo dantri
Kỷ luật nhiều cán bộ huyện liên quan đến thủy điện Sông Tranh 2 Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam vừa quyết định kỷ luật nhiều cán bộ huyện Nam Trà My do liên quan đến sai phạm về công tác bồi thường ở dự án thủy điện Sông Tranh 2. Theo kết luận, Ban Thường vụ Huyện ủy và một số đảng viên công tác tại Đảng bộ huyện Nam Trà My (Quảng Nam)...