Thủ tướng Việt Nam – Philippines trao đổi về tình hình Biển Đông
Trao đổi tình hình hiện nay trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không; khẳng định nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32 tại Singapore, chiều 27/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Duterte
Tại cuộc gặp, hai bên chia sẻ các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó có hợp tác trong ASEAN, các vấn đề an ninh khu vực như Biển Đông, chống tội phạm trên biển…
Hai bên chia sẻ tình hình hiện nay trên Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không; khẳng định nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy ASEAN và Trung Quốc sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và ràng buộc.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước quan hệ đối tác chiến lược tốt đẹp giữa hai nước thời gian qua với việc duy trì các cuộc tiếp xúc, trao đổi thực chất các vấn đề quan tâm, tăng cường hợp tác kinh tế-thương mại với kim ngạch hai chiều năm 2017 tăng 25% so với năm 2016, đạt hơn 4 tỷ USD, trong đó hợp tác thương mại gạo mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên; các cơ chế hợp tác, giao lưu trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng được duy trì với nhiều hoạt động tạo dựng lòng tin.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên duy trì trao đổi đoàn cấp cao, đồng thời tích cực triển khai các cơ chế hợp tác, trong đó có hợp tác ứng phó sự cố tràn dầu và tìm kiếm cứu nạn trên biển, quản lý môi trường biển bền vững, đẩy mạnh hợp tác nghề cá, phòng chống khủng bố, hợp tác an ninh-quốc phòng…
Hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Philippines có cuộc tiếp xúc song phương tại Singapore
Tổng thống Philippines nhấn mạnh Philippines coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam; cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho công dân Philippines sinh sống và làm việc, doanh nghiệp Philippines làm ăn hiệu quả tại Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Duterte hoan nghênh các đề nghị của phía Việt Nam và bày tỏ Philippines sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực hai bên có thể bổ sung cho nhau. Tổng thống đánh giá cao chất lượng gạo của Việt Nam, mong muốn hai nước sẽ tiếp tục hợp tác về gạo và Việt Nam là nguồn cung cấp gạo ổn định và lâu dài cho Philippines.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa chúc mừng Philippines đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2017, các kết quả đạt được trong 2017 đã giúp ASEAN tiếp tục phát triển, hướng tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nóng 24h qua: "Xe điên" húc người nằm la liệt vì tài xế nhầm chân ga
Báo cáo liên quan vụ 3 cây "khủng" di chuyển xuyên Việt; Bác sĩ Hoàng Công Lương gửi tâm thư "chắt lọc từ nước mắt" đến Tổng Bí thư... là những thông tin "nóng trong ngày.
Thủ tướng: Thuế tài sản điều chỉnh người giàu, người có 2 nhà trở lên
Thủ tướng: "Thuế tài sản phải đúng đối tượng như người giàu, người có 2 nhà trở lên".
Vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng (Tổ tư vấn). Trao đổi với thành viên Tổ tư vấn về đề xuất dự án Luật Thuế tài sản mà Bộ Tài chính đưa ra, Thủ tướng nhấn mạnh: "Câu hỏi lớn cần đặt ra là làm sao sử dụng nhà đất tốt hơn, cần điều chỉnh đúng đối tượng như đối với người giàu, người có 2 nhà trở lên... và mức khởi điểm nào phù hợp với tình hình Việt Nam, thời điểm thực hiện Luật Thuế tài sản như thế nào cho phù hợp...".
Thủ tướng cho rằng, cần tiếp tục giải phóng sức sản xuất thông qua thể chế chính sách, đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. "Chính sách kích cung vẫn được đặt ra trong bối cảnh hiện nay, đồng thời với đó là đẩy mạnh giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh", Thủ tướng nhìn nhận.
Thủ tướng nhất trí động lực mới cho tăng trưởng là tiếp tục đổi mới thể chế quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, nâng đỡ doanh nghiệp thông qua giảm chi phí và thủ tục, phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu mạnh mẽ nền kinh tế trong tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng cũng khẳng định sẽ thường xuyên gặp gỡ các nhà khoa học, trí thức để lắng nghe, đặc biệt là Tổ tư vấn.
3 cây khủng xuyên Việt: Không phát hiện được vì lực lượng quá mỏng?
Cây khủng đi qua Quốc lộ 26 thuộc địa phận tỉnh Đắk Lắk nhưng không bị phát hiện.
Chiều 21/4, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk đã có báo về việc 3 cây "khủng" có nguồn gốc từ Đắk Lắk đi xuyên Việt và bị CSGT Thừa Thiên - Huế bắt giữ hôm 30/3. Theo báo cáo, vào ngày 22/3, tổ hợp đầu kéo mang BKS 73C - 034.64 và rơ móoc mang BKS 73R - 003.38 chở cây quá khổ xuất phát từ xã Hòa Thắng (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) lưu thông ra tuyến Quốc lộ 26 xuôi xuống thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), rồi theo Quốc lộ 1 ra Bắc.
Đến ngày 26/3, tổ hợp đầu kéo mang BKS 73C - 046.45 và rơ móoc mang BKS 73R - 002.01 chở cây quá khổ xuất phát từ xã Băng A Drênh (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) lưu thông ra Quốc lộ 26 rồi xuôi xuống Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa), theo Quốc lộ 1 ra Bắc.
Ngày 28/3, xe tải chuyên dụng mang BKS 73C - 028.80 chở thêm một cây quá khổ, quá tải xuất phát từ xã Tam Giang (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) qua Quốc lộ 26, rồi xuống tỉnh Khánh Hòa ra Bắc. Cùng ngày, tổ hợp đầu kéo mang BKS 73C - 021.48 và rơ-móoc mang BKS 73R - 003.82 chở cây quá khổ, quá tải xuất phát từ huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) xuôi theo Quốc lộ 26 xuống tỉnh Khánh Hòa, rồi theo Quốc lộ 1 ra Bắc.
Theo Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk, vào những ngày diễn ra việc các xe vận chuyển cây gỗ "khủng", các đội tuần tra, kiểm soát của Sở không làm việc trên các tuyến đường này. Do đó, trách nhiệm thuộc về Thanh tra Sở GTVT. Tuy nhiên, báo cáo cũng giải thích: "Điều kiện làm việc của Thanh tra Sở còn quá hạn chế về nhân lực và phương tiện nên bố trí lực lượng còn "mỏng"; việc thanh tra, kiểm tra trên các tuyến đường không được liên tục, do đó không phát hiện được các xe vận chuyển các cây gỗ "khủng"".
Vụ "xe điên" lao như tên bắn, 7 người thương vong: Tài xế khai gì?
Hiện trường vụ tai nạn khiến 7 người thương vong.
Liên quan đến vụ ô tô tông hàng loạt xe máy trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.1), khiến 2 người tử vong và 5 người bị thương, ngày 21/4, Công an Q.1 (TP.HCM) cho biết, nguyên nhân ban đầu là do tài xế Chu Nguyên Vinh (43 tuổi, ngụ Q.7) điều khiển ô tô bán tải đạp nhầm chân ga.
Làm việc với công an, tài xế Vinh khai, khi phát hiện đèn đỏ thì lái xe vào lề đường và đạp thắng nhưng lại đạp nhầm chân ga, khiến phương tiện lao qua dải phân cách rồi tông vào nhiều xe máy đang dừng đèn tín hiệu ở hướng ngược lại.
Trước đó, vào 0h ngày 21/4, ô tô bán tải do tài xế Vinh điều khiển lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh hướng về trung tâm TP.HCM, khi đến gần giao lộ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) thì mất kiểm soát tông vào dải phân cách, rồi bay sang chiều ngược lại đâm hàng loạt xe máy đang dừng đèn đỏ.
Bác sĩ Hoàng Công Lương gửi tâm thư "chắt lọc từ nước mắt" đến Tổng Bí thư
Bác sĩ Lương được tại ngoại, trở về nhà cùng con gái gần 1 năm về trước.
Liên quan đến vụ tai biến chạy thận tại tỉnh Hòa Bình làm 8 người chết, bác sĩ Hoàng Công Lương đã viết tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ và các lãnh đạo Nhà nước. Bác sĩ Lương hiện là bị can "Vô ý làm chết người, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án nói trên.
Bác sĩ Lương cho biết, anh đã suy nghĩ, đấu tranh tinh thần rất khó khăn mới dám viết lá thư này gửi đến các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Theo bác sĩ Lương, lá thư này là tâm thư được chắt lọc từ nước mắt, niềm tin của mình với mong muốn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giúp đỡ cho xem xét lại bản chất vụ án, xét xử đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng; đúng người, đúng tội.
Cũng trong thư, bác sĩ Lương cho rằng, nhiệm vụ và trách nhiệm đảm bảo nguồn nước chạy thận RO là của bệnh viện, phòng Vật tư và đơn vị bảo dưỡng. Các bác sĩ chỉ là người sử dụng nguồn nước RO phục vụ cho công tác điều trị chạy thận nhân tạo sau khi đã được bàn giao. Bác sĩ điều trị không buộc phải gánh trách nhiệm không thuộc về chuyên môn của mình.
Theo Danviet
Thủ tướng yêu cầu chỉ rõ cơ quan nhà nước "ngâm" hồ sơ dự án Thủ tướng chỉ rõ tình trạng cơ quan chức năng "ngâm" hồ sơ đầu tư xây dựng kéo dài, sợ trách nhiệm, làm ảnh hưởng đến tiến độ, những thủ tục tiếp theo... Đây là một điểm vướng mắc cần tháo gỡ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sáng 20/4....