Thủ tướng Việt Nam – Nhật Bản hội đàm và ký kết nhiều văn kiện quan trọng
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mê Công – Nhật Bản lần thứ 10, ngày 08/10/2018, tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm và ký kết nhiều văn kiện quan trọng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Trong bầu không khí thân mật và tin cậy lẫn nhau, hai Thủ tướng đã trao đổi ý kiến thực chất; bày tỏ vui mừng về việc quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp, thực chất trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực; hoan nghênh nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được tổ chức.
Hai nhà Lãnh đạo đạt nhất trí cao về các biện pháp để đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng bước vào giai đoạn phát triển mới, toàn diện và thực chất hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Thủ tướng Abe vừa tái cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu dành cho đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam; bày tỏ tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của Thủ tướng Abe, đất nước Nhật Bản sẽ ngày càng đóng vai trò tích cực tại khu vực và trên thế giới, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản sẽ ngày càng được tăng cường.
Thủ tướng Abe thay mặt Chính phủ và nhân dân Nhật Bản gửi lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch nước Trần Đại Quang; đánh giá cao sự đóng góp tích cực của hai nhà lãnh đạo vào việc phát triển quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.
Tại hội đàm, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường sự tin cậy chính trị thông qua việc duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh hiệu quả, thực chất, đặc biệt trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ trang bị quốc phòng, quân y, an ninh mạng, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả chiến tranh thông qua rà phá bom mìn và hỗ trợ nạn nhân dioxin tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Về hợp tác kinh tế, hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tạo điều kiện để hoa quả của hai nước vào được thị trường của nhau trong đó có cam, táo của Nhật, vải, nhãn, vú sữa của Việt Nam; trao đổi các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai giữa hai nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Video đang HOT
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Tập đoàn Mizuno, Nhật Bản về hợp tác phát triển giáo dục thể chất trong trường tiểu học của Việt Nam. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Thủ tướng Abe cảm ơn và đánh giá cao Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Nhật Bản và dự HNCC Mê Công – Nhật Bản; khẳng định Chính phủ Nhật Bản coi trọng sự phát triển bền vững của Việt Nam và sẽ nỗ lực vì sự phát triển của Việt Nam thông qua thúc đẩy các dự án ODA và đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam; nhất trí cùng thúc đẩy trao đổi hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, nâng cao năng suất lao động, góp phần thúc đẩy xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi nhằm thu hút hơn nữa đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam; sắp tới sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực nhân lực y tế trong khuôn khổ Sáng kiến Sức khoẻ châu Á.
Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc hai nước đang tiến hành các bước khởi động đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và Hiệp định chuyển giao người bị kết án; nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, theo đó Nhật Bản sẵn sàng tiếp nhận nhiều hơn nữa thực tập sinh Việt Nam sang lao động tại Nhật Bản; đồng thời xử lý các công ty môi giới phái cử lao động hoạt động không lành mạnh. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Nhật Bản xem xét miễn thuế thu nhập và thuế cư trú cho thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản và tạo thêm thuận lợi trong việc cấp thị thực nhập cảnh cho người du lịch Việt Nam sang Nhật Bản.
Về vấn đề khu vực và quốc tế, hai Thủ tướng khẳng định hợp tác để đảm bảo thành công cho HNCC Mê Công-Nhật Bản lần thứ 10, cùng nỗ lực thúc đẩy quan hệ ASEAN-Nhật Bản khi Việt Nam giữ vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 8/2018-8/2021; khẳng định quyết tâm cùng thúc đẩy để Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình dương (CPTPP) sớm có hiệu lực, được thực thi, thúc đẩy các tiến trình thương lượng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP); trao đổi ý kiến về tình hình bán đảo Triều Tiên và các vấn đề được quan tâm; ủng hộ nỗ lực của các bên nhằm thúc đẩy hoà bình, ổn định và phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên.
Về vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung về ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả và có hiệu lực pháp lý.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 09 văn kiện hợp tác. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 09 văn kiện hợp tác, bao gồm:
- Công hàm trao đổi dự án viện trợ không hoàn lại “Tăng cường năng lực kiểm nghiệm cho Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng Nông lâm thủy sản để đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản”.
- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực chính sách biển và Đại dương giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Văn phòng Nội các Nhật Bản.
- Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác về thương mại và công nghiệp giữa Bộ Công Thương và tỉnh Wakayama, Nhật Bản.
- Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Cơ quan Cảnh sát quốc gia, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản về lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản.
- Hợp đồng BOT nhà máy nhiệt điện Vân Phong I của công ty Sumitomo.
- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Liên đoàn bóng đá Nhật Bản.
- Bản ghi nhớ hợp tác y tế về phục hồi chức năng chất lượng cao cho bệnh nhân điều trị bệnh thần kinh sọ não giữa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Kitahara, Nhật Bản.
- Bản ghi nhớ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Tập đoàn Mizuno, Nhật Bản về hợp tác phát triển giáo dục thể chất trong trường tiểu học của Việt Nam.
Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã có buổi gặp gỡ báo chí chung, thông báo những kết quả chính trong cuộc hội đàm, đặc biệt là việc đạt nhất trí tăng cường sự tin cậy chính trị, kết nối hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản trên tinh thần hai bên cùng có lợi thông qua thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
(Nguồn: Bộ Ngoại giao)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Điều động bảo vệ gia đình chủ tịch Interpol trước các sự đe dọa
Cảnh sát Pháp được điều động để bảo vệ an toàn cho gia đình chủ tịch Interpol ông Mạnh Hoành Vĩ tại Lyon trước những đe dọa qua điện thoại.
"Cảnh sát Pháp hiện chưa rõ về tình hình của chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ và quan ngại trước những mối đe dọa đối với vợ ông", Reuters hôm nay (6/10) dẫn tuyên bố của Bộ Nội vụ Pháp.
Trước đó, vợ ông Mạnh đã đến đồn cảnh sát ở Lyon, Pháp trình báo về việc ông không quay lại sau khi trở về Trung Quốc từ ngày 29/9 cũng như việc gia đình bà đã nhận được những lời đe dọa qua điện thoại và mạng xã hội.
Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ. Ảnh: Reuters
Bộ Nội vụ Pháp cho biết đã điều lực lượng đến đảm bảo an toàn cho gia đình ông Mạnh tại Lyon đồng thời tiếp tục liên lạc với chính quyền Trung Quốc để điều tra thông tin liên quan đến chủ tịch Interpol. Lần cuối cùng ông Mạnh được nhìn thấy là khi ông rời trụ sở Interpol ở Lyon để về quê nhà Trung Quốc.
Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận nào về sự biến mất của ông Mạnh cũng như không đề cập đến ông này trên các phương tiện truyền thông chính thức. Bộ Công an Trung Quốc cũng không bình luận về thông tin ông Mạnh mất tích. Tuy nhiên, một nguồn tin am hiểu vấn đề tiết lộ ông đang bị Bắc Kinh điều tra.
Ông Mạnh được bổ nhiệm làm giám đốc Interpol năm 2016, sẽ hết nhiệm kỳ năm 2020. Theo trang web Bộ Công an Trung Quốc, ông có hoạt động chính thức cuối cùng được truyền thông ghi nhận vào ngày 23/8 tại Singapore.
Ông Mạnh được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc từ năm 2004 sau khi kinh qua nhiều vị trí quan trọng ở Bộ này.
Kiều Trang (T/h)
Theo doisongphapluat
Điều kỳ lạ trong vụ Giám đốc Interpol người Trung Quốc mất tích bí ẩn Cảnh sát Pháp đang điều tra sự biến mất của Giám đốc Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) Meng Hongwei, người được trình báo mất tích sau khi từ Pháp trở về quê nhà Trung Quốc và vợ của ông đang được bảo vệ sau những lời đe dọa. Bộ Nội vụ Pháp cho biết vợ của ông Meng liên...