Thủ tướng: Việt Nam muốn tiếp tục nhận vốn vay ưu đãi dành cho nước nghèo
Ngày 24/7/2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Thủ tướng khẳng định Việt Nam vẫn kiểm soát an toàn nợ công, sẽ giảm dần nợ sau 2017…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ của WB cho Việt Nam trong suốt thời gian qua, cả trong tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính. Thủ tướng cho biết mặc dù đã đạt một số kết quả song Chính phủ vẫn chưa thể hài lòng, đồng thời nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phải giải quyết.
Về vấn đề nợ công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam dứt khoát kiểm soát nợ công trong giới hạn cho phép, dưới ngưỡng 65% theo quy định, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia và giảm dần tỷ lệ nợ công sau năm 2017. Cùng với đó, Chính phủ sẽ tái cấu trúc lại nợ công, xem xét cơ cấu lại tài khóa, giảm bội chi ngân sách theo lộ trình, giảm chi thường xuyên, bảo đảm kế hoạch trả nợ; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay. Các khoản vay mới sẽ chỉ tập trung cho đầu tư hạ tầng kinh tế – xã hội thiết yếu; hạn chế thấp nhất lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng.
Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng cổ phần hóa, trong đó tập trung giảm phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp, đổi mới quản trị doanh nghiệp và niêm yết các doanh nghiệp đã cổ phần hóa trên thị trường chứng khoán.
Video đang HOT
Đối với tái cơ cấu ngân hàng, Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh giai đoạn 2 tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém đúng theo kế hoạch. Cùng với đó, Chính phủ cũng quyết tâm giảm nợ xấu; tính toán để tiếp tục tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC). Thủ tướng khẳng định mục tiêu giảm nợ xấu xuống 3% vào tháng 9/2015 là khả thi. Ngoài ra, Chính phủ cũng tập trung triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Mong muốn WB tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn Việt Nam được hưởng cơ chế chuyển đổi để tiếp tục tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi dành cho các nước nghèo và kém phát triển của WB (IDA) của kỳ IDA 18. Thủ tướng cũng mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng thành công Báo cáo Việt Nam 2035.
Tại buổi tiếp, bà Victoria Kwakwa đánh giá qua 6 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục đạt tiến bộ tốt về phát triển kinh tế. Kinh tế vĩ mô, tỷ giá hối đoái ổn định. Bà cũng đánh giá cao việc Chính phủ ban hành và triển khai Nghị quyết 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bà Victoria Kwakwa đánh giá cao nỗ lực và chính sách của Chính phủ quản lý chi tiêu tài khóa, kiểm soát nợ công, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời khuyến nghị Việt Nam cần quản lý chi tiêu tài khóa tốt hơn, đẩy mạnh hơn nữa các trọng tâm tái cơ cấu. Bà Victoria Kwakwa cho biết WB sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam từ nguồn ODA, kể cả nguồn nguồn vốn IDA để hỗ trợ ngân sách; hỗ trợ tăng vốn cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), đồng thời hợp tác và hỗ trợ tái cấu trúc ngành nông nghiệp.
Bà Victoria Kwakwa cũng khẳng định ưu tiên của mình trong hợp tác với các Bộ, ngành của Việt Nam nhằm chuẩn bị, ký kết và triển khai các Hiệp định tài trợ vốn của kỳ IDA 17 cho Việt Nam, trong đó đã ký khoảng 1,5 tỷ USD và chuẩn bị danh mục cho năm tài khóa 2016, 2017 để ký kết với tổng giá trị tài trợ khoảng 2 tỷ USD.
Về Báo cáo Việt Nam 2035, bà Victoria Kwakwa cho biết phía WB đang tập trung để hoàn thiện và công bố Báo cáo tại Việt Nam trong thời gian tới.
P.Thảo
Theo giaoduc
Thái Lan và Việt Nam kêu gọi tuân thủ quy tắc ứng xử Biển Đông
Thái Lan và Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và thống nhất tăng kim ngạch thương mại hai chiều, nhân chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha (trái) duyệt đội danh dự tại Nhà khách Chính phủ ở thủ đô Bangkok. Ảnh: Reuters.
Thái Lan và Việt Nam trong thông cáo báo chí chung cho biết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã ảnh hưởng đến sự tin tưởng và "có thể làm xói mòn hòa bình, ổn định cũng như an ninh và tự do đi lại". Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Reuters đưa tin.
"Ngày hôm nay, chúng ta dùng từ người bạn, không phải đối thủ cạnh tranh", Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Prayuth cho biết Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có chuyến thăm chính thức Thái Lan, trong bối cảnh nhiều công ty nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất từ Thái Lan sang Việt Nam, chủ yếu vì lý do vận chuyển.
Tại buổi họp báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hai nước đồng ý tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 20 tỷ USD vào năm 2020. Con số này trong năm 2014 là 11,8 tỷ USD, theo Bộ Thương mại Thái Lan.
Như Tâm
Theo VNE
Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Trương Cao Lệ? Cái gọi là "từng xảy ra chiến tranh" thực tế chính là việc Trung Quốc chưa từng bỏ tham vọng bành trướng, hễ có thời cơ là cất quân xâm lược hoặc xâm phạm... Ông Trương Cao Lệ. Tờ Tin tức Bành Bái ngày 17/6 đưa tin, mặc dù (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang tạo thành...