Thủ tướng: Việt Nam-Hàn Quốc phấn đấu sớm đạt kim ngạch thương mại 100 tỷ USD
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên Việt Nam và Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác để nâng kim ngạch 68 tỷ USD năm 2019 sớm đạt mục tiêu 100 tỷ USD.
Chiều 2/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Cho biết, năm 2019, Việt Nam nhập siêu 28 tỷ USD, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Hàn Quốc tăng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, tiêu dùng. Hai bên cần tăng cường hợp tác để nâng kim ngạch 68 tỷ USD năm 2019 sớm đạt mục tiêu 100 tỷ USD.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Chủ tịch Quốc hội Park Byeong Seug cùng đoàn đại biểu Quốc hội Hàn Quốc sang thăm chính thức Việt Nam với tình cảm đặc biệt sâu sắc; đặc biệt với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Hàn Quốc thăm chính thức Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay. Thủ tướng tin tưởng chuyến thăm thành công tốt đẹp, đóng góp tích cực vào việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Thủ tướng nêu rõ, hai nước có những nét tương đồng, gắn bó về văn hoá sâu sắc. Việt Nam cũng hết sức trân trọng quan hệ với Hàn Quốc. Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đi sâu hội nhập quốc tế, luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục phát triển sâu rộng hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược với Hàn Quốc. Quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất, hiệu quả dù gặp không ít khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Việt Nam là đối tác trọng tâm trong Chính sách hướng Nam mới của Chính phủ Hàn Quốc. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, nhà đầu tư thứ nhất, đối tác thương mại và nhà cung cấp ODA lớn thứ hai; nước tiếp nhận lao động hàng đầu của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong Seug cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp đón; nêu rõ, sau dịch bệnh Covid-19, ông vinh dự là Chủ tịch Quốc hội nước ngoài đầu tiên đến thăm Việt Nam. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh hiện nay là nhờ Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19. Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc chúc mừng Chính phủ và nhân dân Việt Nam thời gian qua đã thành công trong thực hiện mục tiêu kép.
Thay mặt Quốc hội Hàn Quốc, ông Park Byeong Seug gửi lời chia sẻ về những thiệt hại tại khu vực miền Trung Việt Nam do thiên tai và chuyển lời thăm hỏi của Tổng thống Hàn Quốc tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc cho rằng, mối quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá… dựa trên những điểm tương đồng về lịch sử và văn hoá của người dân. Trong bối cảnh hai nước tiến tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2022, đó sẽ là thời điểm để hai bên nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Trân trọng việc Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc chia sẻ với những thiệt hại ở miền Trung Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ chia sẻ với Hàn Quốc về dịch bệnh Covid-19. Thủ tướng cho biết, Việt Nam có gần 60 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, không khí sản xuất, làm ăn đang sôi động.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ ghi nhận các ý kiến của ông Park Byeong-Seug về thúc đẩy mối quan hệ hai bên, đồng thời giao cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu, sớm có báo cáo trên tinh thần quan hệ hợp tác tin cậy giữa hai bên.
Nêu rõ, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều đang tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, xã hội, Thủ tướng mong Chủ tịch Park Byeong Seug và Quốc hội Hàn Quốc quan tâm, thúc đẩy các nội dung hợp tác hai bên, trong đó, cần tiếp tục duy trì, thúc đẩy giao lưu, trao đổi cấp cao, các cấp linh hoạt nhằm tăng cường tin cậy chính trị, đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu hơn nữa.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước đầu tư hiệu quả. Thời gian qua, dù dịch Covid-19, Việt Nam đã tạo điều kiện để hàng nghìn nhân sự, chuyên gia Hàn Quốc vào Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương Việt Nam luôn lắng nghe, quan tâm giải quyết mọi khó khăn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc làm ăn thuận lợi.
Thủ tướng mong Chủ tịch Quốc hội và các Nghị sĩ tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đồng hành, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tham gia vào các chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu của các tập đoàn Hàn Quốc.
Nêu ví dụ điển hình của Samsung, một tập đoàn lớn của Hàn Quốc đang làm ăn thành công tại Việt Nam, Thủ tướng đánh giá, điều này đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế Việt Nam và quan hệ hợp tác hai nước. Hai bên cần tăng cường hợp tác để nâng kim ngạch 68 tỷ USD (năm 2019) sớm đạt mục tiêu 100 tỷ USD. Năm 2019, Việt Nam nhập siêu 28 tỷ USD, do đó Thủ tướng đề nghị Hàn Quốc tăng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, tiêu dùng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Hàn Quốc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực ODA; mong muốn Hàn Quốc bỏ các điều kiện ràng buộc đối với các khoản vay ưu đãi, mở rộng các khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Đánh giá cao tính hiệu quả các mô hình hợp tác lao động hiện nay, nhất là lao động thời vụ giữa địa phương hai nước, Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội Hàn Quốc tích cực thúc đẩy Chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện để lao động mới của Việt Nam vào làm việc tại Hàn Quốc, tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc về việc cấp visa cho lao động ngắn hạn của Việt Nam để họ sớm sang làm việc tại Hàn Quốc. Cùng với đó là thúc đẩy Bộ Lao động và việc làm Hàn Quốc sớm gia hạn Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động đã hết hạn tháng 3/2020. Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị Quốc hội và các cơ quan chức năng Hàn Quốc hỗ trợ các cô dâu Việt Nam hòa nhập tốt xã hội Hàn Quốc; tạo điều kiện cho các gia đình đa văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc yên tâm ổn định cuộc sống lâu dài.
Thủ tướng cũng đề nghị hai bên tăng cường phối hợp trên các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, Mekong – Hàn Quốc, các diễn đàn liên nghị viện như IPU, AIPA, APPF…; đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và vai trò là nước điều phối quan hệ ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2021- 2024; tiếp tục ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Tình báo Hàn sợ lộ bí mật vì vụ quan chức bị bắn chết
Thông tin do các nghị sĩ Hàn Quốc công bố trong vụ Triều Tiên bắn chết quan chức nước này có thể đã làm lộ nhiều nghiệp vụ tình báo.
Quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc, 47 tuổi, bị binh sĩ Triều Tiên bắn chết hôm 22/9 khi đang trôi nổi trong vùng biển Triều Tiên. Người này mất tích một ngày trước đó khi làm nhiệm vụ gần đảo Yeonpyeong ở hải giới hai nước.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau đó gửi thư cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, bày tỏ lấy làm tiếc vì sự việc. Bình Nhưỡng cũng thông báo kết quả điều tra sự việc cho Seoul, theo đó binh sĩ nước này đã bắn hơn 10 phát đạn vào người đàn ông Hàn Quốc "xâm phạm vùng biển Triều Tiên" sau khi người này "không cho biết danh tính và tìm cách bỏ trốn".
Quan chức quốc phòng Hàn Quốc công bố thông tin về vụ nổ súng hôm 24/9. Ảnh: Yonhap.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ban đầu chỉ công bố thông tin và diễn biến chung về sự việc, trong khi phần lớn chi tiết được đưa lên truyền thông từ các nghị sĩ tham gia họp với quan chức quân đội và tình báo. Đây là quy trình thường gặp trong những sự việc liên quan đến Triều Tiên, nhưng lượng thông tin gần như chính xác đến từng phút được chuyển cho báo chí có thể đã làm lộ nhiều biện pháp nghiệp vụ được tình báo Hàn Quốc sử dụng để thu thập dữ liệu.
Các nguồn tin từ ủy ban quốc phòng, tình báo thuộc quốc hội Hàn Quốc cũng tiết lộ quân đội Hàn Quốc "thông qua các hoạt động nghe lén liên lạc nội bộ" đã xác định Triều Tiên phát hiện quan chức nghề cá vào 15h30 ngày 22/9 ở phía bắc hải giới liên Triều.
"Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác minh qua thông tin tình báo đặc biệt rằng Triều Tiên đã ra lệnh cho các quan chức của họ tẩm xăng và hỏa thiêu thi thể", lãnh đạo đảng đối lập Quyền lực Nhân dân (PPP) Joo Ho-young cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài Hàn Quốc YTN, thêm rằng điều này "không dựa trên những nhận định của Bộ Quốc phòng, mà bởi những gì họ trực tiếp nghe thấy thông qua biện pháp do thám".
Nhiều quan chức quân sự Hàn Quốc đã bày tỏ bức xúc về lượng thông tin được các nghị sĩ công bố, đồng thời lo ngại điều này có thể thúc đẩy Triều Tiên thay đổi mật mã và những biện pháp liên lạc mà tình báo Hàn Quốc đã xâm nhập thành công.
"Có vẻ không phù hợp khi những thông tin tình báo nhạy cảm của quân đội được công bố một cách bất cẩn như vậy. Hành động đó không chỉ gây nhiều trở ngại cho hoạt động quân sự, mà còn không mang lại lợi ích cho an ninh quốc gia", quyền phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Moon Hong-sik nói hồi đầu tuần.
Kim Byung-joo, nghị sĩ đảng cầm quyền và tướng 4 sao về hưu, cho rằng những biện pháp thu thập tin tức tình báo luôn phải được bảo vệ chặt chẽ, do mọi thông tin được hé lộ có thể khiến Triều Tiên tăng cường biện pháp bảo mật.
"Phần lớn thông tin tình báo đặc biệt mà chúng tôi có là nhờ nỗ lực hiệp đồng giữa Hàn Quốc và Mỹ, xử lý chúng đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau. Tôi phải nhấn mạnh tầm quan trọng của tránh rò rỉ thông tin sau những cuộc họp kín giữa Bộ Quốc phòng với các nghị sĩ", ông nói thêm.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Park Jae-min (giữa) trong cuộc họp về vụ bắn chết quan chức hôm 24/9. Ảnh: Yonhap.
Cựu thứ trưởng phụ trách Chính sách Quốc phòng Hàn Quốc Yeo Suk-joo chỉ ra một sự việc vào năm 2008, khi lãnh đạo Triều Tiên khi đó là Kim Jong-il bị nghi đột quỵ. Nhiều chi tiết về tình trạng của Kim Jong-il, bao gồm ông có thể tự đánh răng và đứng lên với sự giúp đỡ của người khác, được công bố rộng rãi trên truyền thông Hàn Quốc và cho thấy mức độ xâm nhập của tình báo nước này tại Bình Nhưỡng.
"Nó đã tạo ra lỗ hổng lớn trong mạng lưới nằm vùng được chúng tôi xây dựng ở Triều Tiên. Tôi hy vọng đây sẽ là cơ hội để xem xét tình hình", Yeo nói, cảnh báo đợt thanh tra chính phủ sắp tới có thể cho phép các nghị sĩ nắm được nhiều thông tin hơn.
"Chúng ta cần phải rất cẩn thận với những hành động có thể làm tổn hại nghiêm trọng mạng lưới tình báo ở Triều Tiên. Các nhà lập pháp tham gia họp tình báo có thể nắm giữ thông tin, nhưng điều đó không có nghĩa là họ có quyền tiết lộ chúng. Tôi muốn nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ những bí mật như vậy", cựu quan chức Hàn Quốc nói thêm.
Nghị sĩ Kim cũng cáo buộc các nhà lập pháp đối lập tìm cách chính trị hóa những vấn đề an ninh quốc gia để công kích Tổng thống Moon, người đang đối mặt nhiều chỉ trích vì nỗ lực hòa giải với Triều Tiên.
Những chính sách của Tổng thống Hàn Quốc đã dẫn tới cuộc gặp lịch sử giữa ông và Kim Jong-un, cũng như hội nghị thưởng đỉnh Mỹ - Triều hồi năm 2018. Tuy nhiên, ông đang bị phê phán vì các nỗ lực xây dựng hòa bình không thu được nhượng bộ đáng kể từ Bình Nhưỡng.
Triều Tiên không hối đáp kêu gọi điều tra vụ bắn chết quan chức HànHàn Quốc 'nghe lén khi Triều Tiên lệnh bắn chết quan chức'Lãnh đạo đối lập Hàn: Triều Tiên đã thiêu thi thể người bị bắnLý giải đôi dép bỏ lại của quan chức Hàn bị Triều Tiên bắn chếtKim Jong-un xin lỗi vì vụ bắn quan chức Hàn Quốc
Phản ứng của chính giới Hàn Quốc về kế hoạch di dời thủ đô hành chính Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, đảng cầm quyền Dân chủ Đồng hành ở Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục xúc tiến phương án di dời thủ đô hành chính do Đại diện đảng tại Quốc hội Kim Tae-nyeon đề xuất. Người dân chụp ảnh tại công viên Yeouido Hangang ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Trước đó, ngày 21/7,...