Thủ tướng: Việt Nam đã đăng ký hơn 100 triệu liều vaccine ngừa nCoV
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết vừa qua Bộ Y tế đã đăng ký một loạt hợp đồng cho trên 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19.
Cố gắng đạt mục tiêu tiêm chủng toàn dân là thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong chuyến công tác tại Trà Vinh sáng 22/5. Sau khi kiểm tra công tác bầu cử tại đây, Thủ tướng đến Trung đoàn 926 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh), thăm các cán bộ, chiến sĩ làm việc tại khu cách ly tập trung.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết vừa qua Bộ Y tế đã đăng ký loạt hợp đồng cho trên 100 triệu liều vaccine. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sản xuất trong nước, làm chủ việc sản xuất vaccine.
“Nghiên cứu hiện nay cho thấy vaccine có tuổi đời không dài. Việc tiêm vaccine phụ thuộc vào vòng đời của vaccine nên việc tiêm phải tiến hành thường xuyên, do đó chi phí rất lớn”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết vừa qua Bộ Y tế đã đăng ký một loạt hợp đồng cho trên 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Thuận Thắng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết vừa qua Bộ Y tế đã đăng ký một loạt hợp đồng cho trên 100 triệu liều vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Thuận Thắng.
Video đang HOT
Ông cho biết Chính phủ đang đề xuất chủ trương thành lập quỹ vaccine, kêu gọi các đơn vị, cơ quan, cộng đồng, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, địa phương đóng góp. Quỹ vaccine vừa có ngân sách Nhà nước, vừa có đóng góp của xã hội, dành số tiền tối đa để có thể tiêm vaccine cho toàn dân. Trước hết là ưu tiên tuyến đầu như lực lượng y tế, báo chí, công an, quân đội…
Nhà nước đóng góp tối đa trong điều kiện có thể để tiêm vaccine miễn phí toàn dân, nhưng kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng để có đủ ngân sách làm việc này chủ động, đúng tinh thần tấn công.
“Kêu gọi được bao nhiêu quý bấy nhiêu”, Thủ tướng nói và khẳng định Nhà nước vẫn chi ngân sách với tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết trong điều kiện chống dịch hiện nay.
“Mỗi người khỏe thì toàn dân khỏe, toàn dân khỏe thì đất nước mới khỏe, mới có thể thực hiện được hai nhiệm vụ là xây dựng và bảo vệ đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng kiểm tra khu cách ly tập trung tại Trung đoàn 926. Ảnh: Thuận Thắng.
Thủ tướng kiểm tra khu cách ly tập trung tại Trung đoàn 926. Ảnh: Thuận Thắng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại phương châm cơ bản trong phòng chống dịch là phát hiện sớm, cách ly nhanh, truy vết thần tốc, điều trị tích cực, nhanh chóng ổn định tình hình và điều trị dứt điểm.
Một lần nữa, Thủ tướng nhắc nhở “tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác”.
Trong đó, ông lưu ý cách tiếp cận mới trong phòng, chống dịch, kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng ngự và tấn công, lấy tấn công là chính. Người đứng đầu Chính phủ cũng làm rõ thêm quan điểm “chủ động tấn công” để các bộ, cơ quan, địa phương và toàn dân nắm vững, triển khai thực hiện.
Chủ động tấn công, theo Thủ tướng, nghĩa là phải xét nghiệm chủ động, tích cực hơn nữa, huy động mọi nguồn lực hợp pháp để tập trung cho công tác rất quan trọng này, từ đó phát hiện sớm ca bệnh. Đồng thời, phải ứng dụng công nghệ phục vụ truy vết.
Cùng với đó là việc thực hiện chiến lược vaccine, tăng cường tiếp cận các nguồn, mua vaccine theo đúng chương trình, kế hoạch đã đề ra, kể cả chuyển giao công nghệ; đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất; tổ chức tiêm hiệu quả, đúng ưu tiên.
Mông Cổ tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế
Ngày 20/5, chính quyền Mông Cổ đã quyết định tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp đặt từ ngày 10/4 vừa qua để khống chế dịch COVID-19 tại nước này.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ulaanbaatar, Mông Cổ. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu Văn phòng báo chí của chính phủ, ông Tseden-Ish Ganzorig nêu rõ từ ngày 22/5 tới, các chợ lớn, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, phòng tắm hơi và khu cắm trại trên cả nước có thể nối lại hoạt động với công suất 50%, nhưng cần tuân thủ nghiêm các quy định giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, chỉ những người đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 mới được phép ra vào các địa điểm này. Nhà chức trách duy trì lệnh cấm các dịch vụ giải trí, tôn giáo, quán bar và tụ tập đông người như các sự kiện thể thao và hoạt động văn hóa trên cả nước.
Trong khi đó, tại Panama, chính phủ nước này thông báo bắt đầu từ ngày 20/5 sẽ tạm thời đóng cửa biên giới với Colombia để ngăn dịch COVID-19 lây lan, sau khi Colombia mở lại các cửa khẩu trên bộ, đường sông và đường biển với một số nước láng giềng.
Bộ Ngoại giao Panama thông báo chính phủ quyết định tạm thời không cho phép những người từ Colombia nhập cảnh vào Panama qua các tuyến đường bộ, đường biển và đường sông. Chính quyền Panama cho rằng quyết định của Colombia mở lại các cửa khẩu gây rủi ro cho kết quả đáng kể mà quốc gia Trung Mỹ này đạt được trong công tác kiểm soát dịch COVID-19 và đảm bảo an ninh biên giới.
Trước đó, Colombia thông báo mở lại các cửa khẩu trên bộ, đường sông và đường biển với các nước Brazil, Ecuador, Peru và Panama sau khi đóng các cửa khẩu này từ ngày 17/3/2020 để phòng dịch.
Tại Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Kato Katsunobu cho biết chính phủ nước này đang thảo luận về việc bổ sung tỉnh Okinawa vào diện ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh tại địa phương này trong những ngày gần đây.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Thủ tướng Suga Yoshihide dự kiến thảo luận với các thành viên Nội các trong ngày 20/5 và sẽ tổ chức cuộc họp của Ban chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày 21/5 để đưa ra quyết định cuối cùng. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang xem xét hai phương án áp dụng tình trạng khẩn cấp đối với Okinawa đến ngày 31/5 hoặc ngày 13/6.
Dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại tỉnh Okinawa kể từ đầu tháng 5 và trong hai ngày gần đây. Số ca mắc mới COVID-19 tại tỉnh này đều ghi nhận mức cao kỷ lục. Okinawa đang là một trong các địa phương trong diện áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm, theo đó các cửa hàng ăn uống được yêu cầu rút ngắn thời gian kinh doanh đến 20h.
Tuy nhiên, để áp dụng các biện pháp phòng dịch quyết liệt hơn, ngày 19/5, chính quyền tỉnh Okinawa đề nghị Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp. Nếu được thông qua, Okianawa sẽ là địa phương thứ 10 tại Nhật Bản áp dụng tình trạng khẩn cấp.
Thái Lan nhận thêm vaccine Sinovac Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 20/5, Thái Lan đã tiếp nhận thêm 1,5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ Công ty Sinovac của Trung Quốc. Nhân viên y tế khử lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở Bangkok, Thái Lan ngày 13/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN Giám đốc điều hành Tổ chức Dược phẩm Chính phủ Thái Lan (GPO) Withoon Danwiboon...