Thủ tướng: Ưu tiên khoản vay 12 tỷ USD cho dự án đường sắt tốc độ cao
Tại buổi tiếp Thứ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Joo Hyung Hwan đang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc các cơ quan hữu quan của 2 nước đã tích cực phối hợp để triển khai các thỏa thuận hợp tác tài chính…
Trưa 19/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Thứ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc Joo Hyung Hwan đang thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi các giải pháp thúc đẩy hợp tác tài chính giữa 2 nước.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, trên nền tảng quan hệ hữu nghị tốt đẹp, quan hệ đối tác chiến lược, là đối tác đầu tư, thương mại và ODA hàng đầu của nhau thì hợp tác về tài chính giữa 2 nước là một lĩnh vực mới, có ý nghĩa quan trọng, mang tầm chiến lược trong quan hệ song phương.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc các cơ quan hữu quan của 2 nước đã tích cực phối hợp để triển khai các thỏa thuận hợp tác tài chính, trong đó có gói vốn vay ưu đãi mà Hàn Quốc cam kết dành cho Việt Nam lên tới 12 tỷ USD để đầu tư chủ yếu vào phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt, đường bộ, giao thông đô thị,…
Hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc – Nam, nâng tốc độ chạy tàu lên tới 200km/h là mục tiêu được đặt ra trong chiến lược quy hoạch đường sắt.
Video đang HOT
Cho biết hiện nay Việt Nam đã có Chiến lược quy hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cũng như chiến lược về phát triển hệ thống đường sắt đô thị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn trong cuộc họp Ban Điều phối hợp tác tài chính song phương đầu tiên, hai bên tập trung thảo luận các vấn đề cụ thể về phương hướng hợp tác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi 12 tỷ USD nêu trên cũng như thảo luận các điều kiện tài chính đi kèm theo từng loại hình dự án, các dự án trọng điểm cần ưu tiên, trong đó trước hết cần đặc biệt quan tâm ưu tiên đến các dự án về phát triển hạ tầng đường sắt.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc; đồng thời đề nghị phía Hàn Quốc sớm phê chuẩn để đưa Hiệp định vào thực thi trong thực tế.
Thứ trưởng Joo Hyung Hwan bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế – xã hội, nhất là việc Việt Nam đã duy trì được sự ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao. Cho rằng đây là điều kiện rất quan trọng để hai bên mở rộng hợp tác sang lĩnh vực tài chính, ông Joo Hyung Hwan khẳng định, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam trong triển khai các thỏa thuận về hợp tác tài chính mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất, trong đó có việc xây dựng các dự án hợp tác về phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam thông qua gói tín dụng ưu đãi 12 tỷ USD mà Hàn Quốc cam kết dành cho Việt Nam.
Về Hiệp định FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Thứ trưởng Joo Hyung Hwan cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đang hết sức khẩn trương chuẩn bị các thủ tục cần thiết để trình Quốc hội Hàn Quốc sớm phê chuẩn Hiệp định này. Ông Joo Hyung Hwan cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Hàn Quốc mở các chi nhánh tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam.
P.Thảo
Theo Dantri
30.000 tỷ đồng xây tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài
Đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài sẽ tạo kết nối giữa các tuyến đường vành đai 3, 4 của TPHCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Dự án hoàn thành sẽ tạo mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại, kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực ASEAN.
Tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long vừa có đề xuất Bộ GTVT đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài (Tây Ninh) theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng số vốn gần 30.000 tỷ đồng.
Sơ đồ tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài (màu xanh lá)
Dự án có điểm đầu tại nút giao Thủ Đức (giao giữa Quốc lộ 1 và đường vành đai 3, quận 9, TPHCM) và điểm cuối tại ngã tư giao quốc lộ 22 với đường tỉnh 786 (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh). Tổng chiều dài toàn tuyến 84,5km, rộng 17m, được thiết kế với vận tốc 100km/h.
Về phương án đầu tư, Tổng công ty Cửu Long cho biết dự án sẽ chia làm 2 thành phần. Theo đó, thành phần 1 gồm đoạn 4km đường vành đai 3 và 51,5km từ vành đai 3 đi theo hướng song song với quốc lộ 22 hiện hữu, bằng nguồn vốn BOT với tổng mức đầu tư là 14.461 tỷ đồng.
Dự kiến, tuyến đường được hoàn vốn từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ trên toàn dự án với giá thu phí 1.500 đồng/km/phương tiện vào năm 2021. Lộ trình tăng giá vé là 18% sau mỗi 3 năm (theo Thông tư 159/2013/TT-BTC ngày 4/11/2013).
Dự án thành phần 2 gồm xây 20km cầu cạn trên đường Xuyên Á và 9km cầu cạn trên quốc lộ 22, với tổng mức đầu tư 15.509 tỷ đồng. Tổng công ty Cửu Long đề xuất đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cụ thể là nguồn vay từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Nếu được Bộ GTVT phê duyệt và chấp thuận, dự án sẽ bắt đầu thi công từ quý I/2018 và bắt đầu khai thác vào quý I/2021 (sau 3 năm).
Hiện tại, tuyến đường xuyên Á (quốc lộ 22) là tuyến quốc lộ duy nhất nối TPHCM với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài. Theo dự báo, nhu cầu vận tải trên tuyến quốc lộ 22 đoạn TPHCM - Mộc Bài sẽ hết công suất khai thác và trở nên quá tải vào năm 2016.
Cao tốc TPHCM - Mộc Bài sẽ giúp rút ngắn thời gian đến và đi TPHCM, đồng thời sẽ phát huy lợi thế liên kết với các quốc lộ 1, 22, 22B, đường Hồ Chí Minh. Từ đó hình thành hành lang phát triển kinh kinh tế, kết nối trung tâm kinh tế khu vực phía Nam, kinh tế cửa khẩu với khu vực ASEAN gồm Bangkok - PhnomPenh - TPHCM.
Quốc Anh
Theo Dantri
Kiểm điểm, xử lý Chủ tịch TP Biên Hòa vì sai phạm tại chợ Tân Hiệp Thu tương Chinh phu yêu cầu Chu tich UBND tinh Đông Nai chi đao tô chưc kiêm điêm va co hinh thưc xư ly đôi vơi Chu tich UBND TP Biên Hoa vi đê xay ra cac hâu qua trong qua trinh xây dưng Trung tâm thương mai kêt hơp chơ truyên thông Tân Hiệp. Trung tâm thương mai Tân Hiêp (Anh: Bao...