Thủ tướng: Ưu tiên đặc biệt sản xuất vắc xin trong nước nhanh nhất
Các bộ ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về việc sản xuất vắc xin phòng chống COVID-19 trong nước chiều ngày 23-7 – Ảnh: VGP
Chiều 23-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về việc sản xuất vắc xin phòng chống COVID-19 trong nước.
Thủ tướng cho rằng tình hình COVID-19 diễn biến khó lường, nên trong cuộc chiến chưa có tiền lệ, cần “vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, cần phải có vắc xin để đạt miễn dịch cộng đồng, với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường để không phụ thuộc mãi vào nguồn cung bên ngoài.
Không phụ thuộc mãi nguồn vắc xin bên ngoài
Theo báo cáo, vắc xin Nanocovax do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen phát triển đã được Bộ Y tế cử chuyên gia trong nước cùng chuyên gia WHO hỗ trợ các thủ tục thẩm định dự kiến vào 15 đến 20-8. Hiện vắc xin đã chuyển sang giai đoạn 2 và đang xem xét triển khai gối đầu giai đoạn 3 (vào tháng 9-2021) nhằm đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu.
Về chuyển giao công nghệ cũng đang được triển khai với Công ty Acturus (Mỹ), Công ty Shionogi (Nhật Bản), sản xuất vắc xin của Sputnik-V. Bộ Y tế đã thành lập Tổ công tác đặc biệt nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vắc xin phòng COVID-19 và dự kiến các chuyên gia WHO sẽ đến Việt Nam hỗ trợ về nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng, thẩm định đánh giá toàn diện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị với vắc xin nhận chuyển giao công nghệ thì cần làm rõ việc bảo đảm nguồn nguyên liệu để sản xuất. Hiệu quả, chất lượng của các vắc xin nghiên cứu trong nước phải được đánh giá khách quan, công khai, minh bạch, hội đồng chuyên môn làm cơ sở cấp phép lưu hành.
Video đang HOT
Kết luận, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan cần dành sự quan tâm, ưu tiên đặc biệt để sản xuất bằng được vắc xin trong nước nhanh nhất, sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng của người dân trên cơ sở các nguyên tắc và quy định về khoa học, thực tiễn và pháp lý.
Còn những vướng mắc về pháp lý, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần khẩn trương hoàn chỉnh các nội dung, thủ tục cần thiết để trình Quốc hội xem xét, quyết định, giải quyết những vấn đề pháp lý, bám sát, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo.
Chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho vắc xin nội
Bộ Y tế ban hành ngay các quy định, hướng dẫn quy trình, thủ tục, chuẩn bị phục vụ việc sản xuất vắc xin trong nước, tham khảo các quy định các nước. Hỗ trợ tối đa cho các nhà sản xuất đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin trên cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý.
Đồng thời có chính sách hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vắc xin, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, công bằng, minh bạch. Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia WHO trong việc đánh giá thử nghiệm lâm sàng.
Tạo thuận lợi hỗ trợ tối đa cho việc chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện, tiêu chí cụ thể, rõ ràng, bảo đảm bình đẳng, minh bạch; thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất thuốc điều trị COVID-19.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh khi triển khai các nhiệm vụ trên phải tăng cường kiểm tra, giám sát và cương quyết chống tiêu cực, tham nhũng.
Thủ tướng: Phải tăng tốc sản xuất vaccine Covid-19 trong nước
Làm việc với nhà nghiên cứu sản xuất vaccine Covid-19 Nanocovax, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh hơn quy trình thử nghiệm lâm sàng vì "đang trong lúc nước sôi lửa bỏng".
Sáng 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm và làm việc với Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen (Nanogen). Thủ tướng hoan nghênh Nanogen đã "chủ động đi thẳng vào vấn đề đất nước, nhân dân đang cần" là nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19.
Vaccine Nanocovax hiện đã thử nghiệm lâm sàng ở bước thứ ba. Thủ tướng nhấn mạnh, về nguyên tắc phải đảm bảo đúng quy trình, theo quy định của thế giới cũng như Việt Nam, vì việc này liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người. Thủ tướng yêu cầu phải tuân thủ quy trình chặt chẽ, an toàn, khoa học, có hiệu quả, nhưng cũng cần có chi phí cạnh tranh, chấp nhận được, rồi từ đó được nhân dân ủng hộ.
"Phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình thử nghiệm lâm sàng. Không chỉ bước nhanh hơn mà còn phải chạy. Lúc nước sôi lửa bỏng thì phải chạy thôi", Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành tháo gỡ vướng mắc liên quan đến tài chính và quy trình thủ tục. Cụ thể, đơn giản các quy trình, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính cản trở việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các quy định bắt buộc như đánh giá, cấp phép.
Theo Thủ tướng, từ nay đến tháng 9 vaccine sẽ càng khan hiếm trên toàn cầu, vì thế, trong nước phải chủ động sản xuất vaccine. Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành hỗ trợ các doanh nghiệp về quy định, quy chế. Nhất là trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, Bộ Y tế phải sẵn sàng cùng làm với doanh nghiệp và làm nhanh nhất để giải quyết các yêu cầu cấp bách về vaccine hiện nay. Các doanh nghiệp liên quan đến vaccine, phòng chống Covid-19 càng cần được ưu tiên "những gì tốt nhất có thể" để sản xuất vaccine nhanh nhất.
Thủ tướng cũng đề nghị Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nghiên cứu thành lập Tổ hành động hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine phòng chống Covid-19. Tổ này có nhiệm vụ thúc đẩy các quá trình, để có vaccine sản xuất trong nước nhanh nhất có thể và phải đảm bảo quy trình chặt chẽ, an toàn, có tính khoa học, có hiệu quả.
Miễn dịch cộng đồng là yêu cầu rất lớn, nguyên tắc tiêm vaccine phải miễn phí cho toàn dân. Trong khi đó, hiệu quả của vaccine có thời hạn chứ không thể miễn dịch cả đời được. Vì vậy, phải chủ động sớm cho cả những năm tới, Thủ tướng cho biết. Ông nhấn mạnh "phải đặt nền móng lâu dài, có tính chiến lược cho vaccine để ứng phó với tình hình dịch bệnh ngày một diễn biến phức tạp".
Thủ tướng cho biết thêm, Chính phủ sẽ tổ chức một buổi làm việc sâu hơn, bao quát, khoa học hơn với các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà sản xuất để tiếp tục giải quyết những ách tắc trong khâu nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng Covid-19.
Một bước trong quy trình sản xuất vaccine phòng Covid-19 Nanocovax của Nanogen. Ảnh: Quỳnh Trần.
Nanocovax là vaccine Covid-19 được nghiên cứu, phát triển từ tháng 6/2020, dựa trên công nghệ tái tổ hợp. Công nghệ tái tổ hợp là tích hợp trình tự một đoạn S protein gai trên nCoV vào dòng tế bào động vật mà Nanogen đang nuôi cấy, sản xuất ra protein, sau đó dùng protein này pha chế tạo thành vaccine.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 Nanocovax đang ứng dụng là tương đối tốt. Đánh giá chung, ưu điểm của vaccine này là không gây ra nhiều phản ứng như một số công nghệ khác song vẫn có một số hạn chế nhất định. Nhiều nước cũng đang sản xuất vaccine theo công nghệ này.
Bộ trưởng khẳng định, thường các vaccine để sử dụng cần 5-10 năm nghiên cứu thử nghiệm, nhưng trường hợp này, Bộ sẽ cắt giảm các thủ tục hành chính, chỉ tập trung vào các vấn đề chuyên môn. Nanocovax hiện đã thử nghiệm xong giai đoạn một, dù chưa hết giai đoạn hai và cần theo dõi một thời gian dài nhưng Bộ Y tế đã đề nghị Hội đồng Đạo đức cho triển khai gối đầu sang giai đoạn ba.
Kết quả giai đoạn hai của vaccine Nanocovax trên 560 người được đánh giá độ an toàn là "chấp nhận được". Điều quan trọng nhất hiện nay là phải dò được liều tối ưu nhất trong số các liều 25, 50 và 70 mcg. Bước đầu liều 50 mcg được đánh giá, chọn là ưu điểm nhất. Liều này ở giai đoạn hai đã thử trên 160 người, bước đầu cho tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh (có sinh kháng thể) nhưng mức độ bảo vệ đến đâu vẫn chưa đánh giá được.
"Quan điểm của Bộ Y tế là tạo điều kiện tối đa để thúc đẩy quá trình thử nghiệm nhưng phải đảm bảo an toàn cho tính mạng của con người", Bộ trưởng Long thông tin.
Ở giai đoạn ba, đã có 1.000 đầu tiên người tiêm mũi một (bắt đầu từ 11/6) và sau 28 ngày sẽ tiêm mũi thứ hai. Quá trình theo dõi sau tiêm kéo dài từ ngày 1, 28, 36, 42. Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ quan tăng tốc thử nghiệm, tiêm đồng loạt trên 13.000 người để có dữ liệu đánh giá đầy đủ, khoa học. Đề xuất thử nghiệm vaccine ở quy mô rộng lớn hơn nữa, sau giai đoạn ba, để chứng minh hiệu quả đã được các nhà khoa học chấp nhận.
Theo Bộ trưởng Long, luật Dược của Việt Nam đã quy định rất rõ ràng, mọi vaccine đều phải qua ba giai đoạn thử nghiệm. Mặc dù vậy, nếu ở giữa giai đoạn ba, các đánh giá cho thấy vaccine có thể đảm bảo được thì sẽ cho mở rộng các đối tượng để thử nghiệm.
Điều khó khăn nhất của việc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba là Việt Nam chưa có nhiều ca bệnh. Tình hình dịch bệnh Việt Nam không giống các nước khác. Như nước Nga khi thử nghiệm xong giai đoạn hai thì họ đã có hơn 600.000 người mắc Covid-19, họ có điều kiện để thử nghiệm vaccine trên diện rộng. Một khó khăn khác là Bộ Y tế đặt vấn đề thử nghiệm vaccine Việt Nam với một số quốc gia nhưng không đạt được thỏa thuận, ông Long chia sẻ.
"Nếu yêu cầu công ty thử nghiệm vaccine ở nước ngoài là bất khả thi, vì thế chúng ta đã chấp nhận thử nghiệm vaccine trong nước 100%", Bộ trưởng nói.
Lộ trình tiêm thử nghiệm Nanocovax cho 13.000 tình nguyện viên, theo dõi sau tiêm... đã được lên kế hoạch chặt chẽ, tháng 7 này việc thử nghiệm mở rộng dự kiến sẽ được tiến hành song song. Bộ trưởng cho biết thêm.
Nanocovax kỳ vọng tốt ngang vắc xin ngoại, công suất 100 triệu liều/năm Kết quả thử nghiệm vắc xin Nanocovax có nhiều tín hiệu khả quan. Trường hợp được cấp phép khẩn cấp, Việt Nam có thể sản xuất 100 triệu liều/năm. Nanocovax của công ty Nanogen hiện là ứng viên vắc xin Covid-19 tiềm năng nhất của Việt Nam khi đã thử nghiệm lâm sàng xong giai đoạn 2 và tiêm xong mũi 1 cho...