Thủ tướng ứng cử ở khối Chủ tịch nước
Sáng 18/3, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2, 100% đại biểu biểu quyết thông qua danh sách sơ bộ 205 người của các cơ quan Trung ương (T.Ư) ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ứng cử ở khối Chủ tịch nước, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính ứng cử khối Chính phủ và Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ứng cử ở khối Quốc hội.
77 người tự ứng cử
Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tại hội nghị cho thấy, tổng số đại biểu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở T.Ư được phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 207 đại biểu. Song các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu là 205 người.
Lý giải điều này, bà Nguyễn Thị Thanh, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn, sau khi làm việc với 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, các cơ sở khám chữa bệnh rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh giảm khối Trung ương là khối đại biểu chuyên trách để tăng đại biểu cho 2 thành phố lớn. Cụ thể, Hà Nội giới thiệu tăng một đại biểu ở Bệnh viện Bạch Mai và TP HCM giới thiệu thêm 1 người ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Thông tin thêm về số lượng người tham gia ứng cử, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hầu A Lềnh, cho hay tổng số người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đến nay là 1.084, đạt tỷ lệ 2,17 người trên một đại biểu được bầu. Ở địa phương, có 879 hồ sơ giới thiệu ứng cử trên tổng số 297 đại biểu được bầu, tỷ lệ bình quân 2,95 lần. Ngoài số ứng viên được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu nêu trên, đến nay 24 tỉnh, thành ghi nhận 77 người nộp hồ sơ tự ứng cử; trong đó Hà Nội 30 người và TPHCM 16 người. “Đây là con số tổng hợp tới ngày 17/3. Một số địa phương vẫn chưa gửi hết báo cáo về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo quy định, các địa phương sẽ phải tổ chức hiệp thương lần thứ 2 trước ngày 19/3″, ông Hầu A Lềnh nói.
Điều đặc biệt là trong danh sách gửi tới Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và thông tin giải đáp tại hội nghị cho thấy nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đương nhiệm được giới thiệu ứng cử ở các khối khác vị trí đang công tác. Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử ở khối Chủ tịch nước; Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính ứng cử ở khối Chính phủ; Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam ứng cử ở khối Quốc hội.
Video đang HOT
Nhiều thay đổi
Ở khối Chủ tịch nước, có 3 người ứng cử, gồm: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải.
Trong khi đó, ứng cử đại biểu Quốc hội ở khối Chính phủ có 15 người, trong đó có 9 gương mặt mới, gồm: Trưởng Ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính, Phó Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Hồng Diên, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Phan Văn Giang, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; còn lại là 6 người cũ, gồm: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Hội nghị Hiệp thương công tác bầu cử lần thứ 2 do Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ thực hiện
Tương tự ở khối Quốc hội, cũng xuất hiện nhiều nhân sự mới như Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Khắc Định… Ở khối MTTQ Việt Nam có sự xuất hiện của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. Ở khối Kiểm toán Nhà nước, người ứng cử là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Sỹ Thanh. Riêng TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao, 2 người được giới thiệu vẫn là Chánh án Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Lê Minh Trí.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với MTTQ địa phương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm cử tri nơi cư trú đối với người được giới thiệu ứng cử; đồng thời xác minh, trả lời các vụ việc mà cử tri nêu. Do chỉ còn 1 tháng nữa sẽ diễn ra hội nghị hiệp thương lần thứ ba, ông Mẫn đề nghị các cơ quan liên quan cần tích cực phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử
Sáng 25/2, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu chính tại Bộ Nội vụ và 63 điểm cầu tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hơn 400 điểm cầu cấp huyện.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là hội nghị quan trọng, thiết thực, cụ thể nhằm hướng dẫn công tác chuẩn bị, triển khai, tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thành công.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: KT)
Thứ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua lựa chọn bầu những đại biểu tiêu biểu xứng đáng đại diện cho ý chí nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tham gia Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam và tham gia HĐND các cấp - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Nhận thức được tầm quan trọng của cuộc bầu cử, Bộ Nội vụ đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2021.
Thứ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, thời gian từ nay đến ngày bầu cử (23/5/2021) chỉ còn gần 3 tháng, nội dung công việc chuẩn bị bầu cử theo tiến độ đặt ra là rất lớn, yêu cầu cao và hết sức khẩn trương, lại đang diễn ra trong bối cảnh COVID-19 diễn ra phức tạp. "Để cuộc bầu cử đạt kết quả cao nhất và thực sự trở thành ngày hội lớn của toàn dân, chúng ta cần chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công cuộc bầu cử, đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn tiết kiệm" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phạm Thị Thanh Trà đề nghị, các đại biểu tham dự hội nghị với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm cao tích cực tham gia thảo luận, đề xuất các kiến nghị, nhất là những vướng mắc, khó khăn trong quá trình chuẩn bị công tác bầu cử.
Đại diện các cơ quan trung ương tham gia hội nghị trực tuyến sẽ giải đáp trực tiếp. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền, Ban Tổ chức hội nghị sẽ ghi nhận để báo cáo cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản cho các địa phương trong thời gian sớm nhất.
Quang cảnh hội nghị (Ảnh: KT)
Ngay sau khai mạc, hội nghị nghe Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Văn Hùng, Bộ Nội vụ giới thiệu Thông tư số 01/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, Thông tư đã hướng dẫn về: Việc thành lập, cơ cấu, thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương; về phân công nhiệm vụ thành viên tổ chức phụ trách bầu cử; bố trí địa điểm bỏ phiếu; chuẩn bị Hòm phiếu hoặc Thùng phiếu; các công việc thực hiện trước, trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử....
Tiếp đó, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Nguyễn Phương Thủy, Văn phòng Quốc hội giới thiệu Nghị quyết số 41/HĐBCQG của Hội đồng bầu cử quốc gia về hướng dẫn mẫu hồ sơ ứng cử, nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản sử dụng trong bầu cử.
Hội nghị cũng nghe đại diện Ban Tổ chức Trung ương giới thiệu Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Sau đó, Phó trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật Phan Văn Vượng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu các Nghị quyết của UBTVQH về quy trình hiệp thương và tổ chức hội nghị cử tri, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan đã giải đáp một số ý kiến, vướng mắc trong công tác bầu cử của các tỉnh, thành phố.
Sự tín nhiệm của cử tri là thước đo quan trọng về tiêu chuẩn đại biểu Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực đã có những chia sẻ để làm rõ hơn một số nội dung về công tác triển khai bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp. Thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã, đang...