Thủ tướng Ukraine tuyên bố từ chức
Tuyên bố từ chức của ông Yatsenyuk được cho là nhằm mở đường cho một cuộc bầu cử Quốc hội mới tại nước này.
Theo AP, ngày 24/7, Thủ tướng Ukraine Arsenyi Yatsenyuk đã tuyên bố từ chức, mở đường cho một cuộc bầu cử mới được cho là sẽ phản ánh sự thay đổi cơ bản tình hình chính trị của nước này kể từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng Hai vừa qua.
Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk tuyên bố từ chức trước Quốc hội ngày 24/7 (Ảnh: AP)
Ông Yatsenyuk – một người ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với châu Âu, đồng thời là một người tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình lật đổ ông Yanukovych – đã thông báo quyết định từ chức của mình trước Quốc hội sau khi hai đảng chính là đảng Dân tộc Svoboda và đảng Udar do cựu võ sĩ quyền Anh Vitali Klitschko tuyên bố rút khỏi liên minh liên minh cầm quyền.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ra thông cáo ca ngợi sự rút lui của hai đảng này. Ông Poroshenko nói rằng “Tất cả các cuộc thăm dò ý kiến, và các cuộc trò chuyện trực tiếp với mọi người cho thấy xã hội muốn có một sự thay đổi căn bản của chính phủ hiện nay”.
Video đang HOT
Theo các nhà quan sát, lời kêu gọi đổi mới chính trị của Tổng thống Poroshenko cho thấy việc từ chức của Thủ tướng Yatsenyuk và tổ chức một cuộc bầu cử mới là kết quả của một kế hoạch vận động chính trị nằm trong dự kiến từ trước.
Ông Yatsenyuk đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Ukraine cách đây 5 tháng với sự ủng hộ của một liên minh các đảng thân châu Âu.
“Tôi nghĩ rằng sự thay đổi này diễn ra theo đúng kế hoạch”, Balazs Jarabik, học giả tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế cho biết. “Tổng thống và liên minh cầm quyền đang tìm cách để dọn đường cho một cuộc bầu cử hợp pháp sớm khi họ đang đối mặt với rất nhiều áp lực từ Quốc hội và công chúng”.
Theo quy định Tổng thống Ukraine có thể giải tán Quốc hội và tiến hành một cuộc bầu cử sớm nếu chính phủ mới không được thành lập trong 30 ngày.
Kể từ khi nhậm chức, chính phủ của ông Yatsenyuk đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi nền kinh tế Ukraine gần như phá sản và phải áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để đáp ứng các điều kiện cho vay giải cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính phủ Ukraine đã thành công trong việc thực hiện các điều kiện để nhận được gói cứu trợ của IMF. Tuần trước, các quan chức IMF cho biết chính phủ Ukraine đã đáp ứng hầu hết tất cả các mục tiêu tài chính của mình.
Bên cạnh đó, Chính phủ Ukraine cũng phải đối mặt với những căng thẳng với Nga – nước vẫn coi việc lật đổ ông Yanukovych là một cuộc đảo chính bất hợp pháp. Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ukraine khi hai bên không thỏa thuận được về giá cả.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine, Oleksandr Turchynov cho biết, ông đã trao đổi với lãnh đạo đảng Udar và đảng Dân tộc Svoboda nhằm đề xuất một ứng cử viên cho chức Thủ tướng tạm thời để lãnh đạo chính phủ cho đến khi một cuộc bầu cử Quốc hội được tổ chức./.
Theo VOV
Kiev yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày hôm qua (16/4) đã kêu gọi Nga rút "lực lượng vũ trang" khỏi miền đông Ukraine để "ngừng các hành động khiêu khích".
Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatsenyuk
"Chính phủ Nga cần rút ngay lập tức lực lượng tình báo và các nhóm phá hoại, lên án những người biểu tình và yêu cầu họ rời khỏi những tòa nhà đang chiếm giữ", ông Yatsenyuk phát biểu trong một cuộc họp nội các ở thủ đô Kiev.
Miêu tả hoạt động của những người biểu tình ủng hộ Moscow ở miền đông Ukraine là "khủng bố", ông Yatsenyuk cho biết Kiev có bằng chứng cho thấy các đơn vị đặc nhiệm Nga đứng sau những hành động đó.
Ông Yatsenyuk cho biết yêu cầu đưa các lực lượng vũ trang Nga khỏi miền đông Ukraine là thông điệp chính mà Kiev sẽ gửi tới cộng đồng quốc tế trong cuộc đàm phán 4 bên sắp tới ở Geneva về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Các vùng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine trở nên bất ổn sau khi Moscow đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea vào ngày 18/3 sau một cuộc trưng cầu dân ý tại đây. Những người biểu tình ủng hộ Nga mặc trang phục quân đội gần đây đã chiếm một số tòa nhà thị chính tại gần 10 thành phố miền đông Ukraine và yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự trị và các mối quan hệ thân Nga hơn.
Phản ứng hành động của người biểu tình, chính phủ lâm thời Ukraine đã mở một chiến dịch chống khủng bố, triển khai 20 xe tăng và xe bọc thép chở quân tới khu vực miền đông để trấn áp người biểu tình.
Liên minh châu Âu, Mỹ, Ukraine và Nga dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày hôm nay (17/4) để thảo luận các giải pháp làm dịu căng thẳng ở Ukraine.
Theo Khampha
Xung đột chết người ở miền đông Ukraine Căng thẳng tiếp tục dâng cao tại miền đông Ukraine còn Nga được cho là đưa lực lượng đến Crimea trước thềm cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16.3. Một người bị thương trong vụ xô xát ở Donetsk - Ảnh: AFP Theo Reuters, 1 người đã bị đâm chết và hơn 10 người bị thương trong vụ người biểu tình đụng...