Thủ tướng Ukraine gọi Nga là “nhà nước khủng bố”
Thủ tướng Ukraine ngày 3/9 đã gọi Nga là “nhà nước khủng bố” và tái khẳng định mong muốn gia nhập liên minh NATO của Kiev, liên minh đang có cuộc họp thượng đỉnh ở xứ Wales.
Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk
Trong cuộc họp nội các được phát trên truyền hình, Thủ tướng Arseny Yatseniuk cho rằng phe ly khai đang chủ ý nhắm vào cơ sở hạ tầng liên quan đến năng lượng ở miền đông Ukraine. Ngoài ra, ông cũng đưa ra kế hoạch chi tiết để bù đắp lượng khí đốt tự nhiên và than bị thiếu hụt sau khi Nga cắt nguồn cung cho Ukraine.
“Nga là một nhà nước khủng bố, nhà nước hiếu chiến và phải gánh chịu trách nhiệm theo luật pháp quốc tế”, ông Yatseniuk sử dụng những lời lẽ cứng rắn này ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào hôm nay 4/9.
“Liên quan đến NATO, tôi cho rằng quyết định đúng đắn nhất là chấp nhận Ukraine là thành viên của NATO”, ông nói.
Tuần trước, ông Yatseniuk công bố kế hoạch trình một dự thảo luật lên quốc hội, theo đó đưa Ukraine theo hướng là thành viên của NATO. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng không có nhiều khả năng NATO sẽ chấp nhập quốc gia nghèo hơn với 45 triệu dân này là thành viên.
Bình luận của ông Yatseniuk được đưa ra sau khi Tổng thống Poroshenko cho biết ông và người đồng cấp Nga Putin đã nhất trí về một “tiến trình ngừng bắn” ở miền đông Ukraine trong cuộc điện đàm vào ngày 3/9.
Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Poroshenko, ông Putin cũng đưa ra kế hoạch hòa bình 7 điểm cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên Thủ tướng Yatseniuk phủ nhận kế hoạch, cho rằng đây chỉ là cách để Nga “che mắt cộng đồng quốc tế” và tránh loạt trừng phạt sắp tới của châu Âu.
Ông cho rằng kế hoạch hòa bình duy nhất là kế hoạch 1 điểm, đó là quân Nga rút khỏi đông Ukraine. Tuy nhiên phía Nga luôn khẳng định không có binh sỹ chính quy nào của họ có mặt trên đất Ukraine.
Ngày 3/9 ông Yatseniuk cũng nhấn mạnh Ukraine đang thúc đẩy một dự án mà ông gọi là xây dựng một “biên giới nhà nước thực sự” giữa Ukraine và Nga. Song ông không cho biết thêm chi tiết.
Video đang HOT
Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, 2.295km biên giới giữa Nga-Ukraine phần lớn đã bị thủng, vì vậy mà Kiev cho rằng các tay súng và vũ khí có thể tự do ra vào từ lãnh thổ Nga.
Về vấn đề năng lượng, ông Yatseniuk cho biết Ukraine cần phải mua khoảng 25 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu hàng năm. Nga đã cắt nguồn cung cho Ukraine từ tháng 7 do tranh cãi về giá cả.
Trước mắt, ông cho biết Ukraine sẽ nhận 10 tỷ mét khối từ Slovakia, nước láng giềng phía tây, và 5 tỷ mét khối từ Hungary và Ba Lan. Lượng khí đốt dự trữ của nước này hiện là 16 tỷ mét khối.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Ukraine dọa chặn mọi đường quá cảnh từ Nga
Ukraine sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt đối mọi đường quá cảnh của Nga qua lãnh thổ nước này, trong đó có vận chuyển khí đốt sang châu Âu và các chuyến bay thương mại, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ngày 8/8 tuyên bố.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk.
Quốc hội Ukraine sẽ bỏ phiếu về biện pháp trừng đối với Nga vào thứ 3 tuần tới, Valeria Hontareva, chủ tịch ngân hàng trung ương Ukraine, cho hay.
Kiev cũng chuẩn bị một danh sách gồm 172 công dân Nga và 65 công ty phần lớn của của Nga để áp đặt các lệnh trừng phạt vì "hỗ trợ khủng bố, ủng hộ việc sáp nhập Crimea và vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", Thủ tướng Yatsenyuk cho biết trong cuộc họp báo ngày 8/8.
Các lệnh trừng phạt được đề xuất bao gồm đóng băng tài sản, cấm một số công ty, cấm tư nhân hóa sở hữu nhà nước, từ chối cấp các giấy phép và cấm một phần hoặc hoàn toàn quá cảnh hàng không và vận chuyển khí đốt.
"Chúng tôi không có lựa chọn nào khác", ông Yatsenyuk cho biết, nói thêm rằng Ukraine sẽ sử dụng một phần của gói viện trợ dự kiến của IMF trị giá 17 tỷ USD để tìm cách độc lập về năng lượng và có thể tìm kiếm sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới. Ukraine, hiện đang trên bờ vực vỡ nợ, đã nhận được đợt viện trợ đầu tiên trị giá 3,2 tỷ USD hồi tháng 5.
Ukraine muốn chấm dứt sự phụ thuộc khí đốt vào Nga, nhưng cũng hiểu rằng đó là một quá trình không dễ dàng, Thủ tướng Yatsenyuk phát biểu trước báo giới.
Ông Yatsenyuk cũng ước tính rằng Ukraine có thể mất 7 tỷ USD nếu áp đặt các lệnh trừng phạt nằm vào Nga, đối tác thương mại lớn nhất của Ukraine sau EU.
Hôm thứ 2, chính phủ Ukraine cho biết đang có kế hoạch noi gương các lệnh trừng phạt của phương Tây và nhằm vào các lĩnh vực kinh tế, tài chính và năng lượng của Nga.
Ukraine nhập khẩu gần 50% khí đốt tự nhiên từ Nga, với 27,7 tỷ m3 khí đốt vào năm 2013.
Nếu lệnh trừng phạt của Ukraine được phê chuẩn, việc ngừng quá cảnh khí đốt của Nga có thể ảnh hưởng tới châu Âu vì châu lục này nhập khẩu 15% khí đốt từ Nga.
Trước đó, sự bất đồng giữa Kiev và Tập đoàn khí đốt quốc gia Nga Gazprom về giá cả và các khoản nợ đã khiến Ukraine phải giảm bớt tiêu thị năng lượng.
Ukraine hiện đang tìm kiếm các lựa chọn khác về năng lượng, như nhập khẩu khí đốt từ các quốc gia EU láng giềng.
Trong trường hợp Ukraine chấm dứt trung chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ nước này, một loạt các quốc gia châu Âu như Hungary, Slovakia và Cộng hòa Czech sẽ bị ảnh hưởng.
Gazprom đã có một đường ống khí đốt ở phía bắc, vốn tránh lãnh thổ Ukraine để vận chuyển khí đốt tới Đức và các nước nhập khẩu lớn khác, và đang xây dựng hệ thống đường ống Dòng chảy Phương Nam để đưa khí đốt tới các quốc gia Nam và Trung Âu.
EU sẽ gánh chịu hậu quả
Các đường vận chuyển khí đốt từ Nga sang Ukraine và các nước EU.
Nhà phân tích chính trị Matthias Dornfeldt tại Trung tâm nghiên cứu vùng Caspi tại Berlin (Đức), cho hay EU sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất nếu Kiev cấm vận chuyển khí đốt từ Nga, đặc biệt trong những tháng mùa đông.
"Nghe đề xuất này từ Thủ tướng Yatsenyuk, tôi đã rất sốc vì Ukraine đang nhắm vào EU hơn và an ninh năng lượng đối với các quốc gia ở phía đông châu Âu hơn là Nga".
Tuy nhiên, theo ông Dornfeldt, "đề xuất này sẽ không bao giờ được thông qua vì sức ép từ Brussels và các nhân tố khác từ quốc tế nhằm ngăn chặn nó".
Đe dọa của Ukraine nhằm chặn tất cả đường quá cảnh từ Nga "cho thấy chính phủ Ukraine không sẵn lòng hợp tác chút nào và chỉ nhìn thấy lợi ích của mình", ông Dornfeldt nói.
Hệ quả của một đe dọa như vậy sẽ chỉ làm gia tăng sự ủng hộ của EU đối với các dự án của Nga vốn liên quan tới việc tránh lãnh thổ Ukraine, như dự án Dòng chảy phương Nam.
"Sau khi nghe đề xuất đó (của Thủ tướng Yatsenyuk), rõ ràng là tất cả các quốc gia ở đông nam châu Âu - như Áo, Hungary, Serbia và Bulgaria - sẽ vận động tích cực cho việc xây dựng Dòng chảy phương Nam để nhận được nguồn cung khí đốt đảm bảo nhất", ông Dornfeldt nói.
An Bình
Theo Dantri/RT
Năm 2013: 26.025 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông tại EU Hội đồng châu Âu về an toàn giao thông (ETSC) ngày 18-6 cho biết, 26.025 người đã thiệt mạng và 199.000 người bị thương nặng vì tai nạn giao thông tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2013. Hiện trường vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở Tây Ban Nha năm 2013 Theo ETSC, Slovakia là quốc gia...