Thủ tướng Ukraine: Các cuộc biểu tình có dấu hiệu đảo chính
Thủ tướng Ukraine Nikola Azarov cảnh báo các cuộc biểu tình hiện nay ở nước này đã vượt khỏi tầm kiểm soát và có nhiều dấu hiệu của một cuộc đảo chính.
Các cuộc biểu tình đang có nhiều dấu hiệu vượt ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Ukraine.
Phát biểu trong cuộc gặp đại sứ các nước Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, Thủ tướng Azarov cáo buộc có một số chính trị gia đứng sau các cuộc biểu tình hiện nay khiến tình hình ngày càng trở nên nguy hiểm và vượt ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Theo Thủ tướng Azarov và cả Tổng thống Viktor Yanukovych, người dân Ukraine có quyền biểu tình hòa bình theo đúng pháp luật, nhưng chính phủ sẽ phản ứng trước mọi hành vi vượt quá khuôn khổ cho phép.
“Người dân có quyền thể hiện quan điểm của mình song điều quan trọng là các hành động này phải luôn mang tính hòa bình”, Tổng thống Yanukovych phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình trong nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các cuộc biểu tình ở Kiev hiện nay mang hơi hướng của một cuộc lật đổ chứ không phải cách mạng. Theo ông, đây là vấn đề chính trị nội bộ của Ukraine và Nga sẽ tôn trọng bất cứ quyết định nào của người dân nước này.
Video đang HOT
Trước đó, hàng vạn người dân Ukraine đã biểu tình tại quảng trường Độc Lập và trung tâm thủ đô Kiev để yêu cầu Tổng thống Yanukovych từ chức, đồng thời đòi tiến hành bầu cử sớm nhằm thay đổi tình hình. Ngoài ra, những người biểu tình cũng vây kín các trụ sở cơ quan chính quyền và các phá rào chắn an ninh, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán. Các cuộc biểu tình bùng phát sau khi chính quyền Ukraine từ chối ký Hiệp định Thương mại Tự do với EU.
Trước tình trạng bạo động leo thang, Quốc hội Ukraine dự kiến tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ trong ngày hôm nay (3/12). Cuộc họp bắt đầu vào 10 giờ sáng theo giờ địa phương.
Theo Dantri
Bị đồng minh xa lánh, Mỹ quay sang Trung Quốc?
Trong khi quan hệ giữa Mỹ và nhiều đồng minh thân thiết đang căng thẳng vì scandal nghe lén và những khác biệt trong chính sách của Washington ở Trung Đông thì cường quốc số 1 thế giới lại đang có mối quan hệ tiến triển khá tốt đẹp với Trung Quốc.
Tổng thống Obama (bên phải) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp thân mật hồi năm ngoái
Một năm sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp quản quyền lãnh đạo Trung Quốc, giới chức cấp cao của Mỹ cho biết, họ đang chứng kiến mối quan hệ hợp tác giữa hai nước được tăng cường trên một loạt vấn đề, từ biến đổi khí hậu đến tham vọng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc và Mỹ cũng đang mở rộng mối quan hệ tiếp xúc về mặt quân sự và coi đó như một cái "van an toàn" trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc xung đột nào.
Trên mặt trận kinh tế, Washington đang tập trung vào cuộc họp của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ ngày 9 đến 12/11 tới. Đây là cuộc họp mà người ta trông chờ ông Tập Cận Bình sẽ công bố kế hoạch chi tiết mở cửa hơn nữa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình đang đem đến sự lạc quan bằng thỏa thuận tái khởi động các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư và một khu vực thương mại tự do thí điểm ở Thượng Hải. Các chính sách này dự báo một cuộc cải cách sâu rộng hơn nhằm tháo bỏ những rào cản về đầu tư và thương mại ở Trung Quốc. Cả hai điều trên đều có thể giúp giảm khoản thâm hụt thương mại lên tới 300 tỉ USD hàng năm của Mỹ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, không phải mọi thứ trong mối quan hệ Trung-Mỹ đều là màu hồng. Vẫn còn một loạt vấn đề gai góc khiến quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như nhân quyền. Phương Tây và Mỹ vẫn tìm cách "tấn công" vào vấn đề thực thi nhân quyền ở Trung Quốc.
Mâu thuẫn tiềm năng cũng đang lẩn khuất đâu đó trong những động thái ngày càng quyết liệt được miêu tả là chính sách ngoại giao pháo hạm của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với các nước láng giềng của Châu Á, trong đó có hai đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines.
Tuy nhiên, giới chức Trung, Mỹ cho biết, họ cam kết xây dựng cái mà Bắc Kinh gọi là "mô hình mới trong các mối quan hệ lớn" - một khẩu hiệu của ông Tập Cận Bình nhằm giảm tối thiểu sự canh trạnh giữa Trung Quốc và Mỹ khi ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh tăng lên.
Đối với Washington, quan niệm về mô hình mới có nghĩa là "trên hành tinh Trái đất vẫn có chỗ cho một Trung Quốc thịnh vượng, ổn định, mạnh mẽ và đang ngày một nổi lên cũng như một nước Mỹ tiếp tục đóng vai trò là người bảo vệ, đấu tranh cho hệ thống dựa vào pháp quyền, thị trường tự do, dân chủ và tự do", ông Daniel Russel - nhà ngoại giao hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ ở Châu Á.
Washington và Bắc Kinh dự định "tránh một mô hình mà trong đó một cường quốc mới nổi và một cường quốc tồn tại lâu nay xung đột với nhau".
Minh chứng cho quan hệ tiến triển Mỹ-Trung
Ví dụ điển hình và cụ thể nhất mà giới chức Mỹ đưa ra để minh họa cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa họ với Trung Quốc là vấn đề Triều Tiên. Triều Tiên vốn là một đồng minh thân thiết của Trung Quốc và là nước sở hữu một chương trình tên lửa đạn đạo được xem là một trong những mối đe dọa an ninh nghiêm trọng nhất Châu Á.
Washington từ lâu đã tìm cách thuyết phục Bắc Kinh dùng ảnh hưởng của nước này để kiềm chế Triều Tiên. Sức ép của các cường quốc dồn lên Trung Quốc tăng lên sau khi hồi đầu năm nay, Bình Nhưỡng bất ngờ tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3 và sau đó là tung ra một loạt lời đe dọa về một cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ và Hàn Quốc.
"Chúng tôi đã chứng kiến Trung Quốc ngày càng sẵn sàng gây sức ép với Triều Tiên. Đó một phần là do vòng xoáy khiêu khích mà Triều Tiên tạo ra trong mùa xuân vừa rồi. Sự khiêu khích đó đang gây bất ổn cho khu vực và khiến Bắc Kinh lo ngại. Hơn hết, việc gây sức ép là phù hợp với lợi ích riêng của Trung Quốc", ông Ben Rhodes, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama, cho biết.
Trung Quốc trước đó thường bị Mỹ và các đồng minh chỉ trích vì không thực thi nghiêm túc các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, hồi tháng trước, Bắc Kinh đã khiến Washington hài lòng khi công bố một danh sách chi tiết các công nghệ và hàng hóa mà nước này cấm xuất khẩu sang nước láng giềng Triều Tiên vì lý do những thứ đó có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Sự thu hẹp khoảng cách trong vấn đề Triều Tiên giữa Mỹ và Trung Quốc là kết quả chính mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Obama đạt được trong hội nghị thượng đỉnh không chính thức hồi tháng 6 năm ngoái ở Rancho Mirage, California - một khu nghỉ vắng vẻ cho phép hai nhà lãnh đạo gặp sau 8 giờ đồng hồ trong hai ngày liền.
Cuộc gặp không chính thức đó chủ yếu được tổ chức ra nhằm tạo dựng lòng tin giữa hai nước Trung, Mỹ nhưng nó cũng đem đến kết quả là một thỏa thuận nhằm giảm tình trạng thải khí độc gây hiệu ứng nhà kính và tổ chức một nhóm làm việc chung để bàn về vấn đề an ninh mạng.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Hàn Quốc sẽ mở rộng hợp tác chiến lược với Việt Nam Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc những năm qua đã liên tục đạt được những bước phát triển mới, đặc biệt là sau mỗi chuyến trao đổi đoàn cấp cao. Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Park Geun-hye thăm cấp Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam từ ngày 7/9 đến ngày 11/9/2013. Ảnh: TTXVN. Nhân chuyến thăm...